XÓA SẠCH NHỮNG “LẤN CẤN” TRONG NÃO TRẠNG
Bùi Công Tự
Trong bài “Biển lặng” viết mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết: Đây là cơ hội để “vệ sinh môi trường” não bộ của nhiều người vẫn hy vọng vào Trung Quốc, vẫn u mê trong nhận thức, vốn vẫn đang nói và hành xử như một “Hán gian”.
Tôi muốn bàn luận thêm.
Như chúng ta đều biết, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới tháng 02/1979, quan hệ VN-TQ đối đầu, căng thẳng suốt 10 năm sau đó. Những năm đó, mặc dù trong hoàn cảnh bị cấm vận vô vàn khó khăn, bị khiêu khích đe dọa liên mien ở biên giới phía Bắc, VN đã cố gắng bươn trải, tự đổi mới, nhờ đó đã trụ vững.
Tuy nhiên, lịch sử lại có những bước đi thảm hại. Tháng 9/1990 hoảng sợ trước sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, lãnh đạo cấp cao hai ĐCS (TQ và VN) đã có cuộc gặp không công bố tại Thành Đô, một thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên, TQ. Chính Hội nghị Thành Đô này đã mở đường cho TQ quay lại VN một cách ngoạn mục.
Sau vài năm thăm dò, TQ bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh tới VN về chính trị và văn hóa. Đặng Tiểu Bình được ca ngợi tại Hà Nội, nhiều sách của Đặng và viết về Đặng được dịch xuất bản tại VN. Thậm chí một viên tướng Tàu đã cầm quân xâm lược VN năm 1979 cũng được ca ngợi là tài ba. Cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” của VN giống như một bản sao “kinh tế thị trường mang màu sắc TQ”. Phim ảnh, tiểu thuyết Tàu phát hành tràn lan tại VN. Người VN nhẹ dạ bắt đầu không chỉ lãng quên mà còn chào đón “cựu thù”.
Cùng với chính trị và văn hóa, kinh tế VN bắt đầu phụ thuộc mạnh vào TQ kể từ năm 2000, những ngành phụ thuộc TQ nhiều nhất lại là những ngành kinh tế chủ lực của VN như điện lực, khai thác khoáng sản, dệt may – da giày,…
Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn công tác và nhân dân VN được lãnh đạo cho biết: ”Quan hệ Việt Trung chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay”.
Khoảng từ năm 2004 TQ lại trở lại đe dọa chủ quyền VN trên Biển Đông với nhiều hành động cực kỳ nguy hiểm như tuyên bố chủ quyền trên toàn Biển Đông, thành lập TP.Tam Sa, khẳng định đường lưỡi bò, cắt cáp khoan dầu khí của VN, cản trở ngư dân VN đánh bắt hải sản,… Đó là chưa kể những hành động bần tiện diễn ra ngày này qua ngày khác như : mua móng trâu, râu ngô, đỉa, rễ hồ tiêu, tiền giả, tin tặc,…
Phía VN đã xử sự như thế nào?
Đó là sự thiếu cảnh giác nghiêm trọng, sự cả tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt đến độ ấu trĩ. Cùng với việc loại bỏ ông Nguyễn Cơ Thạch, nhà lãnh đạo có quan điểm cảnh giác với TQ là những việc làm “ tuyệt đối không làm mếch lòng TQ”. Chúng ta còn nhớ chuyện nhà văn Trang Hạ có lần đội cái mũ vải trên có dòng chữ “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” cũng bị công an bắt về đồn.
Trái lại, nhân dân ta thì không mất cảnh giác. Bằng chứng là có rất nhiều cuộc biểu tình tự phát phản đối TQ xâm lược. Đồng thời các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với những lập luận xác đáng đã khẳng định : VN chỉ có thể mau chóng trở thành quốc gia giàu mạnh nếu “thoát Trung”. Nhưng đến nay chưa thấy sự phản hồi của lãnh đạo đất nước về những đóng góp này.
Vụ việc nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang ngược, liều lĩnh đem giàn khoan khủng HD981 và cắm trong vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN đã làm thay đổi tình hình. Hóa ra (trừ một số ít là tay sai TQ-rất có thể chứ?) còn các vị lãnh đạo cấp cao của ta không phải không biết, không đề phòng sự phản trắc và thủ đoạn của Bắc Kinh. Các vị biết cả nhưng cái tâm nhiều vị không bị bất an là nhờ chữ “nhẫn”, nhờ “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Riêng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố mạnh mẽ, chỉ đích danh TQ, cảnh báo TQ về quyết tâm bảo vệ chủ quyền của người VN. Dư luận đang chờ đợi những tuyên bố và hành động mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa nhân danh ĐCS VN, Quốc hội, Chính phủ VN.
Quan sát tình hình, nhiều người đặt câu hỏi hình như đang có sự chần chừ, thiếu quyết đoán trong những quyết sách đối với TQ.
Trên hiện trường, lực lượng ta có quyết liệt hơn nữa trong bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa không?
Có xúc tiến kiện TQ (dưới nhiều hình thức khác nhau) ra các tòa án quốc tế không?
