Mùa Xuân đã về. Tết Giáp Ngọ đã cận kề rồi!
Xếp công việc lại, thung dung đi thưởng Xuân trước thềm Tết Giáp Ngọ.
Thưởng lan Xứ Đông.
Thưởng hoa và cây Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tứ Liên nữa.
Thưởng thức món cá chình Sông Đà và ẩm thực Xứ Mường (Hòa Bình),
sắm cành đào và ít trái cây, bình rượu cần.
Thưởng hoa và cây Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm, Tứ Liên nữa.
Thưởng thức món cá chình Sông Đà và ẩm thực Xứ Mường (Hòa Bình),
sắm cành đào và ít trái cây, bình rượu cần.
Rồi khi được nghỉ hẳn thì về quê đón Tết cùng gia đình và họ hàng trong ngôi làng cổ kính.
Thăm những làng hoa, làng rau ven thị xã Sơn Tây, ngắm chợ hoa xứ Đoài cùng bằng hữu.
Kính mời chư vị đón đọc số TẾT GIÁP NGỌ, gồm các bài vở:
Các bài văn cúng trong dịp Tết Nguyên đán tại tư gia.
Các bài văn cúng trong dịp Tết Nguyên đán tại tư gia.
Thơ Tết: Nguyễn Trọng Vĩnh, Chu Hảo, Nguyễn Xuân Diện - lên trang lúc Giao thừa.
Thơ Xuân: Nguyễn Đăng Hưng, Trần Lệ Khánh, Mai Văn Lạng, Nguyễn Văn Miêu
Các bài viết của: Bùi Công Tự, Đào Tiến Thi
Tạp văn đặc sắc của Vũ Thư Hiên, Khảo cứu về Tranh dân gian của Phùng Hồng Kổn, Khảo cứu về Ngựa của Nguyễn Cung Thông,...
Các bài viết và hình ảnh về con NGỰA. Tục ngữ, ca dao, thơ văn về Ngựa.
Mời chư vị cùng thảo luận xem có nên bỏ/ hoặc đơn giản hóa Tết âm lịch mà chuyển sang ăn Tết Dương lịch không.
Sáng 24 tháng Chạp, tất niên cơ quan
Thưởng lan Xứ Đông:
Thả hồn trong bát ngát hoa đào Nhật Tân:
Ngâm mấy câu Đào Nguyên lạc lối...
Rồi dập dìu mùa Xuân theo én về
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào nguyên...
Trong vườn nhà trĩu quả
25 Tết đi chơi Hòa Bình:
Lần đầu tiên đến xem cái nơi chôn cất bức thư "gửi thế hệ mai sau" do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký, sẽ mở ra vào ngày 1 tháng Giêng năm 2100.
Bắt chước kiểu chào của lãnh tụ. hic hic...
Cô chủ quán bán rượu cần ở Hòa Bình. Cô bé không cho chụp ảnh. Đến khi cô bé hỏi: Chú ơi, chú có phây búc không? Có. Bây giờ mới đồng ý chụp ảnh.
Hôm nay, đã sắm Tết được 1 cành đào Mộc Châu, với hai quả bưởi,
còn bình rượu cần thì bác Thợ Mộc biếu
Quê nhà, chốn đi về:
Đi tảo mộ tổ tiên
Đã cắt tóc ở làng, giá 15 ngàn, để đón năm mới
Mời các bác điểm bài về ngài chủ tịch nước thả cá nhân ngày tết ông công ông táo. Thật là phản cảm khi để tổ chức cho ngài CTN thả một con cá người ta phải rình rang trang trí vải vóc hoa hoét như thế nào khi đặt trong bối cảnh kinh tế đất nước có hàng ngàn DN phá sản, hàng triệu người không có tết. Bài trên Vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/159359/chu-tich-nuoc-tha-ca-nhan-ngay-tet-ong-cong--ong-tao.html
Trả lờiXóaLòe loẹt , hoang phí và kệch cỡm , chăng vải đỏ dưới hồ như đón bậc đế vương xưa đã làm hình ảnh ông CTN bị méo mó . Chán nhất là những ánh mắt nhìn , những điệu cười ...Nịnh hôi .
