Lòng yêu nước khi Tổ quốc nguy biến:
Yêu nước có cần "ra điều kiện"
Tuần Việt Nam - Yêu
nước kiểu mới là xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị
trường và công nhận các hội đoàn dân sự: Trong thế giới văn minh ngày
nay, lẽ phải và chân lý không còn là “sáng tạo” tùy tiện của kẻ mạnh, mà
thuộc về các giá trị, các chuẩn mực, các mô hình lấy sự phát triển của
con người làm trung tâm.
LTS: Những
ngày này, khi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc ngang nhiên xuất
hiện trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, trực tiếp đe dọa chủ quyền
và sự toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tinh thần yêu nước của người Việt lại
bùng lên mãnh liệt. Mới đây, Tuần việt Nam nhận được bài viết của công
tác viên trẻ- Đặng Hoàng Giang- giảng viên ĐH Phan Chu Trinh (Hội An-
Quảng Nam), bàn về vấn đề này với một góc nhìn mới.
Để
rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin
đăng tải bài viết dưới đây. Và rất mong nhận được nhiều bài viết của
bạn đọc gần xa bàn về chủ đề lòng yêu nước trong thời cuộc mới.
Nhìn lại tinh thần yêu nước truyền thống
Từ
xưa đến nay, lòng yêu nước của người Việt thường được hiểu là tinh thần
chiến đấu “bất khuất, gan dạ, dũng cảm” nhằm bảo vệ đến cùng nền độc
lập dân tộc trước họa xâm lăng. Nghĩa là, nói đến tinh thần yêu nước là
nói đến một thái độ ứng xử đặc trưng gắn liền với bối cảnh chiến tranh:
Được hình thành, tôi luyện bởi các cuộc chiến tranh vệ quốc triền miên;
tỏa sáng rực rỡ trong các cuộc chiến tranh khi Tổ quốc bị xâm lược.
Vì
thế, mặc dù được tôn vinh bằng vô số mỹ từ, chúng ta vẫn có lí do để
nói rằng: Tinh thần yêu nước “kiểu cũ” là một kiểu ứng xử bùng lên nhất
thời, do ngoại cảnh kích thích, còn đời thường, nó bị “phủ lên” vô vàn
những nhược điểm, thậm chí là thói xấu. Bởi, trong đời thường, hình ảnh
của người Việt nhiều lúc trở nên… nhếch nhác.
Người Hà Nội tham gia tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc |
Giã từ vũ khí, người Việt trở lại cuộc sống đời thường trong nguyên vẹn
hình hài của người tiểu nông: Khôn vặt, nhỏ nhen, vị kỉ, vị lợi, cục bộ,
phe cánh, cá mè một lứa, cá đối bằng đầu... Kho tàng ca dao, tục ngữ,
thành ngữ - vốn được xem là “túi khôn” của người Việt có rất nhiều câu
biện minh cho lối sống ấy: “Thổi lửa cháy mồm”, “Ăn cây nào rào cây
ấy”, “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, “Ta về ta tắm ao ta – Dù trong
dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Là tập hợp nhiều cá nhân đơn lẻ, xã
hội người Việt trở thành một cộng đồng rời rạc, manh mún, rất dễ chia
cắt và phân hóa. Chán nản, mệt mỏi trước thực tại, số đông chọn cách ẩn
mình trong ốc đảo cá nhân và thờ ơ với bên ngoài.
Dù cuộc sống
luôn đặt ra nhu cầu đổi mới, nhưng do thiếu liên kết xã hội và khan hiếm
niềm tin, rất ít người có ý thức thay đổi tư duy, nhận thức và lề lối
sinh hoạt. Tình trạng dửng dưng, an phận được bộc lộ qua câu cửa miệng
quen thuộc: “Mắc kê nô” (mặc kệ nó). Cứ thế, cuộc sống trôi đi trong một
nhịp quay luẩn quẩn, đơn điệu. Tình yêu nước khi đó có tính nhất thời.
Điểm
lại cách ứng xử của một số thể chế nhà nước đã từng tồn tại trong lịch
sử. Điểm chung là chỉ đẹp trong chiến tranh: khi Tổ quốc lâm nguy.
