Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã bị bức tử
Như vậy, sau 19 năm tồn tại, sáng
nay ngày 28/2/2014, tờ báo này đã chính thức bị bức tử.
Đây là một tờ báo đã có nhiều đóng góp cho đất nước. Nơi đây cũng đã có nhiều góc phản ánh hiện thực nhiễu nhương của xã hiện tại, điều mà giới cầm quyền thường gọi là "nhạy cảm"...
.
Giấy báo tử báo Sài Gòn Tiếp thị:
Một thành viên của tờ báo này đã xót xa thốt lên
rằng:
"11h30 ngày 28.2.2014 - Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh đã đọc
quyết định chính thức chấm dứt hoạt động của tờ báo... những con người này đã
đứng nghe đọc án "tử" cho tờ báo của mình... nước mắt đã rơi... nghĩa
tử là nghĩa tận... nhưng... đau lắm người ơi...
Hôm
nay, ngày giỗ của chúng ta..."
Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh rơi lệ khi đọc "giấy báo tử"
Như một lời chia tay
Ảnh: Abdul Dang
Trích sổ tang
Nhà báo Nguyễn Thông (Báo Thanh Niên):
Mình vừa đọc xong tờ Sài Gòn Tiếp Thị số
trăng trối. Chỉ nhận xét ngắn gọn: đến số cuối cùng trước khi chết mà bài vở
của nó vẫn đàng hoàng thì quả thật đáng khâm phục. Nói theo kiểu Bắc: Kinh
thật.
Dưới chính thể này, báo chết chả riêng
chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Mình đã từng chứng kiến tờ Tổ Quốc (của đảng Xã hội),
tờ Độc lập (đảng Dân chủ), tờ Tin Sáng (của Ngô Công Đức, Nguyễn Ngọc Lan và
nhóm trí thức Sài Gòn) chết giãy đành đạch chỉ bởi nguyên nhân "đã hoàn
thành nhiệm vụ". He he, xong nhiệm vụ thì... phải chết, hệt bên Tàu,
"điểu tận cung tàng", bất nhân cả thôi.
KTS. Nhật Thực:
Cuối cùng thì ngày ấy cũng đã đến.
Một tờ báo đã từng quy tụ được nhiều cây
bút rất sắc, đã từng có những ấn phẩm Xuân với chuyên mục Hương vị Quê nhà thật
đượm phong vị Việt, đã từng đi trên tuyến đầu đấu tranh phản biện xã hội trong
lĩnh vực kinh tế - tài chính, đã từng lên tiếng nhiều lần về những trò mánh lới
tiểu nhân của nhà nước Trung Quốc, đã luôn sát cánh với giới tiểu thương và các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - xem như rễ sâu gốc bền của nền kinh tế để
giúp họ có thêm kiến thức làm ăn tốt hơn...
Tờ báo ấy đã kết thúc sứ mệnh tốt đẹp
của mình ngày hôm nay bởi nhiều nguyên nhân tế nhị, trong đó có cả những barie
và những nhát kéo. Những gì tiên phong đã xây trong quá khứ nay trả lại cho kỷ
niệm. Một thương hiệu đã mất đi chính ở một tờ báo chuyên giúp dân lành gầy
dựng thương hiệu. Cũng xem như sinh nghề tử nghiệp.
Thôi đành chia tay, hẹn ngày trở lại,
khi bầu trời đã sáng trong hơn...
Đôi lời phân ưu cùng SGTT - một tờ báo
có duyên và có phông văn hoá mà tôi đã từng thấy trước đây...
Nhà phê bình nghiên cứu Lại Nguyên Ân:
Xin nhờ blog Xuân Diện gửi lời chào buồn
tới những cố nhân ở SGTT.
Tôi là người đã từng được SGTT giới
thiệu, cho nên cảm tình với tờ báo là sâu nặng.
Về chuyện SGTT buộc phải chia tay bạn
đọc, tôi cũng buồn, nhưng cũng thấy sau cái buồn chia biệt một ấn phẩm đặc sắc
này, ta cũng nên thấy SGTT đã đi vào lịch sử với "chân dung" đẹp đẽ,
không một vết nhơ.
