HÔN NHÂN Ý THỨC HỆ QUÀ TẶNG TRỚ TRÊU CỦA SỐ PHẬN
Tô Văn Trường
18-06-2014
Thiên hạ đồn rằng lãnh đạo Nhà nước Việt
Nam sắp có cuộc bàn luận quan trọng về việc kiện hay không kiện Trung
Quốc ra tòa án quốc tế thì có tin chính thức ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Trung Quốc Dương Khiết Trì sang thăm Việt Nam.
Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng là từ
Thành Đô (1990) đến nay, cứ mỗi lần ta chịu thỏa hiệp một chút để cầu
hòa, thì được xả hơi một chút để có sức đón nhận từ phía Trung Quốc một
đòn lệ thuộc mới hay một cú chèn ép mới. Lần này chắc cũng thế!
Sau khi tôi viết liền 2 bài: ”Phải kiện nhưng kiện cái gì như thế nào và khi nào” và “Luận bàn về nếu Trung Quốc ly thân hay ly dị Việt Nam”
nhiều ý kiến phản hồi nên bổ sung phân tích về cuộc hôn nhân, mối tình
“môi hở – răng lạnh” Trung- Việt để thấy được toàn cảnh trớ trêu của số
phận.
Hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý.
Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông
liền sông Điều này có lẽ là thiên định. Việt Nam không thể “chuyển nhà”
và cũng không thể bắt Trung Quốc rời chuyển đi chỗ khác ! (theo kiểu
tuyên bố khùng của Fidel đại ý nếu Mỹ không thích Cuba thì Mỹ có thể
chuyển đi chỗ khác !). Đây là cuộc hôn hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý
là cuộc hôn nhân định mệnh trớ trêu của tạo hóa.
Hôn nhân về ý thức hệ.
Đây là điều đáng nói và đáng bàn. Trong
suốt quá trình phát triển lịch sử mấy ngàn năm, cũng như Nhật Bản và Hàn
Quốc, Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc nhưng
chưa bao giờ dân tộc Việt bị đồng hóa và luôn giữ gìn truyền thống dân
tộc và luôn tìm cách phát triển riêng và độc lâp của mình. Chủ nghĩa
cộng sản và Chủ nghĩa xã hội ra đời và tìm được đất để phát triển tại
những nước lạc hậu, dân trí thấp như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên
và Việt Nam.
Nói Việt Nam bị ảnh hưởng là quá nhẹ,
phải nói là Việt Nam là nô lệ có lẽ chính xác hơn. Có thật Việt Nam chưa
bị đồng hóa không? Theo các nhà Việt Nam học, thì hình như là không.
Việt Nam luôn tìm cách phát triển riêng, và độc lập thì có lẽ đúng.
Nhưng tiếc thay, những cố gắng của Việt Nam thì chưa thành công. Trong
lịch sử, những lần Việt Nam chiến thắng Trung Quốc thì chỉ là chiến
thắng trong các cuộc chiến, nhưng sau đó thì lại trở thành nô lệ về
chính trị, và văn hóa.
Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn
nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng này chủ yếu là
để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21 này, với
trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên “Xưa rồi
Diễm ơi!”. Về bản chất Trung Quốc và Việt nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ
những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo tưởng của Chủ nghĩa xã hội để lộ rõ
nguyên hình mô hình phát triển “tư bản đỏ”, bất chấp tất cả, vì lợi
nhuận và quyền lực thống trị.
Phải thoát ra khỏi chính mình
Con đường duy nhất của VN lúc này là
phải kiên định, dũng cảm nhìn lại mình và vượt lên chính mình để cải tổ
thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tôc, và dân chủ hóa để đưa đất nước
hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới, đưa đất nước phát triển,
thêm bạn bè tốt và tránh xa kẻ xấu.
Nếu đã nhìn rõ, nhìn đúng được bản chất
thực sự của Trung Quốc thì ta sẽ có được hướng đi rõ ràng hơn. Trước
đây, giới lãnh đạo và nhân dân còn mơ hồ. Giới lãnh đạo mơ hồ vì họ còn
quyền lợi. Nhưng người dân thì không phải vì quyền lợi (đúng ra là quyền
lợi bị xâm phạm) mà vì người dân vẫn còn mê muội từ thời xưa do bị
tuyên truyền, nhồi sọ. Và chính người dân, và những người lãnh đạo có
nhận thức tốt, cũng chưa ý thức được cuộc chiến nó sẽ cam go như thế
nào.
Đây là cuộc chiến “hai trong một”. Có lẽ
giờ đây chính là lúc cuộc chiến cam go nhất trong lịch sử Việt Nam. Thứ
nhất là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Chưa bao giờ Việt Nam thoát ra
khỏi cái bóng, khỏi sự nô dịch của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có cơ
hội để thoát ra. Thứ hai, đây là cuộc chiến giải phóng con người. Đây
không phải là cuộc chiến ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa/Tư bản chủ nghĩa vì
thực ra làm gì có XHCN ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, không thể tồn tại
cái cuộc chiến ý thức hệ nữa. Bây giờ là cuộc chiến giải phóng con
người. Cuộc chiến giành quyền con người. .
