Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

NHÂN SĨ TRÍ THỨC TIỄN BIỆT HỌC GIẢ NGUYỄN KIẾN GIANG VỀ CÕI VĨNH HẰNG

Thành kính phân ưu cùng gia đình nhà văn hóa

tài danh Nguyễn Kiến Giang

.



Được tin học giả NGUYỄN KIẾN GIANG vừa tạ thế sáng 2-12-2013, thọ 83 tuổi, hết thảy trí thức ưu tư trước thời cuộc khắp từ Bắc đến Nam đều choáng váng, đau buồn.

Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Sự thật, trải qua một khóa học cao cấp không trọn vẹn ở Liên Xô, Ông Nguyễn Kiến Giang có trong mình một học vấn toàn diện, cả triết học phương Tây lẫn triết học Mác xít, lại được thụ hưởng từ trong gia đình cũng như trong nhà trường Pháp Việt vốn liếng thâm hậu của cả hai nền văn hóa Tây và Đông. Nhưng cũng như một số ít con người thuộc tầng lớp tinh hoa thức thời đi theo cách mạng từ sớm và về sau đã phản tỉnh, bấy nhiêu kiến thức trang bị hệ thống đó lọc qua đầu óc tư duy sắc bén của Ông đã giúp Ông phân tích thực tế thời cuộc nhanh nhạy và có tầm nhìn vượt lên trước rất xa, từ gần năm thập niên trước đã đoạn tuyệt với học thuyết CNXH giáo điều, đề xuất những kiến giải sáng suốt về một con đường xã hội dân chủ như là cái đích phải tới của những người mác xít chân chính.

Tuy chỉ là một học giả xây dựng lý thuyết bằng trí tuệ cộng với tâm cảm chân thành chứ không hành động, nhưng trước sau Ông đã phải trả giá đắt cho những phát kiến tài năng của mình. Mặc dù thế, sự suy nghĩ độc sáng của Ông đã xuyên qua nhiều lớp sương mù và thấm đến tầng lớp trí thức, lay động dần đầu óc họ, ở cái thuở chân lý tưởng chừng như chưa có gì phải phân vân bàn cãi. Chứng bệnh nan y mắc phải sau thời gian ra tù buộc Ông lùi vào bóng tối nhiều năm, song các công trình, tiểu luận sáng giá của ông cũng như hình ảnh hào sảng của Ông trong những buổi thuyết trình hẹp ở các viện nghiên cứu và trường đại học vẫn lồng lộng trong nhiều tâm trí, khiến người đã một lần nghe Ông, đọc Ông đều phải kính nể, mặt khác có sức kích thích, vẫy gọi người ta tìm tòi, suy ngẫm, không được phép tin vào những “khuôn vàng thước ngọc” bất di bất dịch từ bao giờ đã đóng đinh vào đầu óc mình.

Ông là người cuối cùng của một thế hệ lý thuyết gia tài năng và tỉnh táo đã ra đi. Một khoảng trống rất lớn cho người ở lại. Xin được bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đến gia đình Ông, và cầu chúc hương hồn Ông thảnh thơi nơi Cực Lạc.

Bauxite Việt Nam 
CÙNG CÁC BẠN BÈ CHIẾN HỮU, 
NGƯỜI HÂM MỘ ĐỒNG KÝ TÊN KÍNH VIẾNG:
1. Trần Đĩnh
2. Phan Thế Vấn
3. Hoàng Hưng
4. Lê Phú Khải
5. Dương Tường
6. Phạm Toàn
7. Nguyễn Xuân Khánh
8. Nguyên Ngọc
9. Hà Sĩ Phu
10. Bùi Minh Quốc
11. Tống Văn Công
12. Chu Hảo
13. Nguyễn Ngọc Giao
14. Lưu Trọng Văn
15. Phạm Xuân Nguyên
16. Đặng Thị Hảo
17. Nguyễn Quang A
18. Trần Tiến Đức
19. Nguyễn Xuân Diện
20. Hoàng Dũng
21. Phan Hoàng Oanh
22. Nguyễn Huệ Chi


CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC ĐẾN VIẾNG TANG NHÀ VĂN HÓA NGUYỄN KIẾN GIANG CHIỀU 4-12-2013 TẠI NHÀ TANG LỄ PHÙNG HƯNG

Phóng sự ảnh J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Những gương mặt quen thuộc lại có dịp gặp nhau.
.
Chụp ảnh chung bên ngoài Nhà lễ tang trong lúc chờ mọi người đến đông đủ. 
Dịch giả Phạm Nguyên Trường từ Vũng Tàu cũng có mặt. 



