Lã Việt Dũng
Chiều 5/6/2014, một hội thảo "Làm sao để
thoát Trung" diễn ra ở Hà Nội. Một cuộc hội thảo hội tụ khá nhiều những cây đa
cây đề của giới trí thức Hà Nội, những người đã ký bản yêu cầu sửa đổi hiến
pháp, còn gọi là nhóm 72.
Tác giả Lã Việt Dũng |
- Đồng ý là chúng ta cần thoát Trung, vì chúng ta
đang ở bờ vực. Nhưng chúng ta thoát rất giỏi, thoát từ bờ vực này sang cái vực
khác còn sâu hơn, thì sao?
- Các bác nói phải liên minh với nước khác để
thoát Trung, vậy nhỡ đến lúc nước đó có vấn đề với Việt Nam, thì lại
tìm nước khác nữa liên minh để thoát à?
- Các bác phát biểu rất hay, nhưng đề tài này
không mới. TV nói, báo nói, vỉa hè cũng nói. Nhưng sau nói là làm gì? Các bác
phất cờ đi?
Những câu hỏi đó được sự vỗ tay nhiệt liệt, nhưng
câu trả lời là: im lặng!
Người cộng sản rất giỏi tuyên truyền, và họ có cả
bộ máy để làm việc đó. Chỉ cần quăng những câu hỏi không có đáp án vào sinh
viên, vào công chức, vào dư luận viên là mọi nỗ lực thoát Trung, mọi nỗ lực
thay đổi sẽ rơi vào bế tắc.
Nếu đưa những câu hỏi trên thoát ra khỏi không gian
chật hẹp của buổi hội thảo, vào thế giới tự do, không khó để có câu trả lời.
Trong phạm vi của buổi hội thảo, của cái xã hội tù túng, đó không phải là các
câu hỏi "không có đáp án", mà là những câu hỏi "không dám có đáp
án". Để trả lời các câu hỏi đó, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, chứ không
phải "một nửa sự thật" như tinh thần của buổi hội thảo.
Vì chỉ dám tiếp cận "một nửa sự thật",
nên ngay từ đầu, chủ toạ - bác Chu Hảo - đã đặt ra một loạt rào cản. Không quá
khích (cái dạo này hay được dùng, có vẻ cứ muốn né tránh là người ta đổ cho quá
khích), không bức xúc, không đả kích, có quyền dừng những câu hỏi nhạy cảm...
đã làm phần hội nhiều hơn phần thảo, nên dù cũng có nhiều phát biểu mạnh mẽ, nhưng
né tránh và không giải pháp.
"Một nửa sự thật" đó thể hiện rõ nét
trong bài "Làm sao để thoát Trung" của anh Giáp Văn Dương, diễn giả
chính của chương trình. Ngay từ đầu, anh đã đặt rào cản bằng cách giải thích sự
khác biệt của từ "làm sao" và "làm thế nào". Theo đó, bài của
anh chỉ nêu vấn đề "làm sao" mang tính lý thuyết, còn "làm thế
nào" là việc của chính phủ.
Bài của anh có thể tóm tắt làm ba phần như sau:
- Thoát đi đâu: thoát đi ra phần còn lại của thế giới
- Thoát cái gì: thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc
- Thoát thế nào: muốn thoát khỏi Trung Quốc, cần phát triển hơn Trung Quốc. Vậy nên trả lời câu hỏi thoát thế nào đồng nghĩa với trả lời câu hỏi phát triển thế nào.
2. Làm sao để phát triển: phát triển 7 trụ cột:
– Con người tự do
– Giáo dục khai phóng
– Xã hội dân sự
– Hành chính phục vụ
– Thể chế dân chủ
– Kinh tế thị trường
– Nhà nước pháp quyền
Anh nêu cả 7 trụ cột, nói kỹ về giáo dục nhưng không chỉ ra được trong hoàn cảnh hiện nay phải ưu tiên cái gì.
3. Chúng ta (cá nhân, không đề cập đến chính phủ) có thể làm gì?
- Nâng cao năng suất lao động (tự khai sáng, tự cứu mình, đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ...)