XóaÔng Sơn trong tấm ảnh trông bảnh chọe gớm , liệu ông còn nhớ tới những lời sỉ và Việt Kiều : " Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó.” hay đã vội quên rồi .
Để gió cuốn đi
Càng suy tàn càng lòe loẹt !
XóaNó cũng cho thấy cái tầm văn hoá của ông chủ tịch
Xóatuyệt vời, rất tết, rất thư giãn.
Trả lờiXóaXem nhà Hán Nôm ta sướng nhỉ,đủ thứ hoa nhưng sao tôi không thấy hoa nào biết nói cả,theo tôi suy đoán chủ nhân ta nhất định có trang trí hoa biết nói đấy, nhưng sợ lệnh nội tướng nên vờ vịt thế thôi,khả nghi lắm !
Trả lờiXóaTôi vẫn giữ quan điểm không đếm xỉa gì đến cái tết China này. Khác với nhiều năm trước, giờ đây đến tết âm tôi không còn mảy may cảm xúc nữa. Tôi cũng chả "ăn" nó làm chi.
Trả lờiXóaTiến sĩ Xuân Diện ơi. Là một nhà nghiên cứu Hán Nôm, hẳn ông phải biết bắt dân Việt Nam phải có thói quen ăn Tết Trung Hoa, đây là âm mưu đồng hóa của giặc phương Bắc? Tại sao người Nhật thoát được Tết "cổ truyền", "truyền thống" náy? Vì họ dứt khoát coi đó là Tết của Chệt! Họ chuyển qua mừng Tết Dương Lịch.
Tết cổ truyền, theo em thì chả ảnh hưởng tới vấn đề dân tộc bác ak. Cái từ "cổ truyền" cũng đã nói lên điều đó. Đồng hóa ư? Văn hóa Việt thực chất bị ảnh hưởng khá lâu từ phong kiến Trung Hoa từ nhiều tram năm trước. Việc văn hóa giao thoa thì chả liên quan cái gì đến mấy việc chống bọn TC cả. Bác sợ có liên quan đến "bọn china" ư? Bác ngó thử xung quanh xem trong nhà mình có cái gì liên quan đến china không nhé. Trước hết bác nên tẩy chay những cái mà TQ nó đang bán tại VN này đã. Có thể tư tưởng của bác cũng đã không thèm dùng hàng TQ rồi nhưng em nghĩ thực tế rau, củ quả, điện tử, trang trí,thời trang mà đang và sẽ mua là của bọn Trung Của đấy. Bác nhớ cẩn thận xem kỹ và hỏi kỹ trước khi mua nhé.
Xóa"Quan Điểm Riêng" sẽ không riêng mấy đâu, vì it nhất là có tôi cũng cùng chung quyết tâm hy sinh cái phần quan trọng trong văn hoá Việt là "ăn" Tết ta để dứt khoát không dính bén gì nưã đến cái văn hoá bành trướng vô nhân cuả bọn tàu . Nếu còn hy sinh nào lớn lao hơn nưã để cho dân ta được độc lập khỏi bọn chúng, tôi cũng vẫn vui lòng chấp nhận. Ngàn năm nô lệ rồi, giờ lại thêm đợt nữa còn chưa biết sợ hay sao ???
XóaMong QĐR cũng nên đầu tư công sức để nghĩ ra bộ từ điển mới cho VN chúng ta nhé. Chứ em thấy VN mình toàn dùng âm Hán Việt thôi. Tết thì cả năm mới có một lần. Chứ hàng ngày cứ dùng âm tiếng Việt lại tiếng Hán chắc "buồn muốn chết" luôn ấy chứ?
XóaTrung Quốc,Hàn Quốc, Viêt Nam vẫn coi Tết âm lịch là trọng. Còn Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch, từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Họ coi TQ là "không đáng".
