Khi cán bộ chính trị kiềm tỏa người tri thức
L M H T
Câu chuyện về thạc sĩ Nhã Thuyên và luận văn của cô đang bị hội đồng
chấm lại một cách bí mật dưới sức ép từ trên xuống đang – đã và sẽ gây
ra nhiều tranh cãi. Nó làm cho không ít người nhớ lại cuộc kiểm điểm bài
Dư Âm (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí), một Nhân văn - Giai phẩm của cái thời kỳ
“cách mạng sôi nổi” ấy, hay gần đây nhất là một “Cánh đồng bất tận” của
nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Sở dĩ có sự liên tưởng tương đồng như thế là vì tất cả đều có sự tham gia phát giác, đấu tố của các cán bộ chính trị trong các vấn đề mang tính học thuật, khoa học xã hội.
Cho nên mới có chuyện, những nhà phê bình văn học lại sử dụng luận điểm “phản lại chế độ” để chấm dấu hết cho cả một công trình nghiên cứu.
Cho nên mới có chuyện, cho điểm tuyệt đối, rồi ba năm sau lại xóa bỏ toàn bộ điểm dành cho một luận văn, loại bỏ những người từng chấm bài thi trước đó đã cho thấy sự can thiệp thô bạo của chính trị bấy lâu nay trong địa hạt học thuật.
Sở dĩ có sự liên tưởng tương đồng như thế là vì tất cả đều có sự tham gia phát giác, đấu tố của các cán bộ chính trị trong các vấn đề mang tính học thuật, khoa học xã hội.
Cho nên mới có chuyện, những nhà phê bình văn học lại sử dụng luận điểm “phản lại chế độ” để chấm dấu hết cho cả một công trình nghiên cứu.
Cho nên mới có chuyện, cho điểm tuyệt đối, rồi ba năm sau lại xóa bỏ toàn bộ điểm dành cho một luận văn, loại bỏ những người từng chấm bài thi trước đó đã cho thấy sự can thiệp thô bạo của chính trị bấy lâu nay trong địa hạt học thuật.
Sự xâm phạm trắng trợn đó của cán bộ chính trị vào học thuật để làm cho cả nền học thuật bị đì, đặc biệt nền học thuật xã hội. Nó vẫn bị chi phối một cách giáo điều trong cái khuôn khổ được đặt ra về mặt tư tưởng, nó vẫn bị Marx – Lenin & chế độ XHCN bao vây, mọi yếu tố muốn thoát ra đều bị xử lý, xóa bỏ. Mọi thứ đã thay đổi, nhưng vẫn có những con người, vẫn có những giáo điều không bị thay đổi.
Báo Nhân Dân & Quân Đội Nhân Dân đã làm rất tốt trong việc làm sống dậy các câu từ đậm chất triệt tiêu giai cấp, đậm chất cách mạng đỏ như: “Nhân danh nghiên cứu để ca ngợi thứ "thơ" rác rưởi” [1]; “Một “góc nhìn” phản văn hóa và phi chính trị” [2]... Nó có khác gì so với những câu chữ của hàng chục năm về trước?, “Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm”,
Rất chân thực, rất thành công và đầy tính đấu tố tư tưởng/giai cấp.
Những nhà phê bình văn học, những giảng viên đại học/ cao đẳng, những cử
nhân văn học, hội viên hội Nhà văn đã trở thành những tuyên huấn lúc
nào không hay, họ đem ngòi bút và cách nhìn đầy tính chính trị vào trong
đánh giá học thuật thay vì là tri thức và sự tìm tòi – khám phá lẫn
tính nhân bản. Để rồi con đường cuối cùng là quy kết vào cái gọi là
“động cơ chính trị”. Tôi gọi đó là sự nhân danh tri thức hay lấy tri
thức làm bình phong để đả phá tri thức của những công cụ chính trị.
