Tượng Phật lạ đột ngột xuất hiện giữa Thủ đô
VNN - "Pho
tượng lạ xuất hiện trong ngôi chùa cổ, chiếm vị trí của toàn bộ tượng
có ở đây được hàng nghìn năm. Tôi không nghĩ lại có những người thiếu
hiểu biết đến như thế", họa sĩ Quách Đông Phương.
Sáng 8/2, phóng viên VietNamNet đã có mặt tại chùa Bà Đá trên phố Nhà
thờ Hà Nội để kiểm chứng thông tin gây bức xúc nhiều người những ngày
gần đây liên quan đến 'bức tượng lạ'. Đúng như mô tả, bức tượng Phật
Dược sư lớn được đặt ở tiền đường, che khuất hệ thống tượng Phật cổ phía
sau.
Ảnh chụp sáng 8/2
Không phù hợp
Chùa Bà Đá được xây từ năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong những di tích có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng của Hà Nội. Chính vì vậy, sự xuất hiện của một bức tượng không thuần Việt lại càng gây choáng cho nhiều người. Đi lễ chùa vào đêm Giao thừa vừa qua sau thời gian chùa tiến hành trùng tu, họa sĩ Lê Thiết Cương nói khi nhìn thấy bức tượng ông đã sốc.
"Chẳng thà nó ở chùa vùng xa, miền quê nào đó, còn đây là chùa mà hệ tượng Phật đã đầy đủ, cực kỳ đẹp và nguyên vẹn. Bản thân pho tượng đó không xấu nhưng khi đặt trong ngôi chùa này thì nó không hợp với tổng thể chung. Lịch sử Phật giáo Việt có hơn 2000 năm, đủ sức mạnh để sinh ra những bức tượng đẹp đủ cho 1 ngôi chùa, không cần phải đi cóp nhặt ở đâu về. Thêm nữa, không gian tâm linh và không gian kiến trúc chùa Việt đã ổn định như vậy rồi. Việc làm thêm 1 ban nữa ở ngay chính điện khi vừa bước vào sân làm phá vỡ toàn bộ không gian kiến trúc đó".
Khi được hỏi về vấn đề này, GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng với nhiều công trình về Phật giáo, đồ thờ và chùa chiền VN nói: "Những chùa đã được xếp hạng phải được pháp luật bảo hộ. Những chuyện bỏ ra hay đưa vào, bất kể 1 đồ thờ nào, cả tượng pháp đều phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp. Không chấp nhận những chùa của thủ đô đưa những thứ lạc loài vào. Bởi vì ngành văn hóa chủ trương khi đưa vào trong chùa tượng mới, đặc biệt những di tích được xếp hạng phải thông qua cơ quan quản lý, và chỉ đưa những gì di tích đó thiếu chứ không phải bày hết đồ của người công đức".
Tôi thấy kinh ngạc
Họa sĩ Quách Đông Phương, nhà sưu tập tượng Phật lâu năm tỏ ra kinh ngạc và bức xúc khi nhận được thông tin về sự xuất hiện của bức tượng lạ: "Tôi thấy kinh ngạc vì nó thể hiện thẩm mỹ tồi. Đây chính xác là một pho tượng có chất lượng thẩm mỹ kém. Nguy hiểm hơn khi nó lại chiếm vị trí lớn trong ngôi chùa cổ, chiếm lĩnh cả vị trí của toàn bộ bức tượng có ở đây được hàng nghìn năm. Tôi không nghĩ lại có những người thiếu hiểu biết đến như thế.
Tôi nghĩ phải báo với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý nhanh vì chùa là nơi tâm linh của nhân dân trong nhiều thế kỷ nay chứ không phải của riêng ai mà có thể tùy tiện thay đổi. Chùa phải là nơi thể hiện sự gần gũi, để người dân tìm đến chốn bình yên. Chùa cần được trả lại đúng với nét văn hóa và thẩm mỹ, được trả lại đúng với ý nghĩa tâm linh của người dân trong nhiều thế kỷ".