Tôi tìm hiểu khá nhiều báo cũ, thấy danh
vị một tờ báo không lệ thuộc độ dài thời gian tồn tại của nó. Thời trước 1945,
có những tờ chỉ tồn tại dăm ba số, có tờ trụ được trên dưới 1 năm, nhưng những
gì nó làm được đều được ghi nhận mãi mãi.
Còn trong thời gian gần dây thôi, có tờ
báo đạt tới đỉnh cao danh dự của nghề báo, của lịch sử báo Việt, nhưng đã không
kịp "chết", lại tiếp tục đội tên cũ để sống tiếp, rồi làm nhơ những
danh dự mà tờ báo ấy từng đạt tới.
Còn đối với người viết báo, từng thời
gian làm việc với mỗi tờ báo là một đoạn trải nghiệm, và không trải nghiệm nào
là vô ích cả.
Chúc các bạn cũ của SGTT làm được nhiều
điều hay, thú vị, xứng đáng, ở những ấn phẩm mới mà các bạn sẽ tham dự.
LẠI NGUYÊN ÂN
Đoàn Xuân Cao:
Vĩnh biệt báo Sài Gòn Tiếp Thị - một tờ
báo 19 năm qua luôn cố gắng thở những hơi thở của cuộc sống!
Nhưng
Đóng lại một cánh cửa sẽ mở ra một cánh
cửa khác.
Chúc các chú, cô, anh, chị phóng viên,
biện tập viên và nhân viên nói chung của báo Sài Gòn Tiếp Thị luôn chắc tay
viết và gặt hái thêm nhiều thành công!
Le Quoc Vinh:
Bức ảnh này của Tran Viet Duc rồi sẽ trở
thành lịch sử, bởi đó là chứng nhân cho sự kết thúc của một tờ báo từng là sự
ngưỡng vọng và kính trọng của nhiều thế hệ nhà báo Việt Nam.
Nhiều tờ báo và tạp chí sinh ra rồi lặng
lẽ ra đi, nhưng Sài Gòn Tiếp Thị thì khác. Hôm nay Sài Gòn Tiếp Thị chính thức
đình bản, không phải vì nó dở, không bán được, mà bởi những lý do nội tại
riêng. Tôi thích tờ báo này, mặc dù không phải là người đọc thường xuyên, ngay
từ những ngày đầu. Tôi cũng quý trọng người khai sinh ra nó, chị Kim Hạnh, một
nhà báo tâm huyết và thực sự tài năng. Tôi cũng kính nể những giá trị, những
hoạt động mà tờ báo này cống hiến cho xã hội. Nhưng hình như con đường đi của
nó, từ thời hậu Kim Hạnh, đã không còn theo sát thời cuộc nữa.
Mọi sự kết thúc đều là đáng tiếc, đặc
biệt đối với Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo đúng nghĩa thj trường một cách nghiêm
túc nhất. Nhưng cái chết của một ngôi sao là để sản sinh ra những ngôi sao mới.
Hy vọng thế!
Anh Chí:
Thân gửi các nhà báo Mạnh Quân, Mùa Thu,
Ha Viet Nguyen cùng các anh chị em cựu tòa soạn báo SGTT,
Tôi chỉ xin gửi đến anh chị em rằng: Một
cánh cửa đóng lại đồng thời cũng có nhiều cánh cửa khác mở ra.
Xin chúc anh chị em nhiều sức khỏe!
Ảnh: Abdul Dang
Trích sổ tang
Nhà báo Nguyễn Thông (Báo Thanh Niên):
Mình vừa đọc xong tờ Sài Gòn Tiếp Thị số
trăng trối. Chỉ nhận xét ngắn gọn: đến số cuối cùng trước khi chết mà bài vở
của nó vẫn đàng hoàng thì quả thật đáng khâm phục. Nói theo kiểu Bắc: Kinh
thật.
Dưới chính thể này, báo chết chả riêng
chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Mình đã từng chứng kiến tờ Tổ Quốc (của đảng Xã hội),
tờ Độc lập (đảng Dân chủ), tờ Tin Sáng (của Ngô Công Đức, Nguyễn Ngọc Lan và
nhóm trí thức Sài Gòn) chết giãy đành đạch chỉ bởi nguyên nhân "đã hoàn
thành nhiệm vụ". He he, xong nhiệm vụ thì... phải chết, hệt bên Tàu,
"điểu tận cung tàng", bất nhân cả thôi.