Cho
nên, sau các cuộc chiến tranh vệ quốc, tuy nền độc lập quốc gia được
giữ vững nhưng sự tự do cá nhân với các quyền cơ bản của con người không
được đảm bảo, công nhận. Điều này tạo nên một sự kìm hãm to lớn đối với
sự phát triển nguồn lực con người nói riêng và sự phát triển của đất
nước nói chung.
Tuy mang đến các chiến thắng oanh liệt trong các
cuộc chiến tranh, nhược điểm của tinh thần yêu nước kiểu cũ là nguyên
nhân sâu xa làm cho quốc gia suy yếu, trì trệ, nguy hiểm nhất là trở
thành đối tượng béo bở cho các ý đồ xâm lăng từ bên ngoài.
Xây dựng một tinh thần yêu nước “kiểu mới”
Yêu
nước kiểu mới là hình thành tư cách công dân: Tư cách công dân với một
số thuộc tính cơ bản (khả năng tư duy độc lập, tinh thần khoan dung với
kẻ khác, tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức chịu trách nhiệm, ý thức
vị cộng đồng) được xem là yêu cầu quan trọng hàng đầu của người công
dân trong xã hội hiện đại.
Với người Việt Nam hiện nay, yêu nước
kiểu mới nghĩa là quyết tâm khắc phục những nhược điểm của lối sống tiểu
nông vốn chịu sự chi phối sâu sắc của bản năng và tập tục để sống theo
tinh thần của người công dân hiện đại. Thay vì trở thành một phản xạ có
điều kiện cho trước, lòng yêu nước cần được chuyển hóa thành cách suy
nghĩ, hành vi cụ thể trong đời sống thường nhật. Thay vì thụ động chờ
đợi ngọn gió đổi mới từ Nhà nước, mỗi người dân cần chủ động thay đổi
lối sống, hành vi của mình.
Ảnh: Kiên Trung |
Bởi lẽ, khi một người dân tìm cách thay đổi nhận thức và hành vi, anh ta
đang tự mở ra một khả năng thay đổi cho đời sống xã hội. Hơn nữa, nếu
một mô hình kinh tế và chính trị muốn trở nên tốt đẹp hơn, thì động lực
trực tiếp của nó phải luôn xuất phát từ những thay đổi đạo đức và hiện
sinh căn bản trong xã hội.
Yêu nước kiểu mới là xây dựng nhà nước
pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường và công nhận các hội đoàn dân sự:
Trong thế giới văn minh ngày nay, lẽ phải và chân lý không còn là “sáng
tạo” tùy tiện của kẻ mạnh, mà thuộc về các giá trị, các chuẩn mực, các
mô hình lấy sự phát triển của con người làm trung tâm.
Trên đường
đi tới xã hội hiện đại, vượt qua các giới hạn ngặt nghèo của ý thức hệ,
con người đã sáng tạo nên một mô hình thể chế tiến bộ - được xem là bệ
đỡ vật chất cho sự phồn thịnh của các quốc gia phát triển. Đó là một cấu
trúc bao gồm: Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và các hội đoàn
dân sự.
Nếu tư cách công dân được xem là chuẩn mực của con người
hiện đại thì cấu trúc này được xem là cơ sở căn bản để xác định trình độ
văn minh và năng lực phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, yêu nước theo
kiểu mới cũng có nghĩa là kiên quyết chuyển từ cấu trúc thể chế cũ sang
cấu trúc thể chế mới với ba trụ cột vừa nêu.
Xét trong điều kiện
Việt Nam hiện tại, đây là con đường chuyển đổi hòa bình, khả thi, phù
hợp và hiệu quả nhất. Nếu thực tâm chuyển đổi theo hướng này, chúng ta
không chỉ tìm ra một lối thoát hữu hiệu cho vấn đề Biển Đông trước mắt,
mà còn là giải pháp dài hạn để đưa đất nước thoát khỏi vũng lầy của chia
rẽ, nghèo đói, lạc hậu và trở thành một thành viên có giá trị trong thế
giới hiện đại, văn minh.
Dã tâm của Trung Quốc tại Biển Đông
đang đặt tương lai dân tộc trước hiểm họa sống còn, nhưng cũng mở ra một
cơ hội không thể tốt hơn để dân tộc ta đi tới một cuộc thay đổi thực
sự. Người nắm vận mệnh thay đổi chính là cả dân tộc Việt, từ Nhà nước
đến mỗi người dân.
Đặng Hoàng Giang
Nguồn: Tuần Việt Nam.
