Lại xuất hiện 'quái thú' trong di tích quốc gia
(Thethaovanhoa.vn) - Cầm
sấp đơn kêu cứu của người dân thôn Quang Húc, chúng tôi như chết lặng
khi nhìn ngôi đình cổ từ thế kỷ 17 chỉ còn là một công trình với những
cột kèo vá víu, mộng bị hở, phải chét keo, mái đình được làm bằng đa
phần ngói mới, những con xô, con kìm cũng vừa được đắp bằng xi măng...
Là người chuyên nghiên cứu đình làng, đã tới nghiên cứu lần đầu đình Quang Húc cách đây 18 năm, cán bộ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ VHTT&DL Nguyễn Đức Bình thở dài: "Tôi choáng khi thấy một số tượng nghê, thanh xà trước gác lửng của đình Quang Húc sau khi đã trùng tu. Họ chạm lại một cách thô thiển!"- Ông Đức Bình nói.
"Đặc biệt, thanh xà ở gác lửng chạm rồng được thay thế mới thì không
thể chấp nhận được. Đành rằng, các họa tiết rồng, mây, mặt trời đã bị
mất chi tiết, nếu muốn phục dựng lại cũng phải làm cho tử tế.
Ở
đây, là hai con rồng chầu chữ Thọ được chạm khắc vào thế kỷ 17. Hình
rồng hiền lành, nét chạm chau chuốt tỉ mẩn, người thợ như để tâm vào
từng hình khối, sự liên kết của các họa tiết trang trí rất ăn nhập vào
nhau. Còn ở bức chạm mới tôi không hiểu người ta chạm theo phong cách
nghệ thuật thời nào nữa. Nét chạm cẩu thả, rồng nhìn như quái thú, gian
tà, các đường nét hoa văn thì rời rạc, gai góc. Họ còn tự ý gắn thêm mắt
thủy tinh cho rồng nữa!" - Ông Nguyễn Đức Bình nói.
Không
chỉ thế, theo ông Bình, toàn bộ hệ thống gác lửng (y môn, cửa võng…)
đều dùng sơn công nghiệp thay bằng sơn ta. "Việc dùng lớp sơn công
nghiệp phủ lên trên lớp sơn ta, đè lên toàn bộ lớp sơn son thếp vàng cũ
đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trùng tu và luật di sản văn hóa. Chỉ
cần sau một thời gian ngắn, lớp sơn công nghiệp kia sẽ nứt nẻ, nhăn nhúm
lại, thảm hại hơn là nó phá nát hoa văn, các lớp sơn ta với trầm tích
cả trăm năm phía dưới"- Ông Bình kết luận.
Chùm ảnh ghi nhận của Thể thao & Văn hóa tại di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đình Quang Húc (xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Chùm ảnh ghi nhận của Thể thao & Văn hóa tại di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đình Quang Húc (xã Đông Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội).
Phạm Mỹ
'Nét chạm cẩu
thả, rồng nhìn như quái thú, gian tà, các đường nét hoa văn thì rời
rạc, gai góc.'- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình trao đổi với Thể thao
& Văn hóa
Những con rồng được phục dựng theo rồng thời Lê được gắn thêm... mắt thủy tinh
Rất nhiều đầu cột, vị trí tiếp giáp của các đầu xà, thanh rường hiện nay đều bị hở mộng
Nước ngấm vào những mối nối sau trận mưa
Những người trùng tu phải lấy keo đắp vào các chỗ bị hở
Những mối nối cẩu thả được vá víu bằng đủ loại vật liệu
Cũng theo
quan sát, hiện nay, cột đình ( niềm kiêu hãnh của đình Quang Hũng suốt
cả 4 thế kỷ qua) bị nối chân cột và vá quá nhiều
Một số cột có thể nhìn thấy sự xiêu vẹo bằng mắt thường.
Những con xô, con kìm đất nung cổ kính nay bị thay mới toàn bộ bằng xi măng
Còn những cấu kiện cũ được chằng hờ trên mái đình bằng... dây thép
Toàn những thứ tả pí lù do bọn nửa người nửa ngợm nửa đười ươi làm ra!
