Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Lễ khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, tỉnh Bình Thuận |
Buông lỏng quản lý
Báo Thanh Niên
02/04/2014 02:48
“Chả biết cơ quan chức năng quản lý
thế nào”, là lời than của một công nhân dự án Formosa (Vũng Áng, Hà
Tĩnh) về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trong khu công nghiệp
này với “công việc lắp giàn giáo, uốn cốt pha, bốc vác, đào hố như chúng
tôi mà hưởng lương gấp 3 - 4 lần”.
>> ‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường
>> Gần một nửa số lao động Trung Quốc chưa được cấp phép
>> Lao động Trung Quốc lại làm “chui”
“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân Formosa bức xúc mà là câu hỏi rất nhiều ĐBQH đặt ra khi chất vấn tại diễn đàn QH hồi tháng 10.2012. Người ta không hiểu tại sao trong bối cảnh VN đang thừa lao động, hằng năm phải xuất khẩu một lượng lao động khá lớn ra nước ngoài làm việc mà vẫn chưa giải quyết được nạn thất nghiệp, thì ngay tại những địa phương vốn thừa lao động trầm trọng nhất lại sẵn sàng chấp thuận tỷ lệ lớn lao động phổ thông nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc. Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu - NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
>> Gần một nửa số lao động Trung Quốc chưa được cấp phép
>> Lao động Trung Quốc lại làm “chui”
“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân Formosa bức xúc mà là câu hỏi rất nhiều ĐBQH đặt ra khi chất vấn tại diễn đàn QH hồi tháng 10.2012. Người ta không hiểu tại sao trong bối cảnh VN đang thừa lao động, hằng năm phải xuất khẩu một lượng lao động khá lớn ra nước ngoài làm việc mà vẫn chưa giải quyết được nạn thất nghiệp, thì ngay tại những địa phương vốn thừa lao động trầm trọng nhất lại sẵn sàng chấp thuận tỷ lệ lớn lao động phổ thông nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc. Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu - NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Nhân
Nguồn: Thanh Niên
Cám ơn báo Thanh Niên,hết sức tán đồng với quan điểm của quí báo! Tình trạng này nhất định phải sớm chấm dứt,Vn là một quốc gia độc lập,có chủ quyền cơ mà !!!
Trả lờiXóaCái vụ lao động người TQ làm việc ở VN tôi nhớ đã được nêu ở diễn đàn Quốc hội từ thời bà Kim Ngân còn làm Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, giờ bà đã là phó Chủ tịch QH, uỷ viên BCT mà tình hình vẫn phức tạp thêm. Vậy thì đúng là “Chả biết cơ quan chức năng quản lý thế nào”! Bó tay!
Trả lờiXóaCho nó vào để xập con mẹ nó đi, đánh bọn Tàu này khó gì!!...
Trả lờiXóaCác quan chức địa phương không làm tròn trách nhiệm, không quản lí được trên địa bàn mình thì giao chức vụ , công việc và đủ thứ quyền lợi cho họ làm gì ? Đất nước không còn ai làm được việc này nữa sao ? Việc này phải quyết tận gốc và cắt tận ngọn . Các quan chức từ trên xuống dưới có liên quan mà bất lực, bất tài thì cách chức, cách tuột xuống làm lính, bổ nhiệm ngừoi có năng lực vào công tác đó cho đến khi kỉ cương phép nước được thực thi .
Trả lờiXóaCó quản lý gì đâu mà nói "buông lỏng". Thực ra, Báo Thanh Niên nói buông lỏng là quá nhẹ, chứ hàng trăm lao động TQ chứ phải cái kiến con sâu gì mà không biết. Tôi xin đề xuất, trước hết mang ông tổ trưởng khu phố ra kiểm điểm; nếu ông tổ trưởng bảo không biết thì cắt tiền lương tháng cái rụp (vì hiện nay tổ trưởng dân phố hưởng 7-800.000đ/tháng - tiền dân đóng thuế). Tiếp gọi ông cảnh sát khu vực (vì ông này chuyên đi sâu đi sát quần chúng, nói thật nhé nhà nào giỗ quảy là ông ta biết liền à), ông cảnh sát khu vực không biết thì hạ cấp bậc. Cứ vậy, từ ông phường lên ông quận nếu nhẹ thì cứ nhè vào lương mà phạt, cứ nhè cấp bậc mà hạ...;nặng thì lột áo quan, khai trừ đảng, khai trừ ra khỏi ngành, ghi vào lý lịch (cái vụ ghi vào lý lịch không cho ngóc đầu 3 đời các vị nhà sản làm giỏi lắm mà, sao lâu nay không thấy sử dụng chiêu này nhỉ). Đọc xong bài "Buông lỏng quản lý", đứa con tôi mới học lớp 10 đã phì cười, nói rằng: công bộc quá nhiều nhưng có thấy ai làm việc thật sự đâu. Con trẻ nhận xét thế nghe đau lắm,bà con ơi...! (XUÂN PHONG)
Trả lờiXóaNếu không cho làm việc hay hạ cấp chức thì lấy ai mà làm việc ...
