"Đề án
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh
lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu
quan điểm.
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.
Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”.
Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
Khoản tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn 34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.
Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”.
Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
Khoản tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn 34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.
"Thế nên, Chính phủ phải cân đối chứ không thể lãng phí khoản tiền quá
lớn mà hiệu quả mang lại không rõ. Đề án hay mà không có tiền thực hiện
thì cũng phải dừng, nữa là một đề án rất sơ sài và tiêu tốn rất nhiều
tiền", người sáng lập cổng học tập trực tuyến nhận xét.
Dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành trong nhiều môi trường
giáo dục khác nhau, ông Dương cho rằng, để thực hiện đề án thành công,
Bộ Giáo dục cần phải khảo sát xã hội về thực trạng giáo dục hiện thời,
về hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, cần
thành lập Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập và giao việc soạn thảo đề
án đổi mới giáo dục cho hội đồng này. Đề án cần phải phân tích được
tính khả thi, khả năng huy động tài chính và lộ trình thực hiện, đánh
giá tác động xã hội... chứ không phải chỉ sơ sài trong khoảng hai chục
trang giấy như dự thảo Bộ vừa trình thường vụ Quốc hội.
"Nếu không làm kịp một đề án tốt, chúng ta có thể lui lại đến kỳ họp
sau mới trình Quốc hội. Tại sao phải làm ở kỳ họp này nếu đề án chưa tốt
và biết là sẽ gây lãng phí lớn? Nếu Bộ Giáo dục cứ chạy đua để được
thông qua trong kỳ họp này thì chính là Bộ đang mắc bệnh thành tích -
căn bệnh mà Bộ đang kêu gọi phải chống", ông Dương nói.
Theo ông, dù là thực hiện Nghị quyết Trung ương thì cũng nên cân nhắc
bởi trước đó, đã có các nghị quyết tương tự về thanh niên, về tam nông,
về trí thức và về nguời Việt ở nước ngoài đã được ban hành và triển
khai, nhưng đều không mang lại kết quả gì đáng kể. "Vậy làm sao có thể
tin tưởng nghị quyết lần này sẽ được triển khai thành công?", TS Giáp
Văn Dương đặt câu hỏi.
Trong khi đó cấu trúc chương trình thì lại không có gì thay đổi, vẫn 5
năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm PTTH, vẫn thầy đó, trò đó, cách làm đó,
tư duy đó, cơ chế đó, thì có thêm một bộ SGK mới cũng không có tác dụng
gì.
TS Dương đánh giá giải trình của Bộ Giáo dục về việc sử dụng 34.000 tỷ đồng là "coi thường dư luận".
Đối với một số tiền lớn từ thuế của dân, Bộ Giáo dục không cho được một
bảng kê chi tiết về những lĩnh vực cần sử dụng mà chỉ nêu "khái toán".
Muốn sửa chữa một căn phòng hết vài triệu đồng còn phải kê khai chi tiết
nữa là một đề án hàng chục nghìn tỷ.
Hơn nữa, đề án là "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa" nhưng số tiền
dành cho sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng, chiếm một phần rất nhỏ tổng
kinh phí của đề án. "Tôi có cảm giác như Bộ Giáo dục đang dùng sách
giáo khoa như một con mồi, để câu một con cá rất to - đó là mua sắm
trang thiết bị dạy học và những việc không thực sự cần thiết khác nữa",
ông Dương thẳng thắn.
Từ những phân tích trên, TS Giáp Văn Dương đề xuất, Bộ Giáo dục chỉ nên
hoàn thiện chương trình khung chuẩn quốc gia, nêu yêu cầu học sinh học
hết mỗi bậc học phải có kiến thức và kỹ năng tối thiểu gì. Từ đó, để các
tổ chức tư nhân, các nhà xuất bản tự do viết sách giáo khoa trên cơ sở
chương trình khung chuẩn đó. Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập sẽ
thẩm định các bộ sách này và cho phép được sử dụng giảng dạy nếu đạt yêu
cầu. Như vậy, Bộ sẽ không tốn xu nào mà còn có được nhiều bộ sách chất
lượng vì các nhóm làm sách cạnh tranh nhau.
"Nhìn giải trình đề án của bộ thấy cứ bồng bà bồng bềnh, không tin
được. Trước đó nói là 962 tỷ để viết sách, nay lại là 105 tỷ. Vậy chi
phí viết sách thực sự là bao nhiêu? Nếu tôi tập hợp nhóm bạn bè là các
nhà giáo và nhà khoa học, chỉ cần 1/1.000 con số này, thậm chí không có,
chúng tôi vẫn có thể viết sách được”, ông Dương khẳng định.