Lần này, Dương Khiết Trì sang Việt Nam
cũng có thể là ve vãn mà cũng có thể là dọa dẫm và lôi kéo. Trung Quốc
rất sợ Việt Nam chuyển hướng cải tổ thể chế, dân chủ để hóa tiếp cận với
nền văn minh của thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc,
đặc biệt tới phong trào dân chủ tại đây. Sẽ không bao giờ Trung Quốc
muốn có một Việt Nam phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Singapore ở
ngay cạnh mình. Việt Nam thống nhất và phát triển theo hướng hòa nhập
với cộng đồng văn minh của thế giới là một cản trở rất lớn cho giấc
mộng bá quyền Trung Hoa.
Sự kiện Biển Đông là cơ hội lớn cho sự
phát triển này. Đừng làm hời hợt nửa vời. Điều đó sẽ tổn hại tới Đất
nước và sự phát triển bền vững của Dân tộc Việt. Nhân dân Trung Quốc
chắc chắn cũng sẽ cám ơn Việt Nam vì điều này!
Người bạn từ Hà Nội chia sẻ quan điểm là
muốn thoát Trung thì phải thoát ra khỏi chính mình đã. Và nếu làm được
từ trên xuống sẽ tránh được đổ máu. Hôm nay ông Yang Jiechi và ông Phạm
Bình Minh bài của ai người ấy đọc nhưng lại vẫn cứ gọi nhau là đồng chí.
Rõ chán!
Viết đến đây, tôi lại nhớ bài hát của
Nhạc sỹ Trần Tiến “Chim sẻ tóc xù” phỏng thơ của Lưu Quang Vũ “Phố ta”
những năm đầu 70 của thế kỷ trước:
“Đừng nghe em nhé đừng nghe!
Mà nghe em nhé, đừng tin”
Khôn nhà dại chợ
Cái khó là ở chỗ đã quyết định “ra
đòn” là phải dứt khoát, không thể ngập ngừng! Cái đáng lo nhất là
phải “thoát lú” vì e rằng các chính khách của ta đã quá quen với ứng xử
kiểu “khôn nhà, dại chợ”, và “cả vú lấp miệng em” khi hành xử đối nội.
Có rất nhiều việc thuộc về quốc sự mà ở ta thì lại … ngẩn ngơ “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” – hết sức kỳ lạ!
Đó là chưa kể tới việc có khả năng còn
có cả những éo le trong “thâm cung bí sử” như cỗ xe tứ mã có đủ ngựa
nhưng được đóng vào xe lại không cùng một hướng thì sẽ tự phanh hãm !
Thay cho lời kết
Giới thạo tin cho rằng chuyến đi của
Dương Khiết Trì nhằm đe dọa đồng thời vuốt ve Việt Nam nhằm mục đích là
ngăn không cho Việt Nam gần gũi với Mỹ – Nhật đồng thời, không kiện
Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Họ Dương có thể đưa ra củ carot này nọ để
câu giờ và tạo thế cho cánh thân Tàu chiếm ưu thế trong Đại hội 12 tới
nhưng nếu nhìn vấn đề tận bản chất thì sự xâm lược ở Biển Đông là quá lộ
liễu, trắng trợn (họ đang biến Gạc Ma và Bãi Chữ Thập thành căn cứ quân
sự khủng) cho nên nếu xoa dịu bằng cách rút dàn khoan đi mà Việt Nam đã
vội OK không kiện nữa thì đúng là ăn quả LỪA nữa rồi.
Thế của Việt Nam bây giờ tuy yếu hơn họ,
đánh nhau thì có thể thua trong ngắn hạn nhưng Trung Quốc khó nuôi cuộc
chiến này lâu vì cả trong và ngoài nước không thuận. Đó là chưa tính
đến việc Mỹ, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Úc vv…đời nào chịu để Trung Quốc nắm con
đường huyết mạch giao thương.
Bởi vậy thái độ cương quyết nhưng mềm
dẻo về đối ngoại kết hợp với hành động cải cách thể chế chính trị, kinh
tế- xã hội trong nước lúc này chính là áp dụng bài học ” lấy ít địch
nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí Nhân mà thắng bạo tàn” mà Cha Ông ta
để lại.
T.V.T
Nói chuyện hôn nhân ý thức hệ . Tôi nghĩ không bao giờ có hòa hợp . Châu Âu từng cùng ý thức hệ Cơ đốc mà đánh nhau hoài và kết cục bằng 2 cuộc chiến tranh thế giới . Còn các nước Hồi giáo giết hại nhau còn tàn khốc hơn ai hết . Còn LX dùng ý thức hệ để đàn áp các nước nhỏ như Ba Lan , Hung ga ri. Sau cùng cũng tan rã . TQ từ khi có Nho giáo đã dùng ý thức hệ Khổng Mạnh, ngày nay dùng tình đồng chí để ép VN . Cho nên tin tưởng hôn nhân ý thức hệ trong chính trị chỉ là mơ hồ . Nó là cái lí của kẻ mạnh .
Trả lờiXóa