Ông Dương Khiết Trì "vừa gây sức ép vừa lôi kéo" Việt Nam?!
Hồng Thủy
(GDVN) - Việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
|
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/6 bình luận, trong lúc quan hệ Trung - Việt đang khủng hoảng sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) thì việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Sở dĩ tờ báo này gọi chuyến đi Việt Nam của ông Trì là "lặng lẽ" là vì
mặc dù hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác Việt - Trung là hoạt động thường
niên nhưng nó diễn ra trong thời điểm nhạy cảm và cả 2 bên đều không
chính thức tuyên bố về sự kiện này, Đa Chiều gọi đó là "động thái hiếm
thấy" so với cách làm trước đây.
Dẫn lời giới phân tích tờ báo cho biết, Dương Khiết Trì sang Việt Nam
lúc này cho thấy tính chất căng thẳng của cuộc đối thoại, cả Trung Quốc
lẫn Việt Nam vừa phải nỗ lực giải quyết căng thẳng, nhưng đồng thời
cũng cần tránh "những phản ứng quá mạnh từ dư luận trong nước".
Lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên truyền (xuyên tạc, bịa đặt) rằng họ có chủ
quyền đối với các đảo ở Biển Đông, và (vu cáo) Việt Nam đưa tàu "quấy
rối" các hoạt động của giàn khoan 981 khiến người dân Trung Quốc (hiểu
lầm, bị lừa) cảm thấy bức xúc. Thậm chí họ được tuyên truyền rằng Việt
Nam đang "xâm lược" Trung Quốc?!
Vụ việc một số đối tượng lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt
trái phép giàn khoan 981 để gây rối với 1 số doanh nghiệp nước ngoài đã
bị nhà nước Việt Nam trừng trị nghiêm khắc lại trở thành đề tài để
truyền thông Trung Quốc ra sức vu cáo, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam dẫn
đến một số nhận thức méo mó trong suy nghĩ của một bộ phận người dân
Trung Quốc thiếu thông tin - PV.
Vẫn với tư tưởng bành trướng nước lớn quen thuộc, Đa Chiều cho rằng Trung Quốc luôn có ưu thế tuyệt đối trong tương quan với Việt Nam kể cả về quân sự hay kinh tế, bởi vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây mới kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường mới, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy
Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam.
Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981, Trung Quốc
đã dùng cả trăm tàu, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay để uy hiếp Việt
Nam, không những thế Bộ Ngoại giao và truyền thông nước này không ngừng
bôi nhọ, vu cáo Việt Nam trên trường quốc tế để tạo cuộc chiến dư luận.
Tuy nhiên, do cục diện Hoa Đông lại tiếp tục nóng lên những ngày gần
đây sau vụ Trung Quốc điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự
Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản.
Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì dù không thể giải quyết tận gốc
vấn đề, nhưng có thể giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông "đề phòng
thế lực bên ngoài can dự" và tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu
thọ địch", tập trung đối phó với Nhật Bản?!
Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng,
khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể
cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không
có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình
luận.
Lãnh đạo của Việt Nam đã khẳng định rõ ràng, công khai, minh bạch
rằng, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông, bao
gồm cả biện pháp pháp lý. Việt Nam quyết không đánh đổi độc lập chủ
quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó - PV.
Nguồn: Giáo dục vn.
Ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội với mục đích củng cố 4 tốt và 16 chữ vàng. Đề nghị đồng chí Tổng Trọng nghênh đón.
Trả lờiXóaTôi cũng mong lãnh đạo VN thực hiện được tốt như lời kết của bài viết mang đậm nét tự chủ độc lập chủ quyền đưa đất nước đến bến bờ hạnh phúc không lệ thuộc bọn Tàu
Trả lờiXóaCCB chống Tàu
không hiểu còn ai lú lẫn nghe theo 4 tốt 16 chữ vàng nữa không ?
Trả lờiXóaDKT có vẻ mềm mỏng hơn Vương Nghị. Nhưng coi chứng mềm mỏng kiểu dây lạt càng xiết chặt hơn . TCB phái DKT đến Hà Nội để vỗ về hay kiều Cù An Quốc Thiếu Quí dụ Cù Thị ?
Trả lờiXóaCòn "như thế nào" nữa đây? Chắc chắn không bao giờ có chuyện xin lỗi và rút giàn khoan về rồi. Thay vào đó chỉ là : "tình hữu nghị 16 chữ và 4 tôt" , mặt khác lại vẫn tuyên bố : vị trí đặt dàn khoan HD981 thuộc chủ quyền TQ theo công ước biển QT tính từ Hoàng Sa , mà Hoàng Sa thì VN đã công nhận từ 1958 rồi! Trẻ con nó cũng không nghe được (nhưng chưa biết chừng vẫn có một số người VN cũng xuôi xuôi mới chết chứ)
Trả lờiXóaBẠN VÀNG ĐÃ SANG XIN MỜI CỤ TRỌNG RA ĐÓN.NHỚ PHẢI CÚI GẬP NGƯỜI NHƯ CỤ NÔNG...
Trả lờiXóaKhi ông Phạm Bình Minh gọi điện phản đối giàn khoan thì tên họ Dương này còn vặc lại và quát qua điện thoại. Giờ nó muốn trực tiếp sang để đập bàn, đập ghế trước mặt thằng em nhút nhát và bạc nhược. Đừng hy vọng gì nó nghe thằng em mà rút giàn khoan đâu. Phải đợi đến giữa tháng 8 nó mới lui theo đúng kế hoạch. Đến lúc đó "đảng ta" tha hồ mà tuyên truyền, nhờ sự lãnh đạo tài tình của đảng mà thằng Tầu đã phải rút giàn khoan!!!
Trả lờiXóaAi là người có quyền được biết nội dung các cuộc đàm phán quan trọng trong thời điểm nhạy cảm này?
Trả lờiXóaAi là người giám sát việc thực hiện?
Nếu nội dung đàm phán đi ngược lợi ích dân tộc thì sẽ ra sao?
Mưu kế bành trướng của Trung cộng là gặm nhấm, lâu rồi cũng thành công.
Trả lờiXóaBao giờ TQ thực tâm với VN???
Nhổ dàn khoan đi mới mời sang, vậy thôi
TC chọn binh pháp giương đông kích tây. Gạc Ma mới là chuyện lớn! Mong VC tỉnh đòn mà xả lú đi !
Trả lờiXóa