Nghe bài của anh, mọi người hiểu: Muốn thoát
Trung, phải phát triển, muốn phát triển, phải lao động, việc khác có chính phủ
lo! (dạo này chính phủ đang có uy tín, nên nhiều người hay dùng từ "chính
phủ lo" thay cho "đảng và nhà nước lo")
Đó là một lập luận logic và hợp lý, rất hợp lý
nếu chúng ta đang ở ... Mexico,
và vấn đề không phải thoát Trung, mà là thoát Mỹ - chỉ cần phát triển hơn Mỹ là
thoát. Nhưng ở nơi ấy, trong thế giới tự do, câu hỏi "làm sao để thoát
Mỹ" chắc chắn là một câu hỏi ngớ ngẩn. Chính người Mỹ có lẽ đang phải đặt
câu hỏi: "làm sao để thoát Mexico".
Vậy đâu là sự thật? Theo tôi, một nửa sự thật còn
lại nằm ở câu hỏi: "Tại sao phải thoát Trung?" mà không hiểu vô tình
hay cố ý đã bị né tránh (mình đứng lên định hỏi thì bị chặn). Bao đời cha ông
ta muốn thoát Trung (cả người Nhật, người Hàn), đến nay chúng ta lại tiếp tục phải
thoát Trung. Chúng ta chắc chắn không muốn thoát một nước Trung Hoa dân chủ, vì
nó công bằng và đem lại nhiều cơ hội. Chúng ta muốn, và cần phải thoát khỏi một
nước Trung Hoa Cộng Sản, như cha ông ta muốn thoát một nước Trung Hoa phong
kiến, vì chỉ những nước độc tài toàn trị, độc tài phong kiến mới sẵn sàng chà
đạp nhân dân mình, chà đạp nhân dân dân tộc khác để bảo vệ quyền lực của thiểu
số, bảo vệ lợi ích của thiểu số và duy trì ý thức hệ của thiểu số.
Sự thật rõ ràng nhưng trần trụi. Chúng ta thoát ý
thức hệ của Trung Cộng thế nào, nếu đó cũng là ý thức hệ của chúng ta? Liệu
chúng ta có dám thoát nổi mình? Trả lời thẳng thắn câu hỏi đó là điều không thể
với bác Chu Hảo, với anh Giáp Văn Dương và những cuộc hội thảo nằm trong toà
nhà của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nhưng khi không thể thì
đừng nên nói, đừng nên hội thảo chỉ để nói một nửa sự thật, vì một nửa sự thật
vẫn là giả dối, và sự giả dối lại giúp ích đắc lực cho bộ máy tuyên truyền.
"Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Muốn
thoát Cộng, phải dân chủ, đa đảng". Để nói ra điều đó cần một sự can đảm
như một cậu bé (có lẽ vì trẻ và ngây thơ) dám hét lên "Hoàng đế cởi
truồng!" trong truyện cổ, và để thực hiện nó còn cần sự can đảm gấp nhiều
lần. Hi vọng những thành viên trong câu lạc bộ Phan Chu Trinh, những người tổ
chức cuộc hội thảo này có thể một lần lên tiếng, một lần thực hiện, một lần can
đảm đáp lại lời trách cứ bi ai của cụ:
"Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết
vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu
kiếp sống nhục nhã đoạ đày."
Cuối cùng, xin mạo muội trả lời ý kiến của các
bạn trẻ, khi đã mạnh dạn tiếp cận sự thật:
1. Chúng ta đang ở trên bờ vực, đó là bờ vực làm
nô lệ cho chủ nghĩa Đại Hán bá quyền Bắc Kinh, bờ vực của sự độc tài toàn trị,
không có một bờ vực nào lớn hơn. Vì vậy, khi thế giới văn minh chìa tay cho
chúng ta, hãy mạnh dạn nắm lấy và đi cùng họ. Tất nhiên, trong tiến trình dân chủ,
chúng ta sẽ có sai lầm, sẽ có va vấp, nhưng hãy tin vào chính mình. Với sự tự
do lựa chọn, tự do bầu cử, tự do quyết định, chúng ta sẽ đủ minh mẫn để tìm ra
giải pháp cho mình, chắc chắn tốt hơn giải pháp của những người tự cho là đỉnh
cao trí tuệ nhưng khư khư ôm lấy cái học thuyết đã thất bại mấy trăm năm.