Trả lờiXóaPhải công nhận Đảng ta đã thành công trên bước đường xây dựng "Con người mới xã hội chủ nghĩa"! Vân! chỉ khoảng vài năm nữa thôi là ta sẽ thành công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên dải đất hình chữ S, chứ không phải lo lắng như bác tổng Trọng nhà ta đâu!? Bằng chứng cụ thể là đây:
Trả lờiXóa1/ Thời phong kiến, thực dân, đế quốc thì nông dân rất khổ! con trâu đi trước cái cày đi sau và con người đi sau cùng. Nhưng dưới mái nhà XHCN thì từ phương thức cho đến tư liệu sản xuất đã được thay đổi toàn diện! bằng chứng là tại tỉnh Hưng Yên và một số vùng nông thôn trên toàn quốc đã dùng phương án: "CON NGƯỜI" đi trước cái cày theo sau và con người đi sau cùng! như vậy về cơ bản ta giải phóng triệt để về sức...TRÂU!? quá nhân bản! đã đưa động vật lên trên con người!( bọn tư bản chỉ quý chó, mèo...còn bên xứ Việt ta hơn hẳn chưa!?)
2/ Về kết hợp giữa sinh hoạt và giải trí thì ta đây phải chấp bọn tư bản vạn lần! bên xứ tư bản chỉ được cái xây dựng điện, đường, trường, trạm, cầu cống đến...tận răng cho dân! để rồi rững mỡ chạy xe tới nơi để chơi trò nào là leo núi, ngồi bè vượt thác, nhảy dây cột cẳng...!!! Xưa rồi...Diễm!? Hãy ngó qua xứ "CHƠI" mà "LÀM" và "LÀM" mà "CHƠI" ở thiên đường này đã đạt...đỉnh rồi! bằng chứng là tại Hòa Bình, Điện Biên,Gia lai, Kum Tum,... vừa đi làm đi học mà vẫn kết hợp trò chơi vào thế mới tài chứ!? nào là đu dây qua sông, ngồi vào túi ni lông bịt miệng vượt suối nè,...!?!?!? cảm giác mấy trò chơi về độ mạo hiểm thì bọn tư bản nó...vái lạy mình bằng...sư tổ!!!
3/ Những hãng phim nổi tiếng ở châu Âu và cả thằng Hô Ly Út của thằng Mẽo bỏ ra hàng triệu đô la một cách vô bổ để đóng những bộ phim hành động, kinh dị giết người man rợ, những cảnh xe đối đầu tông nhau,...chưa bằng một góc của xứ Việt này!? bằng chứng là xem...báo đài ngày nào cũng có cả! mà tất cả là người thật việc thật hết nha! thế mới...phê chứ!?!?!?
4/................bạn đọc viết thêm!!!hihi........
Khiếp... bác này, hố hố hố.
XóaKhông viết thêm nổi... Tâm hồn rã rượi...
XóaNgười về đâu? Hồn về đâu?...
Quái thú, quái vật, quái nhân . Thập niên thứ 2 tk 21 thấy xuất hiện nhiều . Tiếp theo chắc sinh sôi nảy nở đông .
Trả lờiXóaHọ đã "ĂN " như chị Doan nói rồi,,"ăn" vật tư, "ăn " công ,'ăn" cả lương tâm. 'ăn" cả thần thánh.khác sao được thì đình chỉ như thế thôi
Trả lờiXóaSót xa như rụng bàn tay. đáng nguyền rủa thay những kẻ cướp hồn dân tộc, xé nát núi sông. Biến quê hương cẩm tú lần hồi thành cái xác không hồn
Trả lờiXóabọn họ càng cố nặn ra dự án để ăn, chẳng có tâm và kiến thức, chỉ cần có dự án và tiền %
Trả lờiXóaNhìn những con nghê cổ hang trăm năm không cần tô vẽ mà vẫn thật gần gũi, đáng yêu mà sao những cái "đầu đất" lại thay bằng những con quái thú dữ tợn, lòe loẹt kia chứ! Cứ "ăn" của đình, chùa cho lắm vào rồi "đi" lúc nào không biết!
Trả lờiXóaHọc sinh đi học, cô giáo đi dậy chui vào bao ni lông "đi ngầm qua suối" mới là ý tưởng sáng tạo của đỉnh cao trí tuệ Việt nam!
Trả lờiXóaCòn tầu ngầm đầu tiên Việt nam đóng đã chạy thử trên ao sao không thấy Tễu nhắc tới?
Tầu ngầm nầy chỉ chạy trên mặt ao thôi, làm sao mà lặn được và dù có lặn được, làm sao nổi lên đây?
Xin các vị Đô đốc của lực lượng Hải quân nhân dân cho ý kiến?