KTS. Nhật Thực:
Cuối cùng thì ngày ấy cũng đã đến.
Một tờ báo đã từng quy tụ được nhiều cây
bút rất sắc, đã từng có những ấn phẩm Xuân với chuyên mục Hương vị Quê nhà thật
đượm phong vị Việt, đã từng đi trên tuyến đầu đấu tranh phản biện xã hội trong
lĩnh vực kinh tế - tài chính, đã từng lên tiếng nhiều lần về những trò mánh lới
tiểu nhân của nhà nước Trung Quốc, đã luôn sát cánh với giới tiểu thương và các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - xem như rễ sâu gốc bền của nền kinh tế để
giúp họ có thêm kiến thức làm ăn tốt hơn...
Tờ báo ấy đã kết thúc sứ mệnh tốt đẹp
của mình ngày hôm nay bởi nhiều nguyên nhân tế nhị, trong đó có cả những barie
và những nhát kéo. Những gì tiên phong đã xây trong quá khứ nay trả lại cho kỷ
niệm. Một thương hiệu đã mất đi chính ở một tờ báo chuyên giúp dân lành gầy
dựng thương hiệu. Cũng xem như sinh nghề tử nghiệp.
Thôi đành chia tay, hẹn ngày trở lại,
khi bầu trời đã sáng trong hơn...
Đôi lời phân ưu cùng SGTT - một tờ báo
có duyên và có phông văn hoá mà tôi đã từng thấy trước đây...
Nhà phê bình nghiên cứu Lại Nguyên Ân:
Xin nhờ blog Xuân Diện gửi lời chào buồn
tới những cố nhân ở SGTT.
Tôi là người đã từng được SGTT giới
thiệu, cho nên cảm tình với tờ báo là sâu nặng.
Về chuyện SGTT buộc phải chia tay bạn
đọc, tôi cũng buồn, nhưng cũng thấy sau cái buồn chia biệt một ấn phẩm đặc sắc
này, ta cũng nên thấy SGTT đã đi vào lịch sử với "chân dung" đẹp đẽ,
không một vết nhơ.
Tôi tìm hiểu khá nhiều báo cũ, thấy danh
vị một tờ báo không lệ thuộc độ dài thời gian tồn tại của nó. Thời trước 1945,
có những tờ chỉ tồn tại dăm ba số, có tờ trụ được trên dưới 1 năm, nhưng những
gì nó làm được đều được ghi nhận mãi mãi.
Còn trong thời gian gần dây thôi, có tờ
báo đạt tới đỉnh cao danh dự của nghề báo, của lịch sử báo Việt, nhưng đã không
kịp "chết", lại tiếp tục đội tên cũ để sống tiếp, rồi làm nhơ những
danh dự mà tờ báo ấy từng đạt tới.
Còn đối với người viết báo, từng thời
gian làm việc với mỗi tờ báo là một đoạn trải nghiệm, và không trải nghiệm nào
là vô ích cả.
Chúc các bạn cũ của SGTT làm được nhiều
điều hay, thú vị, xứng đáng, ở những ấn phẩm mới mà các bạn sẽ tham dự.
LẠI NGUYÊN ÂN
Đoàn Xuân Cao:
Vĩnh biệt báo Sài Gòn Tiếp Thị - một tờ
báo 19 năm qua luôn cố gắng thở những hơi thở của cuộc sống!
Nhưng
Đóng lại một cánh cửa sẽ mở ra một cánh
cửa khác.
Chúc các chú, cô, anh, chị phóng viên,
biện tập viên và nhân viên nói chung của báo Sài Gòn Tiếp Thị luôn chắc tay
viết và gặt hái thêm nhiều thành công!
Le Quoc Vinh:
Bức ảnh này của Tran Viet Duc rồi sẽ trở
thành lịch sử, bởi đó là chứng nhân cho sự kết thúc của một tờ báo từng là sự
ngưỡng vọng và kính trọng của nhiều thế hệ nhà báo Việt Nam.