GS Nguyễn Huệ Chi dẫn đầu đoàn trí thức nhân sĩ vào viếng.

clip_image008
 
 
 

 

Diễn đàn XHDS đưa tin:

Diễn đàn Xã hội Dân sự kính viếng Học giả Nguyễn Kiến Giang 

Giới thiệu: Một tang lễ trang nghiêm cho sự ra đi của một nhân vật có thể được coi như bậc “tiền bối” trong hàng ngũ tranh đấu cho dân chủ. Không những không bị lực lượng “chức năng” gây sự như với đám tang Tướng Trần Độ năm nào, mà còn có hẳn đoàn đại diện của Cục An ninh Chính trị Nội bộ A83 – Bộ Công an, tiếp sau đoàn đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự ít phút. 

GS Huệ Chi đã ghi vào Sổ tang:

“Chúng tôi, những nhân sĩ trí thức trong Diễn đàn Xã hội Dân sự
Xin thành kính kính viếng hương hồn một nhà văn hóa, học giả tài danh, đã đóng góp vào kho tàng lý luận những vấn đề có tầm nhìn xa về con đường dân chủ hóa cho đất nước Việt Nam: Ông Nguyễn Kiến Giang”.

Nhà thơ Hoàng Hưng cho biết: Tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, sau khi hạ huyệt, trước mộ ông Nguyễn Kiến Giang, con gái ông là KTS Nguyễn Hồng Thục đã trân trọng đọc bài phân ưu của Bauxite Việt Nam, cùng tên 22 người đồng kính viếng.

Nguồn: BVN & Diễn Đàn XHDS



Đưa tiễn Người về miền Đà Giang Tản Lĩnh
Lâm Khang 

Một đoàn xe lặng lẽ bỏ lại kinh thành sau lưng
bỏ lại tất cả mọi thị phi, đau buồn
Không chấp!
Như đã bao năm nay vẫn thế
Tha thứ và bao dung hết thảy
lặng lẽ....đoàn xe tiến về phía Tây
nơi ấy hoàng hôn đỏ rực cuối trời
của miền Tản Lĩnh - Đà Giang oai linh và thơ mộng

Và miền đất thiêng Non Tản đang chờ Người
Để lặng lẽ ôm lấy Người, trong đêm đầu tiên hòa vào Đất Mẹ

Một cuộc ra đi trong hoàng hôn Xứ Đoài thầm lặng
Một cuộc chia tay trong chập choạng của ngày

Con cháu thì có thể ko muốn thời khắc hạ huyệt lúc ấy
Nhưng đây là thời khắc của Âm Dương Vĩnh Quyết
của tử biệt sinh ly

Màn đêm đang cố che giấu đi nước mắt thương nhớ của đàn con cháu Cụ
Màn đêm như đang vỗ về yên ủi cả người ở lại, cả người ra đi

Hay màn đêm đang đánh đồng cả thị phi đen trắng trong một phút giây hỗn độn?
Để cười cợt nhân gian?

Người dứt áo ra đi, 
thanh thản
Trong hoàng hôn xứ Đoài thầm lặng
Núi cao, đèo thẳm, sông dài…
Ngược gềnh ngược thác
Cưỡi gió trèo mây

Chống gậy trúc thăm đền đài cổ tích
Vỗ tay reo gọi hạc mời trăng..

Phất áo, Người đi
Về miền quá khứ
Về miền miên viễn xa xôi…
trong mưa lệ trần gian bạn hữu cháu con Người
....




7 nhận xét :

  1. Xin chia buồn cùng gia đình nhà văn hóa
    tài danh Nguyễn Kiến Giang

    Trả lờiXóa
  2. Xin gữi lời chia buồn thống thiết tới gia đình nhà văn hóa ,một trí thức hy sinh vì sự tiến bộ xã hội Nguyễn Kiên Giang . Ông sống mãi trong lòng chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  3. Kiến Giang vơi đầy
    Hai bờ gió mát
    Và khẽ vang câu hát
    Ta về với lại Kiến Giang
    Người hỡi!
    Ta về đây!

    Trả lờiXóa
  4. Lâm Khang xuất thần ra bài thơ rất tuyệt, xứng với gầm vóc người được

    Trả lờiXóa
  5. Vĩnh biệt amh Nguyễn Kiến Giang!
    Em còn nhớ mãi ngày gặp anh hôm giỗ cha em, cụ Vũ Đình Huỳnh, vào một năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước tại 5 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
    Tiếc rằng đát nước mình chưa được như anh hằng mong muốn mà anh đã ra đi.
    VVS

    Trả lờiXóa
  6. Giây phút thật xúc động. Vĩnh biệt nhà văn hóa Kiến Giang. Cảm ơn Lâm Khang, vần thơ xuất thần.

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn Lâm Khang vì bài thơ quá hay. Xin chia buồn cùng tang kiến nhà dân chủ Nguyễn Kiến Giang

    Trả lờiXóa