Những tấm ảnh hiếm hoi, duy
nhất về một hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa sau năm 1974 được con trai
và con rể của ngư dân Mai Phụng Lưu (**) chụp vào tháng 8.2011.
Trung tuần tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2011 chúng tôi liên tục ra Lý Sơn 5 chuyến. Chương trình Cùng ngư dân bám biển của đồng nghiệp báo Sài Gòn Tiếp Thị khởi động tháng 5. Ngày 28.6.2011 chương trình Hội hàng Việt đồng hành cùng ngư dân bám biển diễn ra tại thành phố Qui Nhơn. Thông qua chương trình, Ngân hàng Đông Á tài trợ tín dụng cho ngư dân Mai Phụng Lưu 300 triệu đồng để mua một con tàu khác sau 4 lần bị Trung Quốc bắt giam, xử phạt tại ngư trường Hoàng Sa phải bán tàu trả nợ.
Ngư trường truyền thống
Suốt tháng 5 đến tháng 8.2011 không có
tuần nào các phóng viên không có mặt ở Lý Sơn. Nhà nghỉ Hoa Biển trở
thành nhà ở, vợ chồng ông chủ nấu cơm, cho thuê xe máy và đặt vé tàu về
đất liền và người dân nơi đây trở thành quen thuộc.
Ngư dân Mai Phụng Lưu lượm trứng chim trên lao Ông Già thuộc
quần đảo Hoàng Sa. Theo lời kể của các nhân chứng Hoàng Sa và ngư dân Lý
Sơn, các đảo ở Hoàng Sa trứng chim và chim non nằm trên cỏ nhiều vô
kể.
Ngày 6.8.2011, anh Tâm Chánh, lúc đó là Tổng biên tập SGTT nhân được điện thoại của ngư dân Mai Phụng Lưu: “Ngày mai anh tranh thủ ra Lý Sơn để ngày mốt em ra Hoàng Sa trở lại”.
Ngày 6.8.2011, anh Tâm Chánh, lúc đó là Tổng biên tập SGTT nhân được điện thoại của ngư dân Mai Phụng Lưu: “Ngày mai anh tranh thủ ra Lý Sơn để ngày mốt em ra Hoàng Sa trở lại”.
Hoàng Sa đối với ngư dân Mai Phụng Lưu và những ngư dân Lý Sơn là ngư trường truyền thống. Đời cha, đời ông, tổ tiên của những người Lý Sơn sinh nhai ở ngư trường này nhưng đến đời của họ thì Hoàng Sa trở thành nơi rơi lệ.
Ngư dân Mai Phụng Lưu nói, khi bị bắt và
bịt mắt đưa lên đảo Phú Lâm, được tháo băng ra đã thấy hình ảnh của ông
dán trên đảo giống như lệnh truy nã. Nhiều ngư dân Lý Sơn, Bình Sơn
chuyên đánh bắt ở Hoàng Sa cũng đều bị liệt vào dạng nguy hiểm như vậy.
Bốn lần bị Trung Quốc bắt, hai lần bị
tịch thu tàu, một lần bị giam cầm tra tấn, khi trở về, một nhà báo Nhật
Bản hỏi: Ông có gửi gắm gì không? Mai Phụng Lưu trả lời: Hoàng Sa là của
ông bà chúng tôi, sau này bị Trung Quốc chiếm. Nếu không trả lại cho
chúng tôi thì phải để chúng tôi tự do làm ăn ở đó chứ!
Sự thật, những ngư dân Lý Sơn hành nghề ở
Hoàng Sa luôn nơm nớp với tàu hải giám và tàu tuần tra của Trung Quốc.
Mỗi chuyến đi đánh cá, câu mực, lặn hải sâm, vớt rong biển ở Hoàng Sa
của ngư dân Lý Sơn luôn đối mặt với nguy cơ bị bắt, đánh đập và tịch thu
dụng cụ.
Năm 2010, sau lần bị bắt và giam cầm
trên đảo Phú Lâm một tháng, Mai Phụng Lưu trở về tay trắng. Nhà cửa đã
đem thế chấp ngân hàng, tài sản cầm cố và gia cảnh kiệt quệ.
Chúng tôi trở lại Lý Sơn vào ngày
7.8.2011. Buổi sáng giữa hè trời xanh mây trắng nôn nao. Khi tàu cập
cảng mặt trời đã gác trên ngọn núi lửa Thới Lới.
Giữa rừng cờ tổ quốc của các con tàu
đánh cá, nhà báo Phạm Anh (nay là phóng viên báo Thanh Niên) chỉ một lá
cờ xa xa: “Đó là tàu của anh Lưu!”.
Hạt cát Hoàng Sa
Chỉ hơn một tháng, với sự hỗ trợ tín dụng của chương trình Cùng ngư dân bám biển của báoSGTT phối hợp với Ngân hàng Đông Á, ngư dân Mai Phụng Lưu đã có trở lại một con tàu nhỏ để trở lại ra khơi.
