Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

NHÀ PHÊ BÌNH PHẠM XUÂN NGUYÊN LÊN TIẾNG VỀ "VỤ NHÃ THUYÊN"

'Một luận văn bị chính trị hóa'
Cập nhật: 16:24 GMT - chủ nhật, 23 tháng 3, 2014 

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, từ Hà Nội, cho rằng có một hành động chính trị hóa và phi khoa học nhắm vào trừng phạt người hướng dẫn và người thực hiện một luận văn cao học về nhóm văn chương, thi ca ' Mở miệng' vốn không được chính quyền nhìn nhận.

Hôm 23/3/2014, ông Nguyên, đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hà Nội nói với BBC ông cho rằng có những dấu hiệu bất thường khi một luận văn đã được bảo vệ thành công với kết quả xuất sắc từ ba năm trước, gần đây bị đem ra chấm lại, đồng thời tác giả luận văn bị tước bằng Thạc sỹ, trong khi Giáo sư hướng dẫn luận án bị 'cho về hưu non'.

Theo ông Nguyên, các cơ quan có liên quan tới vụ việc, được hiểu là Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đại học Sư phạm Hà Nội 1, cần phải mời tác giả luận văn là nhà văn Nhã Thuyên - Đỗ Thị Thoan, người hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, và Hội đồng chấm luận văn cao học trước đây tham gia vào quá trình xem xét lại luận văn, nếu điều này có cơ sở và cần thiết.

'Cần phải lên tiếng'

Hôm Chủ Nhật, nhà phê bình cho rằng có thể đã có một áp lực từ phía trên đối với các quyết định liên quan tới buộc thôi việc người hướng dẫn bản luận văn với tựa đề "Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn học".

Ông Nguyên cho rằng trước hết các thành viên trong Hội đồng chấm luận văn này trước đây cần phải lên tiếng để bảo vệ quan điểm và kết quả chấm luận văn của họ.

Đồng thời, vẫn theo nhà phê bình, những người trong giáo giới, ngành giáo dục, giới văn học, văn chương, cần phải có ý kiến để giúp PGS Nguyễn Thị Bình bảo vệ những quyền lợi, lợi ích chính đáng của bà, đồng thời tránh cho việc một tiền lệ mà ông gọi là 'chính trị hóa, phi khoa học' lặp lại trong tương lai.

 

2 nhận xét :

  1. .Đất nước ta có nhiều người tâm huyết như Phạm Xuân Nguyên thì đâu đến nỗi.9.000.000 giáo sư,24.000.000 tiến sĩ đi đâu hết rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu trả lời rất đơn giản: tôi hỏi lại bạn, nếu bạn trả lời được câu hỏi này thì đó cũng là gợi ý cho thắc mắc của bạn: Ai/cơ quan nào là người quyết định các vị trí hiệu trưởng/viện trưởng/giám đốc/chủ tịch các cơ quan/đơn vị học thuật (trường/viện/trung tâm/...). Nếu những "vị trí" này mà không thực hiện chỉ đạo/chỉ thị vô hình nào đó thì liệu có còn ngồi được ở cái position kia không?lkk

      Xóa