Họa sĩ Lê Thiết Cương cũng đồng tình và cho rằng trụ trì ở các chùa chỉ thay mặt người dân để trông coi chứ không có quyền quyết định số phận của ngôi chùa.
Cơ quan quản lý không được báo cáo
Chiều 8/2, VietNamNet đã liên hệ với Ban quản lý di tích & danh thắng Hà Nội và được biết chùa Bà Đá được xếp hạng di tích cấp thành phố. Theo quyết định 11 của UBND TP. Hà Nội về quản lý di tích thì chùa thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND Quận Hoàn Kiếm. Chúng tôi đã liên lạc với bà Phan Thị Tuyết Lan, trưởng phòng VH&TT quận Hoàn Kiếm và được biết phòng Văn hóa không hề được thông tin về sự xuất hiện của bức tượng lạ trên. Bà Lan cho biết sẽ báo cáo ngay với phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm phụ trách mảng này để xin ý kiến và có biện pháp xử lý.
GS Trần Lâm Biền cho rằng với trường hợp trên thì bức tượng dứt khoát phải bỏ ra khỏi chùa Bà Đá. Tối 9/2, VietNamNet đã nhận được thông báo từ bà Phan Thị Tuyết Lan, trưởng phòng VH&TT quận Hoàn Kiếm. Bà cho hay ngay sau khi nhận điện thoại từ phóng viên, bà và lãnh đạo Quận đã đi thị sát tình hình tại chùa Bà Đá.
Đại đức Thích Chiêu Tuệ, trưởng ban Hoằng Pháp, Giáo hội phật giáo Việt Nam, TP.Hà Nội, 1 trong những vị trông nom chùa Bà Đá: Tượng này theo mẫu của Đài Loan!
"Đây là pho tượng Đức phật Dược Sư làm bằng nhựa
composite. Tượng này thầy nhờ phật tử mua hộ đem từ TP.HCM ra. Thầy có
thỉnh 2 pho, 1 pho để bày đàn tại chùa Bà Đá, 1 pho bày đàn tại chùa của
thầy ở bên Sóc Sơn (chùa Vạn Phúc - pv). Ở đây, thầy bày đàn từ ngày
8-14 tháng giêng thì kết thúc, chiều ngày rằm thầy sẽ đem trở về bên Sóc
Sơn. Tượng này không để cầu nguyện hàng ngày mà chỉ khi có đàn, có lễ
cầu an mới đem ra, xong lại phủ khăn cất đi.
Bà Đá không phải là chùa do một một người trụ trì, là trụ
sở của giáo hội nên có 1 ban quản trị tổ đình. Ban quản trị có 9 thầy,
mỗi thầy trực ở chùa Bà Đá để phục vụ tín ngưỡng cũng như đèn nhang cúng
Phật 1 tháng. Đến phiên của thầy trùng vào tháng Tết (16 tháng chạp đến
16 tháng giêng) nên trách nhiệm của thầy là phải cúng. Do vậy thầy bày
đàn này theo tinh thần của phật giáo, đầu năm cầu quốc thái dân an, mùa
màng bội thu. Tượng chỉ phù hợp khi bày đàn dược sư, khi kết thúc đàn
thì rước về để ở thư viện. Trong bài trí tòa tam bảo của chùa không bao
giờ có tượng Dược sư và tượng không phù hợp trong việc thiết trí thờ
cúng trong tòa chính điện".
Khi được hỏi: Một số người lập luận rằng hệ thống
tượng của chùa Bà Đá đã quá hoàn chỉnh, không đến mức thiếu tượng mà
phải thỉnh tượng mới để cầu an?
Đại Đức Thích Chiêu Tuệ nói: "Họ lập luận như thế là đúng
vì chùa của mình đã có hệ thống tượng rất cổ. Nhưng nếu nói đầy đủ thì
chưa đúng. Ví dụ ở chùa Mía có hàng trăm pho tượng. Đây là tín ngưỡng và
tín ngưỡng thì người ta thường xuyên tụng kinh Dược sư. Và pho tượng
Dược sư này để đáp ứng nhu cầu cầu an, tức là đức Phật chữa bệnh cho
con người".