Tuy nhiên, nếu Bộ nhất quyết làm sách giáo khoa thì hãy tách việc này ra khỏi trang bị cơ sở vật chất. Đồ
dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm... không thể cứ mỗi lần đổi sách giáo
khoa mới lại vứt đi mua lại, trong khi những đồ dùng của lần đổi mới
trước còn đang đắp chiếu. Các đồ dùng dạy học này, như dụng cụ thí
nghiệm vật lý, hóa học, máy tính, máy chiếu… đều đa dụng chứ không phải
được thiết kế riêng biệt cho một bộ sách nào. Vậy tại sao lại phải mua
mới hoàn toàn? Đối với những trường học thiếu trang thiết bị, cần hỗ trợ
gì thì trình lên để Sở xét duyệt và cấp kinh phí trang bị theo năm tài
khóa.
"Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh cấp 3 và sinh viên đại
học về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng
80% các em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết
mục đích của việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả
lời: Học để thi. Học như một quán tính: hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3 rồi
vào đại học. Một số em nói học vì bố mẹ bảo học. Một số khác nói thẳng
học chẳng biết để làm gì", TS Dương nói và cho hay cần phải đổi mới cách
thi trước để dẫn đến đổi mới cách học bởi hiện nay học để thi vẫn là
mục đích chủ đạo.
Ông cũng cho rằng, một trong những lí do thất bại của Bộ SGK hiện hành
được dẫn giải là do trình độ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của
sách. Thế nhưng Bộ lại đang phạm phải chính cái lỗi đó, khi biên soạn bộ
sách giáo khoa mới và phải dùng rất nhiều tiền để đào tạo lại đội ngũ
giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu của sách mới. "Vậy tại sao lại tiếp
tục lặp lại sai lầm? Lẽ ra SGK mới phải viết cho khớp với trình độ giáo
viên chứ không phải cao hơn để rồi phải đào tạo lại cấp tập trong vài
tháng hè?", ông Dương nói thêm.
Kỳ vọng chỉ trong 1-2 mùa hè đào tạo lại mà biến hàng triệu giáo viên
từ không đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa, sang đội ngũ giỏi
giang khác hẳn về chất là chuyện không tưởng. Vì vậy, chỉ còn giải pháp
là chấp nhận hiện trạng để khởi đầu cải cách. Xuất phát từ hiện trạng
của đội ngũ giáo viên mà biên soạn sách ở mức độ phù hợp. Sau đó tập
trung vào đổi mới phương pháp dạy và học theo cách tiếp cận “Học thế
nào?” và lý tưởng hơn là “Học để làm gì?”. Theo ông Dương, người dạy
không giỏi về chuyên môn cũng có thể đào tạo được học trò giỏi hơn mình
khi biết cách khơi mở cách học cho trò. Khi đó, thầy sẽ nâng đỡ học trò
để các em tự khám phá và hình thành tri thức, kỹ năng cho mình, thay vì
bị thầy nhồi nhét bắt học thuộc.
Ông Dương cũng cho rằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví lần đổi mới này như
trận đánh lớn, nhưng giáo dục đang ở thế vỡ trận bởi chưa đánh mà đã
loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung. Thứ trưởng nói qua sông thì
phải lụy đò, nhưng thời đó đã qua rồi. Thời nay, nếu đò không an toàn
người ta sẽ không đi.
“Tiền không phải yếu tố quan trọng nhất. Trong giáo dục, con người là
yếu tố trung tâm. Con người là khởi đầu và đích đến của giáo dục. Một đề
án đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng sản
phẩm đầu ra, tức là con người hướng đến với những phẩm tính cần phải có.
Và xa hơn là một xã hội mà mọi người muốn được sống trong đó, do những
con người đó xây dựng nên. Thế nhưng, trong đề án đổi mới lần này của Bộ
Giáo dục, hình bóng con người lại rất mờ nhạt. Chỉ thấy tiền, sách và
trang thiết bị dạy học. Thế nên, tôi càng không tin đề án sẽ thành
công", TS Dương nhận định.
Hoàng Thùy
Nguồn: VNE
Đổi mới GD ! Lại sắp sửa làm giàu cho một số người vô giáo dục. Họ là những người ngoài ngành GD, là những nhà thầu cung cấp thiết bị, là những nhà in SGK , là những đầu nậu chạy chọt để trúng thầu. Còn phụ huynh; còn thầy cô giáo, còn học trò thì chạy bở hơi tai vì những đổi mới, lại đóng góp gọi là XHH GD !