XóaMười mấy năm trước, VN đã cố gắng ăn Tết lệch (trước) 1 tháng so với Tết China, nhưng có vẻ không xong. Đến nay "ngựa quay đường cũ".
Trước và sau tết, mất khoảng 2 tháng, các quan trên quan dưới thi nhau đến thăm và hỏi chúc tết nhau và " biếu và nhận quà", vừa tốn kém vừa vô lý bởi bao người xe phục vụ dình dang, lại phải nghe những câu "vẫn như xưa" mà hàng ngày báo đài cũng đưa tin, khen nhau là chính. Lợi quá, tiền chùa mà lại được mọi thứ (quà cáp, du lịch ..). Người dân nghèo cứ thấy tết đến là sợ, sợ vì mọi thứ lên giá, sợ vì không có tiền mà ăn tết, còn các quan lại chỉ mong nhanh có tế để thu hoạch, nếu Tây mà biết thực chất "văn hóa" phong bao quan nhỏ đi tết quan trên nó cỡ nào thì họ lè lưỡi, tiền đó cũng chỉ móc từ ngân khố ra mà thôi, tham nhũng chính là từ đó cả?
Trả lờiXóahttp://diendan.vietgiaitri.com/chu-de/dui-cui-cay-but-long-canh-sat-va-van-hoa-ung-xu-47044.vgt
Trả lờiXóaCó Tết âm lịch cũng là cái hay, bởi cả năm làm lụng vất vả, mỗi người mỗi phương có một dịp người thân gia đình họ hàng gặp nhau nơi quê cha đất tổ để báo cáo tình hình mọi thứ, tất nhiên hiện nay do biến tướng là dịp để quan nhỏ cúng quan nhỡ, quan nhỡ cúng quan to cứ thế, cứ thế mà đâu còn là tiền lì xì phong bao như lệ xưa, mà cỡ triệu đô (nếu đổi ra tiền to nhất 500.000 đ thì cả xe ô tô mới chở hết). Tết đến thì người nghèo méo mặt, quan ta hớn hở thu hoạch, nếu lệ này cứ diễn có lẽ nên dẹp quách là phải? Tại sao người Nhật họ bỏ tết âm, đó cũng là điều cần suy nghĩ, chắc họ xóa tham nhũng là thế chăng?
Trả lờiXóaChỉ có người Tàu và người Việt có cuộc di tản hàng năm theo mùa xuân (Tết âm) giống như các đàn thú hoang dã Châu Phi, nhưng với số lượng lớn hàng tỷ cá thể, chả biết tại sao phải khổ thế, biết bao khó khăn, tàu xe, khoảng cách xa xôi lại cứ dồn hết vào vài ngày, tai nạn giao thông tăng cao, số người chết và bị thương chật bệnh viện khác chi lũ bò, ngựa vằn, hươu nai qua sông gặp cá sấu, chết mà vẫn phải bơi qua sông? Phần còn lại của thế giới sao họ không phải "di cư theo mùa" như thế mà vẫn sống sướng, văn minh, hạnh phúc nhỉ?
Trả lờiXóaHãy đừng bàn luận đến tôn giáo. Tại sao em nói vậy. Vì mấy người thích tết dương lịch là 1 tôn giáo, mấy người thich âm lịch là 1 tôn giáo khác. Có một số comment em thấy hơi thái quá. Đạo nào theo dương lịch thì lại thích tết kia thôi. Riêng em thì em không phải tín đồ chính thống của đạo nào cả nhưng em đều tôn trọng mọi tôn giáo chính thống. Em thích tết cổ truyền vì em muốn giữ truyền thống tổ tiên nhà em. Hãy phản đối những thứ tư tưởng, sản phẩm mang "made in Hồ Cẩm Đào", made in Tập Cập Bình", Made in Mao", made in...Trung Cộng". Đó mới là thực tế, chứ trong nhà vẫn có đồ TC, hàng ngày vẫn mua thực phẩm TC mà lại nói về chuyện tết cổ truyền thì chán lắm. Tóm lại, mỗi tôn giáo có một ngày tết riêng.
Trả lờiXóa