Trước câu hỏi: Bà Đá là chùa cổ và có hệ thống tượng
hoàn chỉnh và việc đưa tượng mới vào chùa để cầu an gặp phải phản ứng
của nhiều người, vậy năm sau thầy có tiếp tục đưa tượng vào để lập đàn
cúng?, Đại Đức Thích Chiêu Tuệ khẳng định đây là việc làm đáp ứng
nhu cầu của bà con phật tử, phù hợp với giáo lý của phật giáo, nhất là
trong kinh dược sư. Khi có đủ điều kiện sẽ tiếp tục thiết lập lại đàn
tràng, còn làm ở đầu thì chưa biết.
|
Hạnh Phương
Mọi việc làm mà không hợp lòng dân , mà không theo ý chung , thì mọi sự đều tan vỡ . Các nhà điêu khắc việt nam thiếu gì mà phải lấy tượng kiểu mẫu tầu về để thờ ?
Trả lờiXóaChùa Bà Đá là ngôi chùa lâu đời và linh thiêng ở Hà Nội , Tượng cũ của cha ông để lại hàng ngàn năm đâu cả rồi , sao lại rước tượng Tàu về bày ở đây , Không thể đánh đổi cái lòe loẹt nhất lấy cái linh thiêng của cha ông để lại ngàn năm . Đề nghị các cơ quan quản lý văn hóa và tôn giáo cần vào cuộc ngay để trả lại bức tượng Phật cổ - Đó là linh khí của tổ tiên , không cho phép bất kỳ ai tự ý phế bỏ . Buôn bán tượng Phật cổ để kiếm lời , hay là một âm mưu thâm độc của ai đó . Cần phải chấn chỉnh ngay việc làm này .
Trả lờiXóaĐể gió cuốn đi
Tôi không hiểu cái bọn chuyên đi kiểm duyệt văn hóa đâu hết cả rồi? Để thay đổi được những "hạng mục" lớn kiểu như thế này, ví dụ như cái việc dựng chềnh ềnh một cái chùa Bái Đính Tàu chấn ngang mặt chùa Bái Đính cổ đến cả nghìn năm tuổi ở phía sau, việc đưa một cục đất vẽ hươu vẽ vượn vào nằm chình ình nơi tôn nghiêm lâu đời mang tính biểu tượng của dân tộc ở Đền Hùng,... đều không thể qua mặt được các "nhà" cộng sản. Chỉ nhi nhoe tí là ăn đập ngay. Vậy mà rất nhiều sự "lạ" kiểu như vậy vẫn cứ liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Có cái gì đó "là lạ" cứ lẩn quất đâu đó xung quanh và đứng đằng sau mấy cái vụ kiểu này. Người Việt mình có cả hàng nghìn năm rồi mà vẫn có cái gì đó cần phải nhìn nhận lại. Khờ khạo quá!lkk
Trả lờiXóaNhìn là biết đây là tượng Phật Dược Sư. Đâu phải tượng lạ và thường trong tháng này các chùa đều lập đàn thờ Phật Dược Sư để cầu an và thường lập đàn trong một khoảng thời gian sẽ dẹp đàn để năm sau tiếp tục thôi chứ sao lại có sự phân biệt và dị ứng với tượng Phật của nước này nước khác. Mặc dù tượng Phật Dược Sư đặt ở Chùa Bà Đá có kích thước hơi lớn nhưng đó vẫn là Đức Phật là Thầy của trời người, cho dù tượng Phật có là do nước nào tạc đi nữa.
Trả lờiXóaCút về Tàu ngay!