Buổi chiều, chúng tôi trèo lên thúng
chai bơi ra thăm tàu. Thủy thủ đoàn của “sói biển” Mai Phụng Lưu ngày
mai đi Hoàng Sa trở lại là ông thông gia, con trai và con rễ đã chuẩn bị
lễ cúng tàu sẵn sàng.
.
.
Vạn lý Hoàng Sa… bãi cát vàng trong tim người Việt. Trong ảnh:
Hai cha con ngư dân Mai Phụng Lưu đang lấy cát Hoàng Sa. Theo tín
ngưỡng, bát nhang trên bàn thờ ông bà tổ tiên và các binh phu ở Hoàng Sa
phải có loại cát vàng này.
Hoàng Sa qua lời kể của ngư dân Mai Phụng Lưu là những hòn đảo nhỏ trắng xóa trứng chim biển, những rạn san hô đầy hải sâm, những ngôi mộ người Việt trên lao Ông Già và tấm bia chủ quyền phai mờ sương gió nay biết có còn không?
Trong cuộc đời đi biển của mình, ngư dân Mai Phụng Lưu có bốn lần ăn tết trên lao Ông Già ở quần đảo Hoàng Sa.
Hoàng Sa qua lời kể của ngư dân Mai Phụng Lưu là những hòn đảo nhỏ trắng xóa trứng chim biển, những rạn san hô đầy hải sâm, những ngôi mộ người Việt trên lao Ông Già và tấm bia chủ quyền phai mờ sương gió nay biết có còn không?
Trong cuộc đời đi biển của mình, ngư dân Mai Phụng Lưu có bốn lần ăn tết trên lao Ông Già ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngư dân Lý Sơn đạt tên cho một hòn đảo nhỏ bằng đảo Bé ở Hoàng Sa là lao Ông Già vì trên đảo có một ông già Trung Quốc sống một mình bí ẩn.
“Ông già rất hiền. Những lúc không có lính Trung Quốc đi tuần, tàu cá ngư dân Lý Sơn ghé đảo được ông chỉ dẫn những ngôi mộ người Việt để thắp hương, chỉ bia chủ quyền và chỉ cách lượm trứng chim ngon trên cỏ để ăn” – Mai Phụng Lưu kể.
Cách đây hơn 10 năm, ông già hình như đã chết. Hai cặp vợ chồng Trung Quốc khác ra đảo sinh sống, ngư dân Lý Sơn thỉnh thoảng vẫn ghé vào nhưng bị theo dõi nghiêm ngặt.
Sau câu chuyện kể của ngư dân Mai Phụng Lưu, buổi tối anh Tâm Chánh nhờ Văn Minh và Hưng Ròm ở Ban truyền hình lấy thẻ nhớ từ trong máy ảnh copy dữ liệu vào máy tính.
Trong bữa rượu chia tay lúc khuya ở nhà thông gia ngư dân Mai Phụng Lưu, anh Tâm Chánh đã tặng cho con trai Mai Phụng Lưu chiếc máy ảnh Panasonic Lumix DMC LX2 của anh. Chúng tôi “huấn luyện” cách sử dụng máy ảnh cấp tốc ngay trong bữa rượu.
Sau chuyến đi Hoàng Sa đầu tiên trở về, chúng tôi đã nhìn thấy cận cảnh lao Ông Già nằm trong quần đảo Hoàng Sa do con trai của ngư dân Mai Phụng Lưu chụp. Sau đó, nhiều nhà báo đã đến xin và đăng những tấm ảnh này. Đó là những tấm hình duy nhất mà mọi người được nhìn thấy Hoàng Sa qua ảnh chụp sau năm 1974.
Một tháng sau, chúng tôi nhận được điện thoại của Phạm Anh báo “anh Lưu gửi tặng mấy anh một bao cát Hoàng Sa” anh Lưu lấy trong chuyến đi biển tiếp theo. Đó là cát mà ngư dân ở Lý Sơn vẫn lấy về để trong nồi hương thờ ông bà và những binh phu Hoàng Sa ngày Tết.
Chỉ một thời gian ngắn sau, tờ báo SGTT “có biến”. Chương trình Cùng ngư dân bám biểnngưng trệ và chúng tôi ít có dịp gặp những ngư dân ở ngư trường Hoàng Sa truyền thống tại Lý Sơn nữa.
Hoàng Sa như cụ Võ Hiển Đạt – người trông coi Âm Linh Tự thờ binh phu và những người đã bỏ mạng giữa biển khơi đối với người dân Lý Sơn nó “ở gần như đảo Bé của Lý Sơn”.
Trong tim chúng tôi, Hoàng Sa cũng rất gần nhưng xa xôi biết mấy!
—
* Tựa của bài gốc: Người Việt bí mật chụp ảnh về Hoàng Sa năm 2011.