Trả lờiXóaHọc thế nào để lớn lên thành người, để làm cho XH tốt đẹp hơn, làm cho Đất Nước giàu mạnh không còn ngửa tay đi xin Viện trợ nước ngoài , để không còn trộm cắp, tham nhũng, khô ng còn lạng lách xe ngoài đường, để người Việt ra nước ngoài không còn bị khinh bỉ mà còn được kính trọng !
Nhìn vào hiện trạng xã hội bây giờ thì sẽ đoán ra ngay là nền giáo dục như thế nào!?
Trả lờiXóa- Thầy đánh trò & trò đánh thầy!?
- Giáo viên, bảo mẫu thì đánh đập, giết trẻ em như ngóe!?
- Đọc bản lệ phí, phụ thu của nhà trường gởi về là muốn nổ con...mắt!
- Con cái của những lao động nghèo tại những thành phố lớn thì bị...mất chữ!? chứ có trường nào chịu nhận đâu mà học!?
- Lịch sử thì toàn ca ngợi chiến thắng chứ không bao giờ thấy...thất trận!? chưa kể dựng và bịa chuyện cả thời điểm lịch sử cũng như nhân vật!? điển hình là ông Lê Văn Tám!? tưới xăng lên người làm ngọn đuốc mà còn thấy đường chạy vô kho xăng Nhà Bè??? chỉ cần lửa nó bùng lên cũng đủ...nổ con ngươi rồi thấy đường nào mà chạy...!?!?!?
- Văn học thì dạy toàn ba tác phẩm lôm côm!? còn những tác phẩm hay, có chiều sâu về học thuật và nhân văn thì...không dạy!? vì nó là bên...địch!? những tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn hoặc của miền Nam trước 75 sao không đem ra!?(cũng may là tôi được ba mẹ tôi để lại một số sách cũ như: VIỆT NAM SỬ LƯỢC của Trần Trọng Kim và một số tác phẩm khác...!vì tôi sinh sau năm 75 nên khi đến trường thì phải học chữ của XHCN! và hậu quả nét chữ viết hiện tại của tôi như...mèo cào, khô khan thiếu nét là do một thời chạy theo mẫu tự của thằng...LIÊN XÔ!? có ai đời mình viết mẫu tự La Tinh mà nét chữ đi viết giống thằng Nga!? khôn thế đấy!)
.....................
NÓ ĐÃ VỠ TRẬN TỪ KHI TÔI HỌC LỚP...1 CƠ!!!
Quá đúng.
Trả lờiXóaBộ giáo dục được nhân dân trả lương để làm nhiệm vụ gì. Đề án đổi mới ngành giáo dục có phải là yêu cầu nhiệm vụ của ngành giáo dục. Có cần phải trả thêm ngoài lương không?
Tất cả mọi sự đổ vỡ ở mọi lĩnh vực (không chỉ có giáo dục và đào tạo) mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay đều không phải bây giờ mới bắt đầu. Nó đã bắt đầu từ khoảng 70 năm trước, và chỉ bây giờ mới tới cái ngưỡng "nhìn thấy được" của dân chúng mà thôi (phải cám ơn phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã tạo ra một lọai sản phẩm văn minh và trí tuệ bậc nhất của loài người mà người Việt ta được hưởng thụ gần như là miễn phí (mà vẫn có người già mồm chửi bới) để biết được nhiều thông tin và sự thực, từ đó mới nhận ra được rất nhiều sự đổ vỡ mà hàng chục năm trước không thể hoặc khó có thể nhận thấy). Mọi người cứ bình tĩnh nghĩ và phân tích lần ngược dần về quá khứ. Người ta nói đến nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân của những nguyên nhân gây ra mọi nguyên nhân cấp 3 khác mà đang gây ra sự đổ vỡ đa diện hiện nay thì chỉ có 1: ???
Trả lờiXóaSai từ trong cơ bản các vị ạ ,nói bên ngoài chẳng đi đến đâu-một câu chuyện thật dài với nhiều chương nhiều tập,hiện tại thì phải nói là tận cùng rồi ! bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất đến thấp nhất,từ môi trường sống của xã hội vv và vv...còn nếu không,bó tay-chờ chết thôi !
Trả lờiXóaSửa có nghĩa là còn có đúng,còn có cái dùng được,chỉ bỏ cái hư thôi-CÒN NẾU NHƯ KHÔNG CÒN CÁI GÌ DÙNG ĐƯỢC,TẤT CẢ ĐỀU MỤC NÁT ĐẦY NHỮNG VI KHUẨN ĐỘC HẠI thì sao ? sửa à ???
Trả lờiXóaThời loạn. Thượng bất chính hạ tắc loạn
Trả lờiXóa