2. Có thể chúng ta không liên minh với nước này
chống nước kia, nhưng chúng ta buộc phải liên minh với nước khác để bảo vệ chủ
quyền. Sự liên minh này không phải là sự ràng buộc ý thức hệ, mà là liên minh
theo tiêu chuẩn tự do, dân chủ, nhân quyền. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của
nó, nhưng cái giá phải trả bao giờ cũng rẻ hơn việc mất tất cả vào tay Trung
Quốc.
3. Thoát Trung và thay đổi quan hệ với Trung Quốc
là một vấn đề phức tạp, nằm ngoài khả năng của một cá nhân, một cuộc hội thảo,
của các tổ chức XHDS và nằm ngoài cả khả năng của ĐCS do những ràng buộc và nợ
nần hiện tại. Cần phải có những giải pháp chính trị từ những tổ chức chính trị
chuyên nghiệp.
Trên đây là những gì mình thu hoạch được sau buổi
hội thảo, mong mọi người chỉ giáo!
L.V.D
Nguồn: FB Lã Việt Dũng.
A VD viết hay quá ! Em ủng hộ tinh thần : đã nói là nói cho hết chứ nói nữa vời thà đừng nói còn hơn.
Trả lờiXóaBác Dũng viết thật chí lý! Dám nhìn thẳng vào sự thật và nói sự thật và làm thật mới giải quyết được mọi vấn đề. Muốn thoát Trung thì bản thân giới trí thức VN phải thoát được cái tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, sợ hãi. Chính phủ phải thoát được cái tư duy cũ mòn sáo rỗng, thích ngợi ca hơn là lắng nghe tiếng nói của lòng ngay thẳng. ĐCSVN phải thoát khỏi lòng tham quyền lực, gây cản trở và trì trệ cho bộ máy Nhà nước. Những nhà lãnh đạo dám tự thoát khỏi chính cái bóng đen u tối ngay trong bản thân mình, biết đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên tất cả, sẽ thấy ánh sáng phía chân trời Tự do đang rực rỡ đón chào, mọi quyết định thoát Trung sẽ hoàn toàn đơn giản.
Trả lờiXóaTa liên kết với Mỹ, Nhật, Philippines để chống lại sự xâm lược của Tầu khựa bằng tấm lòng chân thành, nhưng trên cương vị một nưóc có Chủ quyền, không "làm em" ai hết. Anh giúp tôi, tôi mở cửa giao thương với anh, đôi bên cùng có lợi. Sản phẩm của Mỹ, Nhật có vào VN thì chất lượng miễn chê, giá có cao chút nhưng an tâm hàng xịn, sài hết đời luôn. Thị trường của Mỹ rất rộng lớn, yêu cầu chất lượng sản phẩm cao sẽ thúc đẩy ngành CNVN phát triển theo cho kịp thời đại. Những ngành CN phụ trợ của VN nếu phục vụ được nhà đầu tư Mỹ sẽ có thể xuất ra cả thế giới và tự hào về thương hiệu Made in Vietnam. Sản phẩm nông nghiệp của VN sẽ phải đạt chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế để xuất cảng, như vậy dân VN cũng được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn. Có các nhà đầu tư của phương Tây và Mỹ tại VN, các nước sẽ tự khắc phải can thiệp, bảo vệ VN khi có biến.
Khi bắt tay với Mỹ, ta có thể đóng cửa biên giới với Trung mặc dù vẫn để doanh nghiệp họ hoạt động, nhưng kiểm soát gắt gao mọi nguồn hàng qua biên giới, chặn đứng số lao động chui, để dân VN có chỗ làm. Chặn đứng hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, độc tố.... từ TQ.
Khi thoát "nỗi sợ Trung", thì kinh tế sẽ phát triển theo chiều hướng tăng nhanh bởi sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nước phát triển, thay vì chỉ mỗi từ Trung như từ trước tới nay.
Bạn viết cung rất hay
XóaSự thật rõ ràng nhưng trần trụi. Chúng ta thoát ý thức hệ của Trung Cộng thế nào, nếu đó cũng là ý thức hệ của chúng ta? Liệu chúng ta có dám thoát nổi mình?
Trả lờiXóaĐảng Cộng Sản có thể từ bỏ chính cái tên của mình hay không ?