** Đọc thêm một trong rất nhiều bài về ngư dân Mai Phụng Lưu: “Sói biển” Mai Phụng Lưu làm giám đốc (Tuổi trẻ).
Nguồn: Một Thế Giới
GẶP GỠ SÓI BIỂN MAI PHỤNG LƯU TẠI HÀ NỘI
Hà Nội 14.12.2012
.
.
Sáng nay, lần đầu tiên được gặp Sói Biển Mai Phụng Lưu tại Hà Nội. Anh là một ngư dân của thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ra Hà Nội có chút công việc. Nhờ bác Gốc Sậy liên hệ trước, mọi người đã kéo đến gặp gỡ Mai Phụng Lưu.
45 tuổi đời, 25 năm bám biển Hoàng Sa; 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ, bắt tàu, tịch thu ngư cụ làm tán gia bại sản nhưng Mai Phụng Lưu vẫn
kiên cường bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa. Anh là một cột mốc sống
chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và là một nhân chứng tiêu biểu cho ý
chí bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Hãy đọc những dòng tâm sự của Anh:
Hãy đọc những dòng tâm sự của Anh:
Cát Hoàng Sa do Mai Phụng Lưu đưa về, đã có mặt trên bàn viết của NXD từ năm 2011 |
Mai Phụng Lưu cùng các con và các ngư dân ta thường xuyên ra HOÀNG SA đánh bắt tưc là các anh không sợ thăng tàu khựa ,các anh chụp ảnh đường hoàng giữa nắng vang ,cát trănng ,trời xanh .Không nên nói là bí mật chụp vì khi đó tâm thế các anh đang tự hào đứng trên tổ quốc mình .
Trả lờiXóaCo ai la can bo nha nuoc dam gap Ngai Mai Phung Luu khong? Ong la con nguoi qua cam cho To quoc
Trả lờiXóaSẽ phát động chiến tranh du kích trên biển
Trả lờiXóaCảm động thay những dòng chữ và những hình ảnh này. Đừng buồn nhiều vì nếu mỗi người dân đều nung nấu ý chí quyết đòi lại Hoàng Sa thì năm nay, chục năm nữa chưa xong nhưng đến vài chục năm là phải thu hồi được. Ý dân thì đã rõ, chỉ còn tùy thuộc vào chính quyền. Chính quyền hôm nay không làm được thì chính quyền nhiều năm sau, miễn là chúng ta không bao giờ lùi bước. CÓ điều là các thông tin như thế này thực không có gì mua được. Và cuối cùng là cám ơn TS Diện nhiều nhiều. Lịch sử giành lai HS sẽ không bao giờ quên TS.
Trả lờiXóaVào năm 2025 . Tổng thống VN tuyên bố " Hoàng Sa là của VN - yêu cầu TQ trong vòng 72 giờ , rút quân toàn diện tại HS - sau thời gian đó nếu ko chấp hành - chúng tôi sẽ sử dụng vũ lực đánh đuổi - TQ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm ". Tôi mơ chăng - bao giờ có những lời tổng thống VN tuyên bố hùng hồn như vậy nhỉ ?
Trả lờiXóaHoàng Sa thân yêu và đẹp quá , có lẽ đã lâu lắm rồi mới có dấu chân người Việt in dấu trên bãi cát và những hòn đảo này . Chỉ 3 tấm ảnh hiếm hoi , nhưng gây xúc động rất mạnh , sói biển Mai Phụng Lưu đã đem về đất liền không chỉ có cát mà còn có ánh nắng và hình ảnh Hoàng Sa yêu dấu . Xin cảm ơn anh – người con anh hùng của nước Việt . Tấm lòng của người dân với Hoàng Sa thì như vậy , còn chính phủ đã làm những gì để xứng đáng với họ , với tổ tiên người Việt Nam , với hiện tại và tương lai .
Trả lờiXóaXin bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục tới anh Mai Phụng Lưu , Xin Trân thành cảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện đã đăng bài và công bố những tấm ảnh này .
Chúc các vị Mạnh Khỏe , bình an .
Để gió cuốn đi
Nhìn nét chữ của Sói Biển Mai Phụng Lưu tôi thật bất ngờ . Tôi nghĩ đó là nét chữ của một thư sinh . Một ngư phủ tuyệt vời đến thế. Phải đưa anh đi khắp nơi, nước ngoài và trong nước để diễn thuyết về Hoàng Sa . Phần đem những bức hình chụp về Hoàng Sa của anh lên báo lớn ở nước ngoài để cả thế giới biết về Sói Biển VN , Sói Biển Mai Phụng Lưu, Người Hùng của Hoàng Sa , một Nhân Chứng Sống của VN về Hoàng Sa .
Trả lờiXóaCàng nhiều sói biển nh7 Mai Phụng Lưu càng tốt . Hoan hô Mai Phụng Lưu !
Kinh phuc Soi bien MPL,Cam on anh va TS NXD da Cho Chung ta cang yeu TO QUOC hon! Da dao bon Tau cuop dat va bon de hen Ban nuoc!!!
Trả lờiXóaKhông kìm được nước mắt anh Tễu ạ.
Trả lờiXóa