Nhiều tờ báo và tạp chí sinh ra rồi lặng
lẽ ra đi, nhưng Sài Gòn Tiếp Thị thì khác. Hôm nay Sài Gòn Tiếp Thị chính thức
đình bản, không phải vì nó dở, không bán được, mà bởi những lý do nội tại
riêng. Tôi thích tờ báo này, mặc dù không phải là người đọc thường xuyên, ngay
từ những ngày đầu. Tôi cũng quý trọng người khai sinh ra nó, chị Kim Hạnh, một
nhà báo tâm huyết và thực sự tài năng. Tôi cũng kính nể những giá trị, những
hoạt động mà tờ báo này cống hiến cho xã hội. Nhưng hình như con đường đi của
nó, từ thời hậu Kim Hạnh, đã không còn theo sát thời cuộc nữa.
Mọi sự kết thúc đều là đáng tiếc, đặc
biệt đối với Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo đúng nghĩa thj trường một cách nghiêm
túc nhất. Nhưng cái chết của một ngôi sao là để sản sinh ra những ngôi sao mới.
Hy vọng thế!
Anh Chí:
Thân gửi các nhà báo Mạnh Quân, Mùa Thu,
Ha Viet Nguyen cùng các anh chị em cựu tòa soạn báo SGTT,
Tôi chỉ xin gửi đến anh chị em rằng: Một
cánh cửa đóng lại đồng thời cũng có nhiều cánh cửa khác mở ra.
Xin chúc anh chị em nhiều sức khỏe!
Bóp chất một cô gái 19 . Báo SGTT đúng là cô gái 19 đầy sức sống . Thế mà cô ta bị cha mẹ bắt buộc phải chết . Vô lý hết sức . Xưa nay trên thế giới mọi tờ báo đều sống nhờ độc giả. Còn ở nước ta lại có hiện tượng lạ đời . Báo không sống nhờ độc giả mà sống hay chết nhờ NN, nhờ BTT & TT chỉ vì lí do là nó hoàn thành nhiệm vụ . Cái nhiệm của tờ báo từ khi khai sinh nó là gì ?
Trả lờiXóaMột tờ báo nhật báo ở Saigon trước 75 luôn đề rõ công việc của nó là nghị luận chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao . Có những tờ báo chuyên đề là những tờ tạp chí xuất bản hàng tuần , hàng tháng gọi là tuần san, nguyệt san của CP cũng có hay của nhóm tư nhân cũng có . Vd Nguyệt san Văn Hóa của Bộ VHGD, tạp chí Đại Học của VĐH Huế v.v... Tạp chí Bách Khoa, tuần san Tiểu Thuyết , tuần san Sáng Tạo là của tư nhân .
Còn ngày nay ở nước ta Báo hoàn toàn là quốc doanh , là cơ quan của Đảng Bộ, của ĐTNCS HCM tp HCM v.v.., các TBT do cơ quan chủ quản bổ nhiệm với sự đồng ý của BTT & TT.
Cô gái xuân thì SGTT chết tức tưởi . Chết mà mặt vẫn còn tươi nguyên . Bà con thân thích họ hàng ai cũng mắt buồn so, chỉ có BTT&TT lạnh lùng .
Tôi chả chia buồn cùng SGTT . Tôi chỉ muốn cô gái xuân thì tuổi 19 kia sẽ sống lại, sẽ được mặc áo mới rực rỡ hơn, sẽ có sức sống mãnh liệt hơn vì những người làm nên sức sống của SGTT chưa ai chết !
Đọc báo Tuổi Trẻ 1.3.2014, báo SGTT sẽ tục bản vào ngày 3.3.2014 với Cơ quan CQ mới là Bộ Công Thương ! Cô gái xinh đẹp SGTT làm sao chết được ! Mừng húm !
XóaBài viết hay. Cô gái ấy sẽ "hóa sinh"...Bởi sức sống mãnh liệt ấy, những con người làm nên bản sắc SGTT còn nguyên vẹn cả.
XóaVề BO TT&TT thì coi như xong rồi (cũng nhân viên ấy nhưng chả có gì SGTT cả đâu, hy vọng quá hóa tuyệt vọng)
XóaTạm biệt báo SGTT... Hẹn gặp lại!
