Ngựa đã Khai Xuân rồi !!!!
Kiểu tóc Năm Ngựa
Bé bú tý Ngựa. Điêu khắc đình Diềm, Bắc Ninh
Và đây: NGỰA Ô THU PHÍ
Năm Ngựa,
Chúc: Ngựu tầm được Ngưu, Mã tầm được Mã:
nhưng mà đừng: Ngựa non háu đá
Ăn ở phải: Thẳng như ruột ngựa
Đừng có mà: Mó dái Ngựa
Kẻo có ngày gặp bọn: Đầu trâu mặt ngựa và bọn Mồm chó vó ngựa
Tết nhất, đừng quá sức kẻo mà: Thượng mã phong đấy nhá!
________________
Tết nhất, đừng quá sức kẻo mà: Thượng mã phong đấy nhá!
________________
Truyện cười dân gian:
Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu: - Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày: - Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Thơ Hồ Xuân Hương
"Thoạt vào cờ chàng liền nhảy ngựa"
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Sưu tầm
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu: - Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày: - Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Thơ Hồ Xuân Hương
"Thoạt vào cờ chàng liền nhảy ngựa"
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
Sưu tầm
Có một bài viết thú vị đáng đọc về gốc gác chữ "ca ve" từ chữ " cavalière" trên mạng RFI. Mời qúi vị đọc:
Trả lờiXóahttp://www.rfa.org/vietnamese/blog/from-french-cavaliere-to-today-hanoi-ca-ve-01172014143451.html
Cám ơn bạn bài viết hay.
XóaTruyện "nhất bên trọng nhất bên khinh",tuy là một chuyện cười dân giam hóm hỉnh..nhưng còn nói lên một tính nhân văn của thời phong kiến "lạc hậu"?!Là tính cách trân trọng nhân tài của các
Trả lờiXóaquan chức thời đó!Bàng bạc trong rất nhiều câu truyện.....Phải chăng các quan chức đó tuy có hà
lạm,tham nhũng(nếu có),vẫn còn biết nghĩ đến TRI THỨC LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA cần phải
nuôi dưỡng và phát triển!!!!Cần phải trân trọng như là một vốn quý của dân tộc.....Còn ngày nay vị
trí của tri thức nằm ở chỗ nào nhỉ?Hãy nghĩ :Chế độ phong kiến tôn trọng TRI THỨC như vậy mà
còn bị đào thải!!!!
Tết năm nào lắm cuộc cờ người. Ở nơi đâu khong rõ chứ ở Saigon xưa có ván cờ người kéo dài từ đầu tháng Chạp năm trước đến ngày xuân năm sau mới kết thúc . Bên tướng ông, bên tướng bà. Tướng bà quân xanh , các quân cờ do các thiếu nữ mặc áo gấm xanh, trên mình áo thêu tên quân cờ, đầu đội nón dấu, tốt cầm thương . Tướng bà uy nghi ngồi dưới lọng xanh . Tướng ông cùng các quân quân cờ là các nam nhi mặc áo đỏ cũng thêu tên như bên nữ, quân tốt mang súng dài. Hiệu lệnh có người xướng và có cờ trống kèm theo . Một một tháng Chạp ra quân , mười rằm đánh tiếp . Mồng ba Tết kết thúc . Bên thắng cuộc được trọng thưởng . Bên thua cũng có xôi thịt, bánh chưng, vò rượu nếp . Vui thật là vui !
Trả lờiXóaTôi nhớ vào khoảng 1950, ở Nam Định có đôi câu đối cũng khá đươc truyền tụng ;
Trả lờiXóaBứt cỏ bỏ mặt hồ
Du ký trên đầu ngựa.
(Ngựa đây là Mã Khắc Tư ). Bác Tễu có nhớ câu này không ?
A.
Hay thật là hay !!!
XóaĐốt đèn lên đánh....
Trả lờiXóaLọ là đấu trí...
6. Để đôi ta quyết đấu....
9.Thoạt tiên nước chàng...
12.Thiếp sợ bí ...thiếp bèn...
Xin góp ý cùng tác giả