XóaCái tượng thì không lạ, hình hài cái tượng thì không lạ, nới sản xuất ở đâu không phải là điều đáng nói (cần hiểu cái ý người ta nói về sự "lạ" ở đây) mà phải hiểu rằng cái lạ là ở chỗ chỉ có bây giờ nó mới được đặt chềnh ềnh chắn ngang, đè mặt các kiến trúc/kết cấu/tổ chức cũ của chùa đã có từ cả hàng trăm năm trước đó rồi. Đấy mới là lạ! Bây giờ mọi người kêu thì nó mới nói là sẽ dẹp đi sau dịp lễ (chắc là sau Rằm tháng Giêng). Đây chẳng qua là "sáng kiến" của nhà "xư" muốn "đánh quả" để "làm ăn" dịp Rằm tháng Giêng đây mà. Lạ gì "xư xãi" thời cộng sản nữa (có ối "xư" là người của CS cài cắm vào, cho đi học, đi thi đại học Phật đàng hoàng (ở Quán sứ), từ khi vừa mới tốt nghiệp PT cơ - mấy chục năm trước tôi đã từng có anh bạn học đi ôn thi đại học cùng với mấy vị xư này rồi nên tôi biết)! Nếu thực sự muốn dựng đàn cầu quốc thái dân an thì phải tổ chức khác, đàng hoàng, và tầm cỡ đó phải là bậc cao nhất trong giới tu hành của quốc gia, có sự tham gia của một vài bậc "vua chúa" (cho dù là cộng sản) nào đó cùng đứng ra tổ chức và làm lễ - lớn lắm chứ nếu đúng là lễ cầu quốc thái dân an. Chứ còn như tầm cỡ ở chùa nhỏ như thế này chỉ đủ tầm để đứng ra chủ trì cho bà con lễ lạt, cầu phước cho bản thân và gia đình mình là đủ. Gần đây có không ít người kiếm ăn bằng cách đầu tư xây dựng chùa chiền, mà Bái đính Tàu mới ở Ninh bình là điển hình. Nhiều "xư xãi" đã rất ăn nên làm ra, xây nhà lầu, tậu xe hơi, nhậu nhẹt, gái gú đủ cả. Mà cũng chính cái vị "xư" đang trả lời phỏng vấn trên đây đã chả nói là thầy có chùa riêng ở bên Sóc sơn là gì?
XóaTrong mấy năm vừa rồi còn có một sự lạ nữa, là người ta lặng lẽ, âm thầm đưa lên các đình chùa để thờ một ông cụ là lãnh tụ của cộng sản (chưa muốn nói bản chất là lén lút - vì có thông tin rộng khắp toàn quốc và hỏi ý kiến quần chúng công khia và rộng rãi đâu? cho dù khi họ làm đều có nhiều bà con, các con nhang đệ tử biết cả, nhưng phần lớn những người này, cũng như nhiều người VN khác đều có hiểu gì đâu, có biết gì về cái ông cụ đó đâu, nhiều người lại còn "thờ" ở nhà nữa chứ :)) Ôi ???) - một sự đối chọi, mâu thuẫn, gượng ép, có tính chất như kiểu cưỡng bức bắt muôn dân phải thờ phụng con người đã mang đến biết bao nhiêu là đau khổ và hệ lụy cho con cháu sau này (tức là chúng ta và con cháu chúng ta hiện nay). Người dân bây giờ (thời CS) đi chùa nhưng có biết gì về Phật giáo, về triết lý đạo phật, còn các "xư xãi" ra đời và lớn lên trong nền XHCN phần lớn cũng có hiểu gì đâu, mà họ "thấm nhuần" thời đại CS này lắm chứ. Nghe cái giọng điệu với câu "khẳng định đây là việc làm đáp ứng nhu cầu của bà con phật tử, phù hợp với giáo lý của phật giáo" sao nó quen quen, cứ như cái vụ hiến pháp vừa qua ấy! Với tình hình dân trí và cung cách làm ăn này thì VN ta còn mệt dài dài lắm.lkk
Đồng ý , nhưng chùa cổ có nét riêng của nó , và tín hữu thập phương đã gởi gắm tâm linh vào đây . Khung cảnh cổ kính mà thay bằng tượng Phật thì bằng composite bóng láng e rằng nó phản cảm vửa tâm linh vừa mỹ thuật . Đồng ý Phật nào cũng Phật , nhưng người đặt tượng Phật mới vô minh !
