Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Ông Trương Đình Tuyển: ĐÃ ĐẾN LÚC THỪA NHẬN XÃ HỘI DÂN SỰ

“Đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự”

Theo VnEconomy
Nguyên Hà

“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.

Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân - Ảnh: CK.
Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân – Ảnh: CK.

Rất ngắn gọn, song ý kiến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng tại ngày làm việc thứ hai (29/4) của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, diễn ra tại Hạ Long (Quảng Ninh), với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế.

Theo ông Tuyển, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự.

“Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói.

Vẫn theo nguyên Bộ trưởng, thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.

“Nếu xã hội dân sự có thể tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện thì nó sẽ hỗ trợ khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của nhà nước”, ông Tuyển khẳng định sự cần thiết thừa nhận xã hội dân sự.

Kiến nghị các giải pháp đẩy nhanh cải cách thể chế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.

Cũng đề cập đến vai trò của xã hội dân sự trong phát biểu của ông Tuyển, chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân.

“Đại biểu tiếp xúc cử tri còn hình thức lắm, tôi 72 tuổi mà chưa một lần được đi tiếp xúc với đại biểu tôi bầu với tư cách là cử tri bình thường. Trong số các vị do chính mình bầu ra đến nay tôi cũng chỉ nhớ tên một vi, còn các vị khác hoàn toàn không nhớ gì cả”, bà Lan nói.

Bên lề Diễn đàn, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển. 

Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án. “Nếu được trao quyền và có khung khổ pháp luật thì tự họ phải hoạt động nghiêm túc”, ông Doanh nhìn nhận.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.
___________

Tễu: Các ông không thừa nhận Xã hội dân sự thì Xã hội dân sự vẫn hình thành và phát triển. Đó là một thuộc tính của Xã hội dân sự.


12 nhận xét :

  1. Rõ chán! cứ lòng vòng vo vinh những chuyện mà ai cũng đã quá biết!? đã độc tài toàn trị thì làm gì có xã hội dân sự???
    Trên thế giới họ tiến lên tự do từ hồi não hồi nào rồi!? mình thống nhất 40 mươi năm rồi mà vẫn...dậm chân tại chỗ!?
    Xin hãy bớt nói đi những lời...có cánh!? khi mấy ông lại không thuộc họ...lông vũ!!!
    Phường...XẢO NGÔN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã gọi là : xa hội chủ nghĩa ,rồi lại đi công nhận cái xã hội dân sự , rồi lại làm kinh tế thị trường , thì gọi mẹ nó là làm ăn kiểu tư bản chủ nghĩa cho rõ ràng . ( bịt đàng đít thì nó ra đàng tôn ) dở rắm dở cứt, có gì mà vỗ tay . Theo chủ nghĩa nào ? ..........nói cho rõ ràng !

      Xóa
  2. Quá hay nhưng ông nói cách đây 10 năm thì hay hơn gấp vạn lần !

    Trả lờiXóa
  3. Nhân việc phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định:"Triết lý giáo dục của chúng ta là thế nào???...!!!!... thì tôi tức...cười không chịu được!?!?!?
    Hèn chi ông Trương Đình Tuyển vẫn cứ...hót!? bà Tiến bộ y tế thì dùng nguyên xi triết lý giáo dục của ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là...là...khi nào Đảng bảo nghỉ mới...chịu nghỉ!? ông Nguyễn Sinh Hùng thì...quốc hội là...dân mà quốc hội sai thì dân phải...ráng mà chịu!? ông Phạm Quang Nghị và cả lính của ông lại sáng tạo ra...đường cong mềm mại!? ông Vũ Khiêu gần xuống...lỗ thì đi khen kẻ đạo văn!? ông tỉnh Bình Định lại đi tuyên dương công trạng kẻ...giết người!?...ôi trời ơi! cả xã hội đang lên đồng!?
    Này hỡi ông Luận!?...“Philosophy of Education”, chữ này có nghĩa là “triết học về giáo dục” chứ không phải là...là..triết gì như ông nói đâu??? hèn chi...hèn chi...!!!??? ngàn năm nữa cũng thế mà thôi!!!hu...hu!!!

