Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

MỘT VỤ ĂN CẮP VÀ CƯỚP ĐOẠT TÀY ĐÌNH Ở VIỆN VĂN HÓA - ĐH VĂN HÓA HN


Lời dẫn: Từ năm 2006 đến năm 2013, cô Nguyễn Thùy Vân, với sự "bảo kê" của Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy đã thực hiện được 17 đề tài, trong đó có 14 đề tài theo loại hình dịch thuật từ chữ Hán sang chữ Việt, 1 đề tài dịch tiếng Anh sang tiếng Việt (với số trang bản gốc các ngoại ngữ là 7.000 trang) và 2 đề tài nghiên cứu. Và tất cả các "sản phẩm" của bà Vân sau khi "ra lò", đều được cất kỹ trong kho. Các sản phẩm này, phần lớn là "ăn cắp" nguyên văn từ các công trình và luận văn đã xuất bản của rất nhiều dịch giả và tác giả.

Mỗi đề tài đều bị đoạt luôn 50 % kinh phí được cấp để cúng cho bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy, để bà làm "thủ tục" cúng lên các cấp trên. 

Mời các vị đọc bài trên báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 16.2.2014:
Viện Văn hóa - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội: 
Sốc vì vụ "đạo văn" lớn trong giới học thuật
10:30, 16/01/2014

Công An Nhân Dân - Những ngày qua, "nghi án" hàng trăm triệu đồng kinh phí Nhà nước cấp phục vụ nghiên cứu khoa học, đã bị chi sai mục đích để "tư túi", đã gây xôn xao dư luận tại Viện Văn hóa - Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Mặc dù Viện không có chức năng xuất bản, nhưng từ nhiều năm nay một cán bộ trẻ được "chỉ thầu" dịch hàng chục tác phẩm lớn từ tiếng Trung, tiếng Anh ra tiếng Việt. Và rồi hàng nghìn trang sách mang tính học thuật cao, đã được chuyển ngữ với một tốc độ "chóng mặt", gây sửng sốt cho các GS, TS bậc thầy.

Té ra các đề tài đó được "copy - paste" không sai dấu chấm, dấu phẩy từ công trình của nhiều học giả tên tuổi. Vậy dòng tiền chi cho các hợp đồng dịch thuật đã "chảy" đi đâu? Phải chăng "nhóm lợi ích" cũng hiện diện trong "lâu đài khoa học"? 

"Dịch" sách siêu tốc 

Gửi đơn tố cáo tham nhũng đến báo CAND, bà Trần Bình Minh - Trưởng Ban Văn hoá thế giới, Viện Văn hoá -Trường ĐH Văn hoá Hà Nội, cùng một cây "đại thụ" trong làng Sử học, đã không giấu được sự bức xúc: "Gian dối trong khoa học là không thể chấp nhận được. Sao chép dù chỉ một bài báo khoa học, đã đủ giết chết một tên tuổi, nhưng ở đây là hàng chục đề tài, được cóp nguyên xi từ các công trình đã công bố, cho nên sự gian dối này đã mang tính hệ thống, và nếu không có sự bảo kê, chống lưng của người có trách nhiệm, thì chuyện động trời này làm sao có thể kéo dài suốt những năm qua". 

Bà Nguyễn Thùy Vân - cán bộ Ban Văn hoá thế giới, người bị tố cáo là "đạo văn chuyên nghiệp" tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Trung tại trường ĐH Dân lập Phương Đông Hà Nội, vào làm việc tại Viện Văn hóa chưa lâu. 

Đọc danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Văn hoá, thấy từ năm 2006 đến năm 2013, bà Vân đã thực hiện được 17 đề tài, trong đó có 14 đề tài theo loại hình dịch thuật từ chữ Hán sang chữ Việt, 1 đề tài dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và 2 đề tài nghiên cứu. Vì các "sản phẩm" của bà Vân sau khi "ra lò", đều được cất kỹ trong kho, nên đến nay chưa có thống kê chính xác về số lượng trang và chữ của 14 đề tài này. 

Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.