XóaTượng dược sư nhưng thế tay sai. Tượng dược sư tay trái cầm dược khí (bình thuốc), tau phải bắt ấnTam giới, hoặc tay trái cầm bình thuốc, tay phải bắt ấn Thí vô úy (hoặc ấn Dữ nguyện), hai bồ tát Nhật quang và Nguyệt quang đứng hầu hai bên. Đằng này, pho tương trên trên tay có bảo tháp và di lặc. Tùy tiện khi trang nghiêm phật đàn.
Trả lờiXóavăn hóa Tàu len lỏi dần .từ đèn lồng -sư tử-rồi dược sư-sau có lẽ là sư tổ. thôi sói xin gửi cái chân (mà muốn gửi phải có cớ :ngụy biên chứ sao ?)
XóaHỗn loạn đã xâm nhập vào Phật giáo của Việt Nam. Tất cả vì tiền. Ngày xưa tôi thấy đưa người chết lên chùa là việc làm phúc đức của nhà chùa, gia chủ chỉ phải soạn một lễ nhỏ. Ngày nay các chùa đều ra giá cho mỗi linh hồn, ít nhất 3 triệu đồng, trong khi đó tiền cung tiến vào chùa như nước mà chả thấy làm từ thiện xây trường học hay bệnh viện, toàn thấy xây thêm chùa, đền, miểu để kiếm lợi và đầu độc dân bằng mê tín dị đoan.
Trả lờiXóaTầng lớp đại gia bây giờ có thêm các nhà đầu tư xây chùa, miếu, đền và các sư, các cô đồng.
Thật hết chịu nổi.
Bạn nói rất đúng. Chùa ngày xưa là nơi thanh tịnh, mọi việc cúng tiến đều đơn giản, lòng thành là chính, người ta để thùng công đức mà không cần ghi danh tính lại, bởi "ông trời có mắt". Chảng phải vì phúng nhiều tiền hay mâm cao cỗ đầy mà được hưởng "nhiều lộc" như các sư bây giờ giao giảng. Các cụ xưa quan niệm: "Phật ở tại tâm" là chính, lúc rỗi rãi lên chùa đàm đạo để học hỏi thêm sự đời, vì sư trụ trì thường là những người uyên thâm và đạo đức. Hay để giải tỏa những điều lấn cấn trong tâm cho lòng thanh thản, chứ sư không phải để "buôn thần, bán thánh" như bây giờ, còn dân đi lễ chùa để nhằm "cầu tài, cầu lộc" như bây giờ. Phải hiểu rằng: Tài, Lộc, Phúc, phận, May, Rủi....đều do tự mình tạo nên, Đức Phật chỉ "độ cho" khi chính mình sống tốt. Chứ những kẻ tàn ác, tham lam như các quan chức trong chính quyền ăn cắp tiền nhà nước, rồi đổ tiền ra làm từ thiện và xây chùa hoành tráng mà cũng được "độ trì" thì loạn! Vậy mà tôi thấy các sư cứ phải cung kính vời lũ này, đủ biết sư quốc doanh rẻ đến độ nào!
XóaTrong những năm gần đây chùa chiền, tượng Phật được xây dựng khá nhiều từ nam chí bắc, điều đó nói lên mức sống và thu nhập của người dân tương đối được cải thiện đồng thời bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm gìn giữ. tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó lại phát sinh nhiều bất cập mà hiện tượng TƯỢNG PHẬT LẠ TRONG CHÙA BÀ ĐÁ báo chí đưa tin là một ví dụ.