Sự tồi tệ đó không phải là mới đây, mà ngay những năm 1956 (thế kỷ 20) ông Đào Duy Anh cũng đã từng cảnh báo: “Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học xã hội thì mối tệ cũng không kém”. [3]
Chính khi cán bộ chính trị vào giáo huấn tri thức về cách hành văn, nghiên cứu đề tài thì cũng là lúc hình ảnh trần trụi xơ xác của nền giáo dục Việt Nam phi nhân bản, rập khuôn, phục vụ chính trị lại trở nên rõ nét hơn cả. Đó là, cái trường ĐHSP Hà Nội (con chim đầu đàn của nền giáo dục Việt Nam, nơi đào tạo mỗi năm hàng ngàn nhà giáo, cử nhân) đã ra cái quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan. Tiếp đó, sự cúi rạp người của người tri thức đi đến đề nghị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều” và cho nghỉ hưu non đối với người hướng dẫn đề tài là PGS TS Nguyễn Thị Bình.
Như vậy, về bản chất khung tri thức khoa học bấy lâu nay không hề có sự thay đổi. Do đó, khi người ta đặt ra cái tính chính danh của Hội Đồng thì tôi nghĩ nên đặt ra câu hỏi về bản chất và cả tính chính danh của trường ĐHSP Hà Nội, của nền giáo dục Việt Nam là gì? Nếu không phải là cái công cụ dành cho cán bộ chính trị. Tư tưởng chính trị đã đè bẹt tư tưởng tự do học thuật.
Để rồi, “chính cái tư tưởng không tin và coi rẻ trí thức đã dẫn đến sự ứng dụng lệch lạc cái nguyên tắc rất đứng đắn về quyền lãnh đạo của chính trị, do đó công tác học thuật của chúng ta, về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội, gặp nhiều cản trở mà vẫn bị hãm vào tình trạng lạc hậu.” [3]
Nền giáo dục khai phóng mà dân tộc đang cần, những nhà tri thức đúng nghĩa đang mong mỏi từ bấy lâu nay vẫn là một con đường xa ngái như PGS-TS Hoàng Dũng đã từng nhận định trong một bài viết trên Vietnamnet [4].
Sự an ủi dành cho những nhà tri thức giờ đây chính là tình yêu và sự kính của Thoan dành cho cô Bình cũng như cách sống thẳng, lòng nhiệt huyết, sự cởi mở và cả tôn trọng đối với lựa chọn của học trò mà cô Bình đã dành cho Thoan là câu trả lời quý giá nhất.
Chúng ta dung dưỡng điều đó để chờ một ngày giáo dục được khai phóng thực sự, thoát khỏi mọi sự kiềm tỏa của cán bộ chính trị. Đó cũng là ngày mà luận văn về nhóm “Mở miệng” được tôn vinh.
Sự tồi tệ đó không phải là mới đây, mà ngay những năm 1956 (thế kỷ 20) ông Đào Duy Anh cũng đã từng cảnh báo: “Trong địa hạt khoa học tự nhiên, sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn như thế cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Trong địa hạt khoa học xã hội thì mối tệ cũng không kém”. [3]
Chính khi cán bộ chính trị vào giáo huấn tri thức về cách hành văn, nghiên cứu đề tài thì cũng là lúc hình ảnh trần trụi xơ xác của nền giáo dục Việt Nam phi nhân bản, rập khuôn, phục vụ chính trị lại trở nên rõ nét hơn cả. Đó là, cái trường ĐHSP Hà Nội (con chim đầu đàn của nền giáo dục Việt Nam, nơi đào tạo mỗi năm hàng ngàn nhà giáo, cử nhân) đã ra cái quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học hàm thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan. Tiếp đó, sự cúi rạp người của người tri thức đi đến đề nghị “báo chí không đăng tải ý kiến, đơn thư trái chiều” và cho nghỉ hưu non đối với người hướng dẫn đề tài là PGS TS Nguyễn Thị Bình.
Như vậy, về bản chất khung tri thức khoa học bấy lâu nay không hề có sự thay đổi. Do đó, khi người ta đặt ra cái tính chính danh của Hội Đồng thì tôi nghĩ nên đặt ra câu hỏi về bản chất và cả tính chính danh của trường ĐHSP Hà Nội, của nền giáo dục Việt Nam là gì? Nếu không phải là cái công cụ dành cho cán bộ chính trị. Tư tưởng chính trị đã đè bẹt tư tưởng tự do học thuật.