Hãy nắm lấy cơ hội Thoát Trung này để toàn dân đồng lòng bảo vệ Tổ quốc và theo mô hình cải cách mở cửa của Mianma, VN làm bạn với tất cả các nước trên thế giới để cùng phát triển!
Trả lờiXóaĐây là cơ hội thoát Tàu. Không chớp lấy cơ hội này thì lại một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu.
Trả lờiXóaCải cách thể chế chính trị là phương cách tốt nhất để giữ được ổn định chính trị và đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa nhà nước và nhân dân và người Việt ở nước ngoài và trong nước chỉ biểu hiện lòng yêu nước dưới một màu cờ. Vẫn yêu nước dưới hai màu cờ như hiện nay thì dân tộc Việt vẫn chia rẽ, không thể đoàn kết một lòng. Quốc hội cần nhìn thẳng vào sự thật, hiện tình đất nước để mạnh dạn cải cách, bắt đầu từ HP.
Đa số VK đều yêu nước chân thành. Số cực đoan, thù hằn và phản động phá thối không nhiều. Hãy chia đều lòng yêu nước bằng viêc cải cách thể chế và trộn màu cờ để lấy màu cờ đặc trưng của Tổ quốc VN với màu xanh của biển, màu đỏ của máu (của những người đã ngã xuống vì dân tộc) và màu vàng truyền thống cha ông.
Hay lắm ! Tôi xin góp một ý là trung tâm quốc kỳ nên có hình ( giản thể thôi ) mặt trống đồng Ngọc Lũ để khẳng định nguồn gốc Bách Việt của chúng ta.
XóaEc! hôm nay vào Tuễ blog phải vượt tường lửa.
Trả lờiXóaTễu -blog hôm nay vượt tường lửa mới vào được, sao kỳ vậy ta??
Trả lờiXóaCó gì khó hiểu đâu bác ? phe thân Tàu nó ở trong ngành an ninh CA nhiều mà.
XóaĐề nghị Quốc hội sớm xem xét thông qua luật Biểu tình
Trả lờiXóaTại phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều nay 21.5 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015,
nhiều ĐBQH đề xuất Quốc hội cần sớm xem xét thông qua luật Biểu tình.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140521/de-nghi-quoc-hoi-som-xem-xet-thong-qua-luat-bieu-tinh.aspx
_____________________
Tuy nhiên, cũng có ý kiến ngược lại. ĐB Lê Hiền Vân (TP.Hà Nội) cho rằng: “Nếu như có luật Biểu tình thì vừa rồi không phải chỉ có Bình Dương, Vũng Áng mà còn nhiều nơi biểu tình. Ai sẽ quản lý, quân đội hay công an? Quốc hội bỏ luật này ra tôi đồng tình rất cao”. Tương tự, ĐB Nguyễn Văn Thanh (Hà Nội) nói: “Luật Biểu tình trong tình hình hiện nay không nên đưa ra. Biểu tình quy định trên giấy nhưng thực tế diễn ra thế nào ai kiểm soát được...”.
Sau 21 ngày giặc tàu đặt dàn khoan tại biển VN, hôm nay QH đã lên tiếng.
Trả lờiXóaChậm nhưng còn hơn không.
QH đã cảm ơn những người đã tham gia biểu tình ôn hòa phản đối TQ xâm lược
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140522/quoc-hoi-yeu-cau-trung-quoc-rut-gian-khoan-hai-duong-981.aspx
Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam”.
Yêu nước ngày hôm nay với người Việt chúng ta là phải mau chóng THOÁT TRUNG có nghĩa là đoạn tuyệt với ý thức hệ "phong kiến kiểu mới" vốn như vòng kim cô chụp lên đầu đảng và chính phủ mấy chục năm nay.
Trả lờiXóaĐiều này không có nghĩa là đoạn tuyệt với các mối liên hệ kinh tế, văn hóa và xã hội với nhân dân Trung Hoa mà là thêm nội dung đúng đắn và lành mạnh cho các mối quan hệ đó giúp chúng ta phát huy bản sắc và lòng tự hào dân tộc , ngăn chặn quá trình bị " Hán hóa" khiến nước ta trở thành một phiên quốc của Trung Hoa.
Cơ hội này chắc đảng sẽ để vuột qua như bao cơ hội khác nhưng NHÂN DÂN THÌ PHẢI NẮM LẤY MÀ TIẾN HÀNH !