Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

HOAN HÔ CỤC DI SẢN ĐÃ CẢNH CÁO ÔNG BÙI QUANG THẮNG VÀ SỞ VH HÀ NỘI


Cục Di sản yêu cầu hạn chế cải biên tại lễ hội Bình Đà
Cập nhật: 17:36 | 04/04/2014

VNN - Cục Di sản văn hóa vừa có công văn gửi Sở VH-TT&DL Hà Nội về việc chấn chỉnh lại một số hoạt động đang làm biến dạng, sai lệch di sản tại lễ hội Bình Đà (Thanh Oai).

 
Theo đó, công văn số 211/DSVH-PVT yêu cầu Sở VH-TT&DL Hà Nội phối hợp với chính quyền, cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết bảo vệ và phát huy những giá trị di sản này đồng thời thực hiện công tác quản lý giám sát thực hành di sản tại cộng đồng.

Bình Đà, tiệc ánh sáng, trình chiếu 3D, di sản
Công văn của Cục về việc chấn chỉnh các hoạt động tại lễ hội Bình Đà

Cục Di sản văn hóa yêu cầu việc tổ chức các hoạt động vinh danh quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Bình Đà cần hạn chế tối đa các hoạt động cải biên, cải tiến làm sai lệch di sản.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, Bộ VH-TT&DL vừa công nhận lễ hội Bình Đà (Thanh Oai, Ha Nội) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Bình Đà diễn ra từ 3/4 -5/4 bao gồm nhiều hoạt động trong đó việc đưa màn trình chiếu 3D dài 30 phút với những ánh sáng màu xanh đỏ, với những âm thanh ồn ào làm phá vỡ không gian trang nghiêm của di tích khiến nhiều người và cả các chuyên gia về di sản bức xúc.

Bình Đà, tiệc ánh sáng, trình chiếu 3D, di sản
Trình chiếu ánh sáng tại lễ hội Bình Đà

Phóng viên đã liên hệ với ông Trương Minh Tiến- Phó giám đốc Sở VH-TT&DL thì được biết, Sở chưa nhận được công văn chỉ đạo từ Cục Di sản. Lãnh đạo Sở sẽ có hướng chỉ đạo và trả lời báo chí khi chính thức nhận được công văn này.

Làng Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ bao đời nay đã thờ cúng hai vị thần: Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền Nội và Linh Lang đại vương tại đền Ngoại. Lễ hội làng Bình Đà có từ hàng trăm năm nay, đã gắn liền với đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Hằng năm, từ ngày 3 đến 6-3 âm lịch, làng lại mở lễ hội tưởng nhớ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại đền Nội (gần đây được một số người gọi là Thánh Tổ Lạc Long Quân). Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1985.

T.Lê
Nguồn: VNN

4 nhận xét :

  1. Các con buôn lợi dụng lễ hội . Họ là những người kinh doanh lễ hội . Kinh doanh thì phải có lãi . Kinh doanh này rất sướng vì không phải bỏ vốn , chỉ có làm khéo thì thu lãi nhiều . Tiền NN, tiền ND vào túi tư nhân , vào túi vài kẻ đầu cơ thôi ! Thật ra khó mà tìm ra những người chân chính . Các lễ hội không còn chiều sâu văn hóa, những người tư vấn và thiết kế chương trình bỏ qua những kiến thức văn hóa, những nghiên cứu lịch sử và không xây dựng kịch bản lễ hội trên những dữ kiện lịch sử . Điều đó cần kiến thức sâu rộng về lịch sử và rất công phu . Đàng này họ rất hời hợt và nghĩ rằng đem những trình diễn và kĩ thuật hiện đại vào sẽ làm cho lễ hội hoành tráng, mới lạ và thu hút ngừoi xem . Lễ hội thành cơ hội cho các nhà thiết kế tân thời lái theo ý chủ quan của họ . Cái hồn của Lễ hội biến mất. Cái phô ra bên ngoài là kinh doanh và kinh doanh !

    Trả lờiXóa
  2. "Chỉ đạo" là cái chi chi
    Nếu luật không cấm làm gì được nhau?

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn toàn bộ cảnh đình bị mầu sắc xanh đỏ như ma ám, thế mà bảo là làm văn hóa nơi linh thiêng, cái này chỉ làm cho các phòng nhảy nhót hút chích huyên náo lại áp cho nơi linh thiêng tĩnh mịch? Hội chúng ăn bớt ngu đã đành, các cụ bô lão đâu cũng không biết, làm thế thì thần thánh nào còn phù hộ dân làng nữa, chúng xua đuổi hết cả?

    Trả lờiXóa
  4. Khổ quá, thời buổi này mà bắt người ta có "kiến thức sâu rộng về lịch sử và rất công phu" thì lấy gì mà tiêu! Cho nên, phải tăng cường "sáng tạo", áp dụng tối đa những thành tựu KHKT hiện đại cho mọi người "khoái khẩu" là được.
    Các vị cứ ...lắm chuyện!

    Trả lờiXóa