Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

SÁNG NAY, TOÀN TỈNH NINH BÌNH CHÌM TRONG BÓNG ĐÊM


Hiện tượng nhật thực xảy ra ở Ninh Bình 3/4/2014

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.

Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.


Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm. Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7, 1955).


Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.

thanh pho ninh binh
Hình ảnh thành phố ninh bình lúc 8h sáng ngày 3/4/2014



Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

Nguồn: Du Lịch Ninh Bình
& hai ảnh dưới của Kim Ấm

4 nhận xét :

  1. Khoa học bó tay. Không có một thông tin dự báo nào được đưa ra, trong khi dự báo nhật thục, nguyệt thực đối với khoa học ngày nay là chuyện vặt!
    "Ngày biến thành đêm" thực sự là điềm báo rất dữ!
    Không thể đem kiến thức khoa học ra mà lý gỉai được, vì chính khoa học đã bó tay trước một hiện tương lẽ ra dự báo dễ dàng.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện này phải chi xảy ra vào 1/4 thì hay nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  3. Trời báo cái gì thì sau này mới biết. Nhưng điềm Trời thường nhắn nhủ con người sống lương thiện hơn, tìm về đường chính đạo, lìa bỏ con đường của bất chính , của ma quỉ . Những người biết được thông điệp của Trời đất sẽ tránh được bất trắc . Còn người cứ tự kiêu tự đại, sống bất chấp mọi thứ thì gieo giống nào thì gặt quả đó . Dù sao đây cũng là một hiện tượng bất thường chưa giải mã được .

    Trả lờiXóa
  4. Chắc chắn một điềm lạ .

    Trả lờiXóa