Nhưng theo người tố cáo cho biết, thì quy mô các đề tài khoa học tối thiểu là 200 - 300 trang, đề tài có số trang hơn 1.000 khá phổ biến. Tính bình quân đề tài mà bà Vân thực hiện có độ dày khoảng 500 trang. Với số trang như vậy, thì 7 năm qua Vân đã chuyển ngữ khoảng 7.000 trang sách từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, với hơn 3 triệu chữ. Tốc độ dịch sách như vậy có thể nói là "thần kỳ", vì mỗi ngày cán bộ này sẽ dịch không dưới 3 trang sách (khổ A4) với 1350 chữ.

Trong khi đó, theo một học giả chuyên dịch sách tiếng Hán ra tiếng Việt, thì để chuyển ngữ được một công trình khoa học, nhất là để chuyển ngữ được các tác phẩm mang tính học thuật cao, cần phải có kiến thức nền tảng về lĩnh vực đó, còn để dịch hay, buộc phải có sự am hiểu sâu sắc, tinh thâm và một phông văn hóa đủ lớn, cần phải có một đội ngũ chuyên gia làm nhiệm vụ cố vấn, hiệu đính, thì tác phẩm dịch mới có thể được công bố.

Bản kiểm điểm bước đầu thừa nhận sai phạm của bà Vân.

Do đó, việc một cán bộ trẻ, trình độ tiếng Trung hệ đại học, kinh nghiệm công tác và trải nghiệm cuộc sống chưa nhiều, lại thường xuyên xin nghỉ việc để sinh con, nghỉ ốm, nghỉ ôn thi Cao học… nhưng vẫn thường xuyên cho ra đời các đề tài khoa học mang tính chuyên khảo đồ sộ, khiến các vị "mũ cao, áo dài" trong làng học thuật không khỏi kinh ngạc. Từ chỗ thán phục, sửng sốt về lao động của bà Vân, họ đã tìm đọc, rồi bàng hoàng nhận ra các đề tài mà bà này đã "nộp quyển", phần nhiều là "đạo", mà là "đạo" một cách trắng trợn, từ các công trình mà các GS,TS, các học giả đã công bố, xuất bản. 

Xin đơn cử, vào năm 2010, bà Vân "trúng" hợp đồng dịch thuật hai tác phẩm có tên: "300 vấn đề văn hoá sử Trung Hoa" (phần kinh tế) và: "300 vấn đề trong văn hoá sử Trung hoa" (phần đời sống) viết bằng tiếng Hán. Đối chiếu giữa công trình bà Vân đã bàn giao lại cho Viện Văn hóa, với tác phẩm của nhóm dịch giả Trần Ngọc Thuật, Đào Huy Dật, Đào Phương Chi dịch và công bố năm 1999, thấy giống nhau một cách bất thường, giống cả đến dấu chấm, dấu phẩy. Hay tại các đề tài mà bà Vân được giao thực hiện trong các năm 2009-2010 như: "Ý nghĩa văn hoá của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số (đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu tố con số", và: "Văn hoá xưng hô trong gia đình người Việt có so sánh với gia đình người Hán".

Kết quả đối chiếu với Luận văn Thạc sĩ của Giang Thị Tám và Luận án Tiến sĩ của Phạm Ngọc Hàm, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, thấy Vân đã sao chép cẩu thả đến mức không phát hiện ra lỗi chính tả. Không chỉ "copy - paste" nguyên văn, bà Vân còn "lập lờ đánh lận con đen", khi biến tên của tác giả thành tên chủ biên, tác phẩm 100% của người Việt, lại biến thành sách dịch từ tiếng nước ngoài. Chẳng hạn, năm 2008, bà Vân dịch cuốn: "Văn hoá cổ điển Trung hoa", ở ngoài bìa đề tài bà Vân ghi chủ biên là Nguyễn Tôn Nhan (một học giả người Việt đã mất).

Công văn số 397 ngày 5/7/2013 của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ việc.

Thực tế, đây chính là cuốn sách tiếng Việt do ông viết có tên: "Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc". Hay cuốn: "Điển cố Trung hoa" dịch năm 2009 của bà Vân cũng là một tài liệu có bản gốc bằng tiếng Việt. Mặc dù chỉ được đào tạo tiếng Trung, nhưng bà Vân vẫn "dịch" sách tiếng Anh ra tiếng Việt "ngon ơ", trong đề tài: "Tiếng nói của quá khứ - lịch sử truyền miệng"...