Có dám thắt chặt hơn nữa quan hệ, với những cam kết với Nhật, Philippin và Mỹ không? (Tất nhiên là để bảo vệ đất nước chứ không để chống lại nước thứ ba)
Có ban hành luật biểu tình và mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh dân tộc chống xâm lược không?
Những câu hỏi trên với nhiều người VN ta, nhất là các Đảng viên không dễ có đáp án đúng. Bởi vì trong não trạng họ còn nhiều điều lấn cấn.
Tôi xin viết thêm ít dòng để góp phần “vệ sinh môi trường” não bộ cho các đối tượng trên.
Với TQ, nhiều người chúng ta còn lăn tăn về “công ơn” của họ. Đúng là trong chiến tranh họ đã giúp ta từ cái mũ cối trên đầu, khẩu K44 trên tay và đôi giày vải dưới chân. Đó là vì họ làm theo lời lãnh tụ Mao vĩ đại của họ :”Đánh Mĩ đến người VN cuối cùng” còn VN ta thì đã tận dụng điều đó để đạt mục tiêu độc lập, thống nhất. Tôi đọc trên mạng thấy người TQ nói họ đã giúp VN 20 tỉ USD (tài liệu nào thì không nhớ).
Nhưng thử hỏi cái giá của quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa họ đã cướp của ta trị giá bao nhiêu? Sinh mạng 6 vạn người VN bị họ sát hại trong chiến tranh 1979 có giá nào mua được? Rồi sinh mạng của các chiến binh VNCH tại Hoàng Sa và các chiến sĩ QĐNDVN tại Gạc Ma giá bao nhiêu tỉ đô?.
Hành động của TQ đã xóa sạch cái gọi là “ơn huệ” của họ đối với VN. Chính TQ đang mắc nợ VN về nhiều phương diện.
Nhiều người VN lại còn nghĩ cứ đi nhẹ, nói khẽ, thưa bẩm, không trêu chọc con sư tử,… thì nó sẽ không ăn thịt, ta sẽ có hòa bình xây dựng?
Xin thưa, đại Hán đã tuyên bố Biển Đông là lợi ích cốt lõi của TQ. Vậy thì khi nào thấy thuận lợi nhất là nó đánh, nó chẳng nể nang gì “đồng chí“ đâu.
Lại có người đến nay vẫn chưa thấy được sự lừa đảo của 16 chữ vàng, quan hệ 4 tốt. Họ vẫn còn coi đó là “phương châm”, là “mục tiêu” lâu dài. Vì không hiểu sự thật lịch sử nên họ vẫn lải nhải “tình hữu nghị do Bác Hồ, Bác Mao xây dựng.
Về kinh tế có doanh nghiệp nghĩ rằng làm ăn với TQ có lợi vì giá rẻ, thủ tục đơn giản,… mà không hiểu rằng chúng ta phải chịu hậu quả về công nghệ thấp, về ô nhiễm môi trường, độc hại,…
Xin hỏi các vị quan lớn: Các vị mua tên lửa, tàu ngầm, máy bay quân sự, súng đạn,… để chống ai? Chắc chắn là để chống TQ xâm lược. Thế nhưng cùng lúc các vị lại cho người Tàu thuê đất tới 50 năm ở biên cương, ở vùng trọng yếu an ninh quốc phòng, để cho Tàu đưa hàng chục vạn đàn ông trai tráng vào VN mà các vị không kiểm soát nổi .
B.C.T
Hiện nay, não trạng của nhiều người vẫn đang có vấn đề Bác Tự ạ. Nhưng có lẽ cũng cần thời gian, chứ không vội được.
Trả lờiXóaPhải nói là " vẫn đang nói và hành xử như một Việt gian " hay "như một tay sai" mới đúng chứ. Không nên dùng từ " Hán gian" vì họ đâu phải là người hán
Trả lờiXóaBác Tự ơi, mười mấy ông "vua tập thể" đang lo cái sổ hưu nên không dễ gì thay đổi thể chế đâu. Bản thân các anh ấy bây giờ cũng không biết làm thế nào, đang trong cái vòng luẩn quẩn. Cải cách thể chế thì không giữ đựơc ghế cho con cháu thừa kế, mà không cải cách thì chơi với ai được bây giờ? Trước thì cứ nghĩ có thằng "đồng chí" Tàu chống lưng, bây giờ nó đang lấy dao đâm trước đâm sau mình rồi. Một nước tư sản và một nước cộng sản chỉ có thể là đối tác làm ăn chứ không thể là đồng minh được. Nhốt 2 quốc gia "đối kháng" này cùng chung một chuồng thì nói chuyển với với nhau bằng thứ ngôn ngữ gì? Bên thì dân bầu, bên thì đảng cử dân bầu. Phải tập theo cái đa số, bỏ đặc quyền đi thì mới chơi với Mỹ được. Tổng thống Mỹ lương cao gấp 100 lần nguyên thủ Việt Nam, nhưng lại nghèo gấp 10 lần nguyên thủ Việt Nam.
Trả lờiXóaRứa đó!
Thực tế thì Hiến pháp cũng chỉ là để thể chế chủ trương của đảng(lời tổng Trọng)mà chủ trương của đảng là ĐCS TQ vui,đảng CS VN còn,chống nó khác nào chống lại mình sao bác Tự
Trả lờiXóa