Để rồi, “chính cái tư tưởng không tin và coi rẻ trí thức đã dẫn đến sự ứng dụng lệch lạc cái nguyên tắc rất đứng đắn về quyền lãnh đạo của chính trị, do đó công tác học thuật của chúng ta, về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội, gặp nhiều cản trở mà vẫn bị hãm vào tình trạng lạc hậu.” [3]
Nền giáo dục khai phóng mà dân tộc đang cần, những nhà tri thức đúng nghĩa đang mong mỏi từ bấy lâu nay vẫn là một con đường xa ngái như PGS-TS Hoàng Dũng đã từng nhận định trong một bài viết trên Vietnamnet [4].
Sự an ủi dành cho những nhà tri thức giờ đây chính là tình yêu và sự kính của Thoan dành cho cô Bình cũng như cách sống thẳng, lòng nhiệt huyết, sự cởi mở và cả tôn trọng đối với lựa chọn của học trò mà cô Bình đã dành cho Thoan là câu trả lời quý giá nhất.
Chúng ta dung dưỡng điều đó để chờ một ngày giáo dục được khai phóng thực sự, thoát khỏi mọi sự kiềm tỏa của cán bộ chính trị. Đó cũng là ngày mà luận văn về nhóm “Mở miệng” được tôn vinh.
_______________
[1] nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/20716102-nhân-danh-nghiên-cứu-để-ca-ngợi-thứ-thơ-rác-rưởi.html
Bác Lâm Khang ơi!
Trả lờiXóaMột Dân tộc, dù lịch sử có hiển vinh đến đâu, dù nhiều ngàn năm văn hiến, ... cũng làm sao chịu được dù chỉ một chút thôi của một lỗi lầm đã, đang và sẽ đánh cắp tương lai của Dân tộc này.
Lỗi lầm ấy đã, đang và sẽ còn là duy ý chí, ấu trĩ, dốt nát, phản động, ... đi ngược với phát triển, văn minh và tiến bộ của nhân lọai. Từ đông tây, kim cổ đến nay “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, thế mà “TRÍ, PHÚ, ĐỊA, HÀO ĐÀO TẬN GỐC, TRỐC TẬN RỄ”.
Lỗi lầm ấy nó đã, đang và sẽ đánh cắp tương lai của Dân tộc này, nó chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích mà thôi.
Thật bất hạnh Bác ạ!
Cho nên thời nay tốt nghiệp đại học về nhà xin bồi bàn ở khách sạn cũng khó phần lớn ăn hại bố mẹ (như ở TP Vinh quê tôi), Báo chí xưa còn có người mua đọc ( nếu qua chỗ đông người ta có thể nhìn thấy) bây giờ thấy người cầm tờ báo xem thì đúng là chuyện lạ? ti vi chỉ dùng xem thời tiết và thời sự quốc tế..Khủng hoảng niềm tin trầm trọng.
Trả lờiXóaĐấy thành tích tổng thể cao muôn trượng vậy đó, nhục hay vinh?.
Dân Nghệ
2 bác nặc danh bên trên nói hay quá đấy-"chuẩn không chỉnh" !
Trả lờiXóaLà một người Việt Nam biết yêu nước Việt,tuổi hơn lục tuần,nổi trôi theo vận nước .Đang đau nỗi đau dân tộc và đất nước trên non,dưới biển vẫn chưa yên ! Mới vừa đọc được vài comt của những người "nặc danh"mà tự trách mình chẳng làm gì được cho đất nước,vô dụng quá!
Trả lờiXóaTôi không biết những cái thằng trong( hội đồng thẩm định mới này ) .Chúng nó có còn chút gì về lòng tự trọng,lương tâm chúng nó có bị day dứt không ? rồi đến một ngày nào đo khi thời cuộc xoay vần thì người đời lại xét lại cai " hội đồng chuột " ấy thôi
Trả lờiXóaLương tâm nó bị chó tha rồi bạn ạ, Chu Giang (Nguyễn Văn Lưu) và GS. Phong Lê nó đích thị là những thằng 'gà sống thiến sót'(tôi xin lỗi những nhà khoa học, GSTS thực sự)
Xóa