Bà Trần Bình Minh cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện 6 trong số 15 đề tài dịch của bà Vân là sự sao chép nguyên bản các đề tài, luận văn, công trình nghiên cứu của các tác giả lớn. Nếu kiểm tra hết, chắc chắn sẽ không dừng lại ở con số 6. Vụ việc đang tiếp tục được xác minh làm rõ". 

Hé lộ những khuất tất 

Viện Văn hoá, Trường ĐH Văn hoá Hà Nội không có chức năng xuất bản, việc chuyển ngữ tài liệu tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, chỉ để tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu của Viện. Tuy nhiên, trong những năm qua bà Đỗ Thị Minh Thuý - Viện trưởng đã giao cho bà Vân dịch 15 công trình khoa học. Theo quy định, khi cán bộ nhân viên có đề tài nghiên cứu sẽ đề xuất lên lãnh đạo. Căn cứ báo cáo đề xuất, lãnh đạo Viện sẽ tổ chức một hội đồng khoa học để xét duyệt đề tài. Nếu đề tài được duyệt, cá nhân đó tiếp tục lập đề cương trình hội đồng thẩm định và triển khai thực hiện đề tài. Khi hoàn thành, đề tài phải qua bước trình hội đồng khoa học nghiệm thu. 

Thông báo số 543 ngày 23/9/2013 của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội xác định bà Vân có sai phạm.

Quy trình là thế, nhưng việc giao đề tài và nghiệm thu đề tài của bà Thúy đối với bà Vân theo cách "chẳng giống ai". Trong đơn tố cáo, bà Minh cho biết: "Hội đồng khoa học của Viện có như không, bởi nhiều đề tài bà Thúy tự ý giao cho bà Vân thực hiện, phớt lờ Hội đồng. Nếu có đưa ra mà bị phản đối, thì bà Thuý vẫn cứ giao bà Vân thực hiện. Thành thử, hầu hết các đề tài mà bà Vân đã thực hiện, đều không báo cáo đề cương và thông qua nghiệm thu đánh giá chất lượng trước Hội đồng khoa học. Chỉ khi bà Vân "nộp quyển", chúng tôi mới biết".

Bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy
Vẫn theo tố cáo, bà Minh cùng một số nhà khoa học trong Viện đã chịu áp lực buộc phải ký vào phiếu nghiệm thu đề tài khi mà bà Vân đã lấy tiền công, với lý do để hợp thức hóa chứng từ trước các đợt kiểm toán. Ước tính số tiền thực hiện đề tài mà bà Vân được trả đã lên đến hàng trăm triệu. 

Năm 2009 - 2010, việc bà Vân sao chép công trình của người khác đã bị phát giác, lãnh đạo ban yêu cầu kỷ luật, nhưng trong các cuộc họp bà Vân thường vắng mặt, nếu có thì quanh co, không thừa nhận khuyết điểm. 

Bức xúc trước những vi phạm của bà Vân, ngày 28/1/2013 và ngày 24/6/2013, bà Trần Bình Minh đã có đơn kiến nghị gửi lên Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa, đề nghị cho thẩm định lại toàn bộ số đề tài của bà Vân và xem xét các biểu hiện sai phạm của bà Thúy trong quản lý khoa học, quản lý cán bộ, quản lý tài chính. 

Ngày 5/9/2013 tại Thông báo số 543 của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã xác định: "Qua một vài cuốn được kiểm tra, bước đầu đã phát hiện có hiện tượng sao chép, trong đó cuốn bà Nguyễn Thuỳ Vân dịch nhưng bản gốc lại được viết bằng tiếng Việt và của tác giả Việt Nam".

Được biết, trong Bản kiểm điểm ngày 4/11/2013, bước đầu bà Vân thừa nhận đã "dịch" sách từ tác phẩm "Điển cố Trung Hoa" sang tiếng Việt. Hiện Tổ Thanh tra của nhà trường đã thu giữ, niêm phong toàn bộ "đề tài khoa học" của bà Vân để thẩm tra, còn bà Thúy bị yêu cầu giải trình thành khẩn sai phạm của bản thân.