    Trả lờiXóa
  4. Lẽ ra phải thừa nhận xã hội dân sự từ vài chục năm trước, khi mà Liên Xô sụp đổ - một minh chứng thực tế cho sự phá sản của học thuyết CNXH hiện thực. Đến bây giờ mới thừa nhận thì cũng đã muộn, khi mà sự phát triển kinh tế - xã hội đang lâm vào sự bế tắc, đạo đức xã hội suy đồi, nó suy đồi ngay từ trong lòng tổ chức đảng, chính quyền các cấp. Các NQ viết ra thì nhiều, nhưng không khả thi do thiếu thực tế và nặng về tư duy chủ quan, áp đặt. In nhiều tài liệu học tập tấm gương đạo đức HCM nhưng hỏi có bao nhiêu % cán bộ, đảng viên đọc và học? Chắc chỉ có vài ông tuyên giáo đọc để có cái mà nói, để khỏi thất nghiệp, để sau mỗi buổi rao giảng có được phong bì tiền thù lao "nấu cháo phổi" thôi.
    Sự lo sợ mất vị trí lãnh đạo xã hội đã làm cho não trạng nhiều lãnh đạo chuyển sang trạng thái cực đoan. Dân khiếu kiện đất đai khi quyền lợi chính đáng của họ bị xâm hại, chính quyền không giải quyết, dân buộc phải tập trung những người cùng cảnh ngộ để đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của mình thì chính quyền lại lo sợ "thế lực thù địch" lợi dụng. Không, người nông dân không dễ bị "lợi dụng", ngoại trừ khi CM chưa thành công và trong chiến tranh, người nông dân chấp nhân nguy hiểm đã nuôi giấu cán bộ CM, mà nếu họ bị chính quyền thực dân pháp hoặc chính quyền VNCH sau này phát hiện thì tính mạng của họ và cả gia đình họ lâm nguy. Nhưng tin theo người CS, người nông dân chấp nhận sự hy sinh đó, kể cả phải bỏ tài sản, tiền bạc ra nuôi giấu, giúp đỡ CM, đưa con em mình ra mặt trận ....
    Còn bây giờ, người nông dân bị cướp đất dưới vỏ bọc nhà nước "thu hồi" để cho các DN, chủ yếu là các đại gia tư sản thân hữu với chính quyền làm dự án khu dân cư, đô thị với mức đền bù rẻ mạt, biến người nông dân thành những cư dân thành thị bất đắc dĩ, không nghề nghiệp. Họ được bổ sung vào các phiên chợ người ngày càng đông ở các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn.
    Đất nước muốn tiến lên thì trước mắt người CS phải từ bỏ những đặc quyền, đặc lợi. Người lãnh đạo phải tỉnh táo sáng suốt chấp nhận xã hội dân sự như một tế bào không thể thiếu trong một cơ thể sống, thiếu nó thì cơ thể đó cũng không sống nổi.
    Đảng vẫn nói là đảng không có đặc quyền đặc lợi. Nhưng thực tế không phải vậy. Nhìn vào cuộc sống sinh hoạt và tài sản của lãnh đạo từ địa phương đến trung ương thì biết rõ họ có đặc quyền đặc lợi hay không. Chỉ một chuyện đơn giản ở các nước dân chủ là làm sai thì phải từ chức, còn ở nước ta có có cán bộ cấp cao nào từ chức chưa. Chuyện đơn giản ở xư người là văn hóa, văn minh công quyền được được đặt ở vị trí trang trọng, không hoàn thành nhiệm vụ mà vẫn không từ chức thì bị coi là kẻ thiếu văn hóa, hành xử thiếu văn minh.
    Bây giờ nhiều cán bộ đảng viên khi về hưu mới ngộ ra nhiều điều. Như anh Tuyển, dù chưa mạnh miệng lắm nhưng anh cũng đã góp một que củi vào đống lửa. Phải nhiều, nhiều lắm những tấm lòng là que củi thì mới giúp những người lãnh đạo hiện nay "sáng mắt sáng lòng" để mà đưa đất nước đi lên theo đúng quy luật khách quan, loại bỏ được cái chủ quan, lú lẫn, giáo điều.
    Tiếng nói của xã hội dân sự, nôm na là tiếng nói của người dân cùng khổ, tiếng nói của những nhà trí thức trước những bất công xã hội, trước hiện trạng tham nhũng ...là tiếng nói chân thực. Thoái thác không sàng lọc để chấp nhân những tiếng trung thực, có giá trị của xã hội dân sự để điều chỉnh chính sách, pháp luật là hành vi phản động, phản lại lợi ích của nhân dân, của quốc gia dân tộc.

    Trả lờiXóa
  5. Họ chỉ câu giờ mà thôi !

    Trả lờiXóa
  6. Ôi thôi ! Thế từ trước đến nay "thằng" DÂN ta đang sống trong xã hội nào,thưa bà con???(Quân sự,Công an sự,Chủ nghĩa sư ....hay Vô tích sự ?)
    DÂN cần được sống trong XH dân sự như cá sống trong nước.Vậy mà bây giờ mới có 1 người khả kính"dám" nói ra điều này!!!

    Trả lờiXóa
  7. Anh Tễu yên tâm, lịch sử sẽ phán xét tất cả. Duy có một điều tội cho dân mình quá. Buồn

    Trả lờiXóa
  8. Họ biết đấy nhưng phải ngậm miệng thì mới "ăn" được chớ !

    Trả lờiXóa
  9. chỉ cần chung tay xây dựng luật về toàn vẹn lãnh thổ ,bảo vệ tổ quốc .quyền con người ,luật môi trường tài nguyên thì chúng ta không chỉ xã hội dân sự mà còn các hoạt động khác miễn sao cho đất nước phát triển ,đoàn kết và quyền con người được bảo vệ dù người đó là nhân tài hoặc tật nguyền

    Trả lờiXóa
  10. Học thuyết CNXH ngày nay mang nặng tính đối phó., miễn sao các quan chức vẫn giữ vững ghế quyền lực của mình là được.

    Trả lờiXóa