Trả lờiXóaCác bạn là những người anh hùng!
Ai đã cưỡng hiếp,bức tử báo SGTT kẻ đó là tử thù của Nhân dân! Dù SGTT không còn nưa nhưng những con người đã từng xây dựng và vun đắp cho SGTT luôn đựoc yêu thương và sống mãi trong lòng người đọc.Chúc các bạn các bác các anh chị luôn vui khỏe để tiếp tục phục vụ nhân dân trên các mặt trận,công việc khác.Chào tạm biệt!
Trả lờiXóaNghe cái tên : Báo sài gòn tiếp thị , đã thấy mến và dễ thương !
Trả lờiXóaNhìn họ khóc , tôi cũng phải rơi lệ !
Trả lờiXóa"Hà Nội Mới" chỉ đáng xách dép cho "Sài Gòn Tiếp Thị" về khoản đi vào lòng người dân! Mà cái gì dân muốn dân thích thì bị cắt, bị cấm tiệt! Lạ!
Trả lờiXóaChết vinh hơn sống nhục .Sống mà bị bịt mồm bịt miệng thì khác gì đang chết.
Trả lờiXóaĐừng khóc mà hãy dành những giọt lệ này cho những đấu tranh mới, những gian nan trước mắt đang đón chờ các bạn !
Trả lờiXóaLuật rừng chiến thắng. Nhớ gieo gió sẽ phải gặt bão đấy!
Trả lờiXóaÔng huy Đức vào đám tang sao lại cười ?
Trả lờiXóaHoan nghênh trang Nguyễn Xuân Diện bênh vực báo chính thống bị áp bức
Trả lờiXóaCách đây 6 năm, một tờ báo cũng đã bị bức tử chết tươi đành đạch vì "sai tôn chỉ, mục đích" (theo lời thư ký tòa soạn Trương Văn Khôi nói với tôi) đám tang không kèn, không trống và ít ai biết vì lúc đó Internet còn rất hạn chế, đó là báo Thế Giới, phụ trang của báo Quốc của Tổng biên tập Nguyễn Văn Vĩnh. Chả ai hiểu tôn chỉ, mục đích là cái chi chi nhưng ai cũng hiểu báo bị bức tử là do chuyên mục bức xúc tức thời, báo này đăng nguyên nội dung các tin nhắn từ điện thoại của độc giả, các tin nhắn này đã phản ánh trung thực "niềm tin" " sự kính trọng" của nhân dân với chính quyền nên cái chết đến với nó là cái chết được báo trước.
Trả lờiXóaSài Gòn Tiếp Thị cũng tương tự nhưng sâu sắc hơn, SGTT phải chết vì không chịu uốn cong ngòi bút, điều dân không cần nhưng chế độ rất cần...Lương tâm nhà báo, đạo đức nghề báo được thể hiện rất hiếm hoi, ở vài nơi như SGTT, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, các anh chị đã làm được những điều độc giả mong muốn, để lương tâm mình không phải cắn rứt, nghề nghiệp mình không bị bôi nhọ..Chúc các anh chị chân cứng đá mềm để vượt qua những thử thách rất chông gai nhưng cũng rất vinh quang của nghề báo
Thà rằng không viết báo còn hơn viết theo sự dàn dựng của kẻ khác!
Trả lờiXóacảm động lắm....mong mọi người cố gắng vượt qua tất cả....ko lời nào tả nổi....buồn lắm người ơi...
Trả lờiXóaBuồn lắm....biết nói gì đây....thôi thì cố giắng lên các bạn nhé...hỡi các người con cống hiến..cố gắng lên nào..
Trả lờiXóaXin chia buồn sâu sắc với các nhà báo và công nhân viên của SGTT. Vòng hoa viếng SGTT cũng là vòng hoa viếng những mầm non của một nền báo chí trung thực và đajo đức đang bị bức tử ở đất nước này. Kính chúc các anh, các chị mạnh khỏe và tiếp tục cất lên tiếng nói của mình.
Trả lờiXóaBáo Sài Gòn tiếp thị vẫn tiếp tục được phát hành.