Ngày 9/1/2014, chúng tôi đã liên lạc với bà Nguyễn Thùy Vân qua điện thoại đề nghị được gặp để hỏi về việc có liên quan. Tuy nhiên bà Vân đã từ chối gặp với lý do bận việc riêng.

  Trung Hiếu - Ngọc Trâm


Chúng tôi sẽ tiếp tục công bố các hồ sơ về vụ việc nghiêm trọng này...

15 nhận xét :

  1. Ăn cắp đã ăn sâu vào não trạng bọn chăm ăn lười làm rồi. Đã trở thành đặc tính chung của bọn đó nên gặp gì ăn nấy, miễn "cho đầy túi tham" thôi. Chán mớ đời cho nền giáo dục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CÁC BÁC NÓI THẾ NÀO, CHẲNG LẼ Ở CÁI NÔI VĂN HÓA MÀ ĐÁNH MẤT VĂN HÓA SAO?

      Xóa
  2. Lam nghe gi, an nghe day !
    " Nguoi TA an khong tu moi Thu gi"
    Loi ba Pho...Doan.
    Cam on Ba !!!

    Trả lờiXóa
  3. Nếu trong quá trình học ở bậc Đại học mà bản thân người học không tự "chính quy" bản thân mình, quanh năm chỉ biết mắt trước, mắt sau "cá chép" và sử dụng "phao" thì sau khi ra làm việc sẽ không bao giờ có được những việc làm nghiêm túc, sương máu! Trường hợp của chị Vân, theo tôi, trước hết là do bản thân chị, sau nữa không thể không có trách nhiệm của trường Đại học (Dân lập) Phương đông. Hơn nữa, hiện tượng học thật kiến thức giả như thế này thì chiếm một tỉ lệ khá cao trong xã hội ta hiện nay (tôi không dám dùng từ chủ yếu hoặc phần lớn !). Thật kinh hoàng quá các "Đạo" sĩ ạ !

    Trả lờiXóa
  4. Tát cả vì vật chất,nên họ phải hành xử như thế này thôi- vả lại con cái trong nhà thì bắt chước cha mẹ, quần chúng nhân dân thì bắt chước lãnh đạo thôi ! -luật tự nhiên của tạo hóa mà !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với thời đại này , những câu chuyện như vậy thì không có gì đáng ngạc nhiên . Nó đã trở thành quốc nạn .

      Xóa
  5. "Đất nước bao giờ suy thoái thế này chăng!?".
    Từ ngữ "Ăn cắp" có lẽ sẽ được phổ cập khắp mọi giới ở VN thế kỉ XXI này. Bởi vì nó "len lỏi" một cách trắng trợn từ tất cả các giai tầng của xã hội Việt Nam.
    Lĩnh vực nào cũng lắm kẻ cắp. Từ loại đẳng cấp cao "Quý tộc điên" đến thằng ngồi lê xó chợ.
    Từ loại vô học đến loại học cao. Lẽ ra Bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy phải có lời phê vào "đáp án" của bà Nguyễn Thùy Vân là: căn cứ sao chép của người khác TÔI đánh giá XUẤT SẮC. Giống như học sinh phổ thông ghi kết quả bài làm: Theo bài bạn bên ta có ...

    Trả lờiXóa
  6. Tiếp viên hàng không buôn mỹ phẩm Nhật, Đại sứ buôn sừng tê giác, Giao thông thì có cầu và đường.... thì trường Đại học văn hoá nầy chỉ có mấy cuốc sách thôi mờ, tính ra cũng không đáng là bao ! Công copy, đạo văn cũng cực nhọc lắm đấy... So ra không bằng 1 lần sửa đền, tu tạo đền, chùa ... hoặc 1 lần lễ hội hoành tráng xảy ra hàng ngày trên đất nước nầy ... Hãy thông cảm cho họ !