Trả lờiXóaMới đây, bộ LĐ TB XH đã báo cáo thành tích là Việt Nam đã trở thành một trong những nước có số lượng xuất khẩu lao động lớn nhất thế giới? Nay cũng trở thành nước có tỷ lệ lao động làm thuê tại quê nhà và dùng từ mỹ miều "thất nghiệp" là "chờ việc" và báo cáo chỉ có hơn một phết (1,9%) thất nghiệp. Theo tôi để thành từ cho dễ nổi tiếng từ nay chúng ta "tự hào" trở thành đất nước " Ô SIN" cho nó oách?
Trả lờiXóaTheo tôi việc tống lao động nước ngoài đi không khó, nhưng e rằng đây lại là "chủ trương nhớn của Đảng" mất rồi.
Trả lờiXóa"PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐÃ BẤT LỰC VÀ BUÔNG HẾT RỒI?"
Trả lờiXóa- Thứ nhất, "CHÚNG TA" ở đây không gồm nhân dân Việt Nam.
- Thứ hai, "Chúng họ" đã bất lực và buông xuôi hết rồi - hay còn gọi là "Trơ mắt ẾCH"!
Hãy bảo vệ sự toàn vẹn và chủ quyền tuyệt đối của quốc gia VN bằng mọi giá - Đó là nguyện vọng của toàn dân đó các quí ông ạ !!!
Trả lờiXóaKhốn nỗi từ quan bé đến quan lớn ngậm tiền của chủ đầu tư quá nhiều rồi nên mới không há nổi miệng ra nữa. Chỉ cần phát hiện có 1 lạo động chui, chính quyền đã có thể huy động lực lượng quây bắt bằng được, và cứ đầu mỗi lao động làm chui, phạt trực tiếp người lao động 10.000 US đô, phạt chủ sử dụng lao động chui 100.000 US đô/ đầu người làm chui. Sở lao động các tỉnh có trách nhiệm thông báo trước cho chủ sử dụng lao động số tiền sẽ phạt 2 lần liên tiếp trong vòng 1 tháng. Nếu phát hiện vẫn tiếp tục sử dụng lao động chui, thì huy động công an, cảnh sát, côn đồ như vẫn từng quây bắt dân Oan mà tóm chúng. Sau đó đưa ra tòa hành chính bắt nộp phạt hoặc đi tù hoặc trục xuất ngay lập tức, cho vào sổ đen, cấm nhập cảnh VN. Số tiền phạt sẽ nộp ngân sách nhà nước 30% còn chia tỷ lệ cho địa phương và các ngành liên quan dùng vào việc xây dựng địa phương. Cứ như thế giã cho 3 lần, sau lần thứ 3 thì rút luôn giấy phép đầu tư.
Trả lờiXóaĐừng nghĩ là có ai lo, chả có thằng nào để ý tới đâu. Mất nước thôi.
Trả lờiXóaĐâu phải chính phủ bất lực trong quản lý lao động, nhưng lao động này là "con cưng' của đảng ta mà!? Ai dám đối xử "nặng lời' với người anh cả "núi liền núi, sông liền sông" của đảng ta!?
Trả lờiXóalao động việt nam ra nước ngoài làm thuê nếu trốn ở lại làm chui không chịu về nước thì sẽ bị phạt 100.000.000 vnd cho người ở nhà, còn lao động nước "lạ" sang việt nam làm chui thì coi như bố tướng, thích ở đâu thì ở, thích làm gì thì làm
Trả lờiXóaCẩn thận kẻo mất nước đó các quí ông ơi !!!
Trả lờiXóaBây giờ đừng hỏi cấp dưới tại sao biết Tàu vào ta sai phạm đủ thứ mà không báo cáo cấp trên? Vì cấp dưới họ hiểu cấp trên biết nhiều thông tin hơn họ, nếu lắp bắp báo cáo là TOI. Bây giờ cấp dưới chỉ biết làm theo chỉ thị cấp trên dù đó là việc vớ vẩn, chả dại gì mà "cầm đèn chạy trước Lambogi". Chính vì thế dân phải thông cảm cho các cấp nhỏ vẫn có người TỐT nhưng vì miếng cơm nguội mà phải câm như hến để còn theo VOI ăn bã mía? Nhà dột phải từ nóc, đâu phải dột ở chân vách?
Trả lờiXóa