Trả lờiXóaPhật giáo truyền bá đến đâu đều hòa nhập và dung dị với văn hóa bản địa, đấy là đặc trưng, tính ưu việt của Phật giáo. Phật giáo Nhật Bản mang đậm sắc thái văn hóa Nhật Bản, đến TQ Phật giáo chịu ảnh hưởng văn hóa TQ, cũng như Việt Nam và các nước khác cũng vậy.
Việt Nam chúng ta bị một ngàn năm Bắc thuộc, trong hoàn cánh đó cha ông ta luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ duy trì văn hóa của dân tộc mình. Trong Bình Ngô Đại Cáo NGuyễn Trãi khẳng định điều đó rất rõ ràng : "Bờ cõi nước non đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác". Trong hoàn cảnh hiện nay truyền thống và tinh thần ấy chúng ta lại càng ý thức một cách sâu sắc hơn bao giờ hết. Người TQ họ luôn có những toan tính riêng của họ, tốt nhất chúng ta nên bảo vệ mình.
Chúng ta đừng bao giờ nhầm lẩn triết lý và tinh thần Phật giáo và cách chúng ta đối xử với văn hóa chúng ta. chúng ta đang sống trong sự đối đãi , được mất, chúng ta chưa thoát ra được thì đừng nên đánh đồng tất cả.
Qua hiện tượng TƯỢNG PHẬT LẠ TRONG CHÙA BÀ ĐÁ cũng như hiện nay việc xây dựng chùa chiền và tôn tạo tượng Phật, rất nhiều , rất nhiều trường hợp hết sức xem thường truyền thống văn hóa dân tộc, ai muốn làm thế nào cũng được. Tôi thấy rất nhiều chùa được xây dựng rất hoành tráng tốn kém rất nhiều tiền của nhưng nó lạc lõng và trơ trẻn làm sao nếu ngôi chùa đó tọa lạc ở Tokyo thì hoàn hảo, thậm chí có ngôi chùa xây dưng cả ngàn tỉ nhưng khách quốc tế họ bảo giống Thiên An môn quá, những công trình "méo mó" ấy thử hỏi ai đứng ra xây dựng? Đến cách bày trí thờ tự tượng Phật cũng bê nguyên mô hình của TQ, Đài Loan nào đó. vẫn biết thời buổi toàn cầu hóa sự giao thoa giữa các nền văn hóa là không tránh khỏi, nhưng chúng ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc chứ. làm như thế thì thử hỏi chúng ta ăn nói thế nào với bạn bè quốc tế và sau này chúng ta để lại di sản gì cho con cháu chúng ta?
Câu hỏi trên có lẽ để cho các vị quản lý về văn hóa cũng như các vị lảnh đạo Phật giáo Viêt Nam hiên tại trả lời.
Theo tôi, lôi cổ thằng mọi nào khoác áo sư mua tượng Tàu (Đài Loan) về thờ ra để mà xử lý, đây là loại gián điệp văn hóa cao mưu, qua mặt cả cơ quan phản gián, tuyên giáo và văn hóa.
Trả lờiXóaBầy đồ hàng mã của tầu vào chùa mà còn lý sự cùn.chán anh sư này quá
Trả lờiXóaPhật lạ . Khách lạ vào chùa Việt nếu là khách quí , xin dành riêng một cõi . Ai mà khách vào nhà lại chiếm chỗ chủ bao giờ ? Chẳng qua là người mời khách quá vô tình , Phật chẳng muốn thế đâu .
Trả lờiXóachắc là sư quốc doanh làm đây mà
Trả lờiXóaNgoài biển thì Tàu lạ,trong chùa thì Tượng lạ,bao nhiêu cáí sự lạ cũng chỉ vì sự ngu dốt,hèn hạ của mấy thằng rất quen.Quen ăn trên ngồi trốc,quen phét lác ba hoa,quen giơ tay chỉ đạo,quen nghiêm khắc kiểm điểm,quen tới mức Lạ lúc nào không hay
Trả lờiXóaThật đúng là sư quốc doanh!
Trả lờiXóa