    Trả lờiXóa
  7. tôi bị dị ứng với tất tật những gì gắn với hai chữ văn hóa bởi nó chẳng bao giờ có văn hóa, mà kỳ lạ sao lại có thể có cả đại học văn hóa nhỉ, nếu chưa kinh qua đại học văn hóa nghĩa là người chưa có văn hóa cao, nếu đã học qua đại học văn hóa thì còn phải trải qua đại đại học rồi đại đại đại học văn hóa nữa à, chết mất thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Khi cả các cấp có học cũng coi ăn cắp là chuyện thường tình thì người dân không còn lí do gì để mà cứ phải nai lưng ra đóng thuệ mà nuôi dưỡng họ. Người dân không thể nuôi kẻ cắp làm lãnh đạo. Nếu CQ không xử những kẻ cắp này, người dân sẽ xử họ như những kẻ trộm chó !

    Trả lờiXóa
  9. Bây giờ hãy lấy một tài liệu cho những con sâu con mọt đó ngồi dịch lại xem chất lượng và tốc độ? Mặc dù bây giờ có trình độ hơn ngày xưa, nếu đúng sự thật thì khen, sai sự thật thì bắt tù và đền tiền, bọn này ăn tiền dự án "nghiên cứu văn hóa" là cả một dây từ trên xuống.

    Trả lờiXóa
  10. Đại học văn hóa đào tạo ra những loại chuyên nghành gì? chỉ những người học ở đại học văn hóa mới có văn hóa hay sao? còn các người học ở đại học khác thì không văn hóa à? ở đất nước ta không có cơ quan nào, ngành nào, việc nào mà không có tham nhũng ( ăn cắp của công ). Ngân sách đầu năm phân chuẩn bị phân bổ xuống là đã ngã giá lấy lại % ăn chia rồi, xuống đến cơ sở để thực thi công việc thì chẳng còn bao nhiêu. Những cơ quan, tổ chức, ngành tham nhũng và ăn cắp nhiều % nhất, an toàn nhất và sạch nhất là những cơ quan, tổ chức xã hội,ngành thuộc hệ thống đảng, vì ngân sách cấp xuống đấy trong năm chủ yếu tạo ra loại vật chất, hàng hóa tiêu tốn, tiêu hao ( phục vụ cho hội nghị,tập huấn, băng rôn khẩu hiệu, áp phích, cờ quạt loa đài, tạp chí,báo, thông tin nội bộ, hoạt động phong trào, bồi dưỡng....).

    Trả lờiXóa
  11. Giờ ăn cắp, ăn cướp (nói kiểu "chính thống" là tham nhũng) nó phổ quát ở VN "tươi đẹp" rồi - có gì mà "tày đình" chứ?
    Không chừng, có cán bộ nào liêm khiết mới là hiện tượng "tày đình" đấy!...

    Trả lờiXóa
  12. Không phải đến đời Viện trưởng này đâu, TS. Thúy chỉ tiếp bước Viện trưởng trước đây thôi. Đây là chuyện thường ngày ở Viện mà... Có tác giả nhận viết một phần trong công trình nghiên cứu cho viện là 10 triệu, bị đề nghị thẳng là cắt lại 5 triệu... Và tác giả này cũng chơi luôn một kiểu là: chỉ viết phần đầu và phần cuối, phần giữa để trống và 5 triệu cắt lại đó là nhóm tác giả nhận 5 triệu kia viết... Và từ đó cạch đến già không bao giờ hợp tác. Và có một ngày, nhiều tác giả phát hiện ra tên mình có rất nhiều trong các đề tài của Viện, cả chữ ký nhận tiền nữa... Lỗi ở đây là chữ ký của các GS, TS quá đơn giản để bắt chước, bị lấy tên tuổi ra làm "phù" dán vào các đề tài...và đến lúc xuất bản rồi mới biết mình là tác giả....

    Trả lờiXóa
  13. Bây giờ ở ta có một cái lệ bất thành văn và các quan sợ nhất điều mà Trung Quốc đang thực hiện chống tham nhũng thật, làm thật , xử lý thật chính là: Truy hỏi tài sản kếch xù của quan chức do đâu mà có, thử hỏi liệu có quan nào ở ta chứng minh nổi một phần tài sản hàng trăm triệu đô có nguồn gốc chính đáng? Chính điều đó mà tảng lờ, thậm chí bao kẻ đã lộ rõ tội nhưng tuyệt nhiên chỉ xử cái phần đã lộ còn của nả khác không thấy động chạm, đó chính là cái mà dân biết "hô chống giả" còn lâu mới làm thật?

    Trả lờiXóa