Trả lờiXóaCơ quan chủ quản của SGTT bộ cũ là Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) thuộc UBND TPHCM, nay cơ quan chủ quản mới theo giấy phép mới là Sở Công Thương TP.HCM.
XIN CHIA BUỒN CÙNG ANH EM BIÊN TÂP BÁO SGTT,...Tôi biết sẽ có ngày này kể từ lúc ông Vương Đình Huệ lên tiếng báo phản ánh lộn sân ....Thiệt hết biết cái xã hội chủ nghĩa này tự do báo chí ở chỗ nào không biết..(một người dân sưu tầm đầy đủ mọi số báo sgtt)
Trả lờiXóaTHÀ CHẾT FRONG SẠCH CÒN HƠN SỐNG NHƠ NHUỐC!
Trả lờiXóaĐóng cửa SGTT đồng nghĩa không có tiếp thị nữa. Tiếp thị là việc nói vòng vo có tính giới thiệu về một cái gì đó, nay không cho tiếp thị thì quý vị cứ nói toạc móng heo ra cho đỡ tốn hơi. Ví dụ như khi nói về một bộ phận không nhỏ thì đó là tiếp thị, nay cần nói rõ là có bao nhiêu người có tư tưởng canh tân quốc gia...thế thôi.
Trả lờiXóaXin phép bác Diện cho tôi được đính chính.
Trả lờiXóaBáo Thế Giới, phụ trang của báo Quốc thành báo Thế Giới, phụ trang của báo Quốc Tế...
Xin cảm ơn và gửi lời phân ưu đến gia quyến SGTT. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, các anh chị sẽ đứng hiên ngang, vững vàng trong sóng gió như đã từng như thế...Yêu mến các anh, chị cùng vô cùng, những con người xứng đáng được gọi là nhà báo...!
Thế là lại thêm một cái vả ( tát ) vào bộ mặt nhân quyền và tự do báo chí .
Trả lờiXóaBức tử mà lại phải xin được tử , đúng là đặc sản của chế độ ( ...cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng họat động vì không đủ kinh phí hoạt động ) ... Ha ! ha ! chiêu này hơi bị nhàm , trò này hơi ...rẻ tiền .
Nhưng cái gì phải đến thì đã đến , chả có gì phải buồn . Hết đêm thì lại đến ngày .
Báo Sài gòn tiếp thị bị bức tử nhưng đây thực đúng là " Một cái chết hóa thành bất tử " . Mọi độc gỉa sẽ mãi mãi nhớ về SGTT và cái chết của nó cũng như cái cách mà nó phải bức tử sẽ luôn là điển hình sinh động cho chế độ ... dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản !!!.
Hai vòng hoa tang , sự sáng tạo rất SGTT , thật nhiều ý nghĩa .
Nên chăng thành lập hội các nhà báo tự do ?
Trả lờiXóaMấy chục năm nay chả thấy có ma nào tự bỏ tiền túi ra mua báo ND, HNM, và SGGP. Thấy chị em mặc đồ tang mà cười ra nước mắt. Có tờ báo tồn tại đến trên hơn 2/3 thế kỷ mà chẳng để lại dấu ấn nào trong lòng người đọc thì mới biết SGTT giống như một ông quan thanh liêm nhưng đoản mệnh. Bi bức tử về thể xác nhưng hồn vẫn bay bổng, len lỏi vào con tim khối óc mọi người.
Trả lờiXóaNuối tiếc và thương nhớ- cầu chúc an lành đến tất cả các anh chị em !
Trả lờiXóaGió Lào xứ Thanh xin chia buồn cùng tập thể phóng viên BTV & Cán bộ nhân viên báo SGTT, có máy câu khấn nôm dưới đây:
Trả lờiXóaTuổi mười chín đang tràn đầy sức sống
Người ta vội vàng bức tử em
Đời đang cần những thiếu nữ đẹp như Tiên
Sao em nỡ buông xuôi chờ chết,
Hãy ngẫng cao đầu cùng bước tiếp
Xiết chặt tay cùng hướng tới tương lai
Tuổi Thần Tiên em vẫn còn dài...
Hãy chiến đấu như những người cộng sản
Cho hôm nay và cho cả ngày mai...