Không phải thoát Trunh cũng chẳng phải thoát cộng mà phải thoát( thắng) chính bản thân mình( vượt lên nỗi sợ hãi, vượt được nỗi ươn hèn).
Trả lờiXóaKẻ thù lớn nhất của bạn là chính mình.
Vừa qua Bà Lê Thị Tuyết Mai đã tự thiêu để chứng tỏ điều đó, song mấy ai làm được, ngoài các thánh nhân!
http://thaihabooks.com/goc-chia-se/152/Ke-thu-lon-nhat-cua-ban-la-chinh-minh/
Theo tôi thoát tầu là thoát khõi cái ý thức hệ giống nó -phần còn lại là do Dân làm .
Trả lờiXóaLiên kết với 1 nước hay nhiều nước để bảo vệ chúng ta, chứ không phải liên kết với nước khác rồi cùng nước đó đi đánh người ta. Chuyện như thế mà các tướng lĩnh nhà ta cứ lãi nhãi mãi, cứ cho rằng liên kết với Mỹ, hay Phi là đi đánh TQ ấy ! Tự lo bảo vệ còn chưa xong kia mà , chống lại ai ?
Trả lờiXóaTại sao không giám nhìn vao một thế giới văn minh? không giám nói sự thật?
Trả lờiXóaThực chất là các bác muốn thoát gì? Thoát Trung hay thoát Việt? Sinh viên Thiên An Môn ( và đa phần ND Trung Quốc) cũng muốn "thoát Trung". Dân Bắc Triều Tiên có lẽ cũng rất muốn "thoát Triều". Dân Liên Xô, Đông Âu muốn " thoát Xô, thoát Đông Âu"" và họ đã làm được. Vì sao họ làm được mà dân 3 nước Á Châu hay Cu Ba Mỹ La Tinh không làm được? Đó mới là vấn đề. Dẫu sao thì Liên Xô, Đông âu cũng vẫn có nền văn minh phát triển hơn các nước còn lại...Dù có hội thảo, có nói trúng phắp vấn đề cũng không thể thay thế tiến trình phát triển của lịch sử mà giải quyết được vấn đề các bác ạ...
Trả lờiXóatác giả nói rất đúng.Hình ảnh thích trên cánh tay rất đẹp ,có ý nghĩa như SÁT THÁT thủa xưa.
Trả lờiXóaKhông vận động được đại đa số nhân dân để thoát cộng thì muôn đời không thể thoát Trung, trừ khi nhân dân China thoát cộng.
Trả lờiXóaMuốn đánh giá một con người nhìn vào bạn của anh ta thì biết.một đất nước chắc cũng vậy?
Trả lờiXóaTôi thì nghĩ đơn giản thế lày, không bàn đến làm sao nữa, làm ngay và luôn:
Trả lờiXóa1- Thoát Trung (Cộng): Dời Đô về phương nam, trụ sở mới Bình Dương là một lựa chọn ít tốn kém. Phải đoạn tuyệt với quá khứ u tối để hướng đến tương lai.
2- Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: Lấy Cam Ranh làm đại bản doanh của liên minh Hải quân Việt, Nhật, Mỹ, Phi, Úc..
3- Người phất cờ: Trong tình thế hiện nay, không ai có khả năng xoay chuyển tình thế tốt hơn bác 3 Dũng (đây không phải là lựa chọn tốt, nhưng khả dĩ hơn cả).
Có thể các bác nói em điên, nhưng hãy dành một chút thời gian để nghĩ về điều đó.
Muốn thoát Trung phải thoát cộng,muốn thoát cộng phải thoát sợ hãi.Mới vào hội thảo đã sợ hãi,phải rào trước đón sau như thế thì chẳng thoát được cái gì cả.
Trả lờiXóaAung Suu Kyi: (đại ý) Vượt qua nỗi sợ hãi là tài sản lớn nhất của quốc gia
Mọi người cứ bàn quanh co dây cà ra dây muống, tôi khẳng định chỉ cần làm một việc (và chỉ có việc này) là xong ngay nhưng đám đông đã đủ can đảm chưa?
Trả lờiXóa-Dứt khoát đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản (thoát cộng) và thực hiện thể chế dân chủ rồi mọi việc tự nó sẽ chuyển biến tốt đẹp. Mọi giải pháp khác chỉ là quanh co.