Chiếc giường và tấm bảng
Cánh Cò
“Đại gia 75 tuổi, ông Lê Ân sắp đưa về Việt Nam chiếc
giường được cho là đắt nhất thế giới. Chiếc giường Royal Bed có giá 175.000 USD
do hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh) sản xuất”.
Thật đáng ngưỡng mộ số tiền đại gia Lê Ân bỏ ra
với lời xác định của chính đương sự là tranh tiếng với 60 đại gia thế giới khi
ông là người đầu tiên được hãng sản xuất nhận bán. Ông Ân đã thắng 59 người kia
mà có lẽ 58 người trong họ là Tàu. Bọn nhà giàu bây giờ biết nơi để tập trung lắm,
chúng không còn lựa các nước Tây phương mà đến, chúng kéo nhau ùa về Tàu, về
Việt nam và mới đây có tin uà cả về cái xứ Bắc Triều Tiên nữa. Thật là thông
minh.
Ông Lê Ân và những người ngưỡng mộ chiếc giường
được gọi là siêu khủng ấy đang ngày ngày chờ xem mặt mũi của nó ra sao. Và như
thông thường, dám cuộc không sợ thua, chỉ sau một ngày thôi thì niềm hưng phấn ấy
trôi tuột như tiếng chặt lưỡi của loại thạch sùng trong đêm vắng.
Người nào bỏ công lặn lội ra Vũng Tàu xem chiếc
giường sẽ quay về nhà với sự tiếc rẻ vì không được ngồi thử lên trên để biết độ
êm của nó. Xem giường mà không được nằm lên không khác nào làm tình nửa chừng
bị hất văng xuống đất.
Giường để nằm chứ không phải để xem, đó là chân
lý.
Khi ông Ân và cô vợ trẻ nằm lăn lộn ấy họ nghĩ
đến sự thèm thuồng của hàng ngàn kẻ xem giường và việc này sẽ là yếu tố khiến
hai ông bà mãn nguyện trước tiên. Sự thèm thuồng của họ làm cho ông Ân, vốn đã
trên 75 hưng phấn thêm khi thi hành công đoạn tiếp theo.
Quần chúng xếp hàng xem giường như đi xem lăng là
liều thuốc cực mạnh bơm vào lòng tự mãn của đại gia Lê Ân và vì vậy những bài
báo quảng cáo chiếc siêu giường ấy đáng được đại gia này cho một ít tiền “boa”
khi đã tận tụy ngắm nghía, phân tích, sờ nắn từng centimet một những cấu trúc của
chiếc giường siêu khủng ấy.
Không một luật lệ nào cấm người ta xài tiền. Hơn nữa ông Lê Ân đã làm nhiều việc mà báo chí mô tả là từ thiện. Ông Lê Ân có quyền hả hê trước đồng tiền mình bỏ ra sau khi đã chi cho xã hội nhiều công ích. Ông tuyên bố sẽ xây căn nhà 150 tỷ làm trụ sở cho những việc công ích ấy đã cho thấy ông có tấm lòng với tha nhân như thế nào, còn việc chiếc nhà 150 tỷ có chứa hết bao nhiêu hồ sơ từ thiện ông sẽ làm hay không thì phải chờ sau khi ông mất người ta mới tổng kết được.
Ông Ân muốn theo chân các tỷ phú Mỹ như Bill Gate
hay Warren Buffett thì thật là phúc đức cho người nghèo nói tiếng Việt. Ông cho
xây nhà lớn như thế thì ắt những vật phẩm từ thiện sắp được phân phát không thể
nào nhỏ. Vậy mà có kẻ ác miệng gọi ông là thí mẩu bánh cho người nghèo để câu
khách không...nghèo vào khu du lịch của ông. Luận điệu phá hoại niềm tin như
thế không thể chấp nhận được.
Nhưng chiếc giường của ông Ân vẫn làm nhiều
người...trằn trọc. Không phải vì không được nằm lên mà vì cảm thấy nó lấn cấn.
Lấn cấn vì chiếc giường của đại gia này làm cho xã hội chia thành ba phe.
Phe thứ nhất nhiệt tình cổ võ cho ông Ân vì khâm
phục sức chơi quá khủng của ông. Khâm phục và tự nhủ lòng nếu có tiền như vậy
họ sẽ chơi trội hơn để tìm cảm giác được người khác khâm phục. Cảm giác làm vua
không ngai ấy đang được nhân rộng ra, tâng bốc lên qua phương tiện truyền thông
và không có gì cho thấy hiện tượng này sẽ dần dần biến mất hay ít đi.
Phe thứ hai khinh bỉ ra mặt và chỉ chửi...trong
lòng hay cùng lắm là giữa các cuộc cà phê hay bữa nhậu. Lấy lý do nào đấu tố
ông Ân khi đồng tiền bỏ ra là của ông ấy? Người cùng nằm trên giường với ông là
bà vợ có hôn thú của ông ta cho dù bà ấy chỉ hơn hai mươi tuổi. Tuổi tác cũng
là mẫu số của đồng tiền vậy thì có gì là xấu? Khác xa với Dương Chí Dũng, lấy
tiền nhà nước mua nhà cho bồ nhí nên bị trảm thì cũng đáng đời rồi.
Chả lẽ lại bới móc chuyện ông Ân còn một đống con cháu thất cơ lỡ vận đang được
báo chí soi mói? Ô hay, chúng nó lớn cả rồi, ông còn phải có đời sống riêng của
ông nữa chứ? Mà có cái gì riêng cụ thể hơn một chiếc giường trong phòng ngủ?
Phe thứ ba: đọc tin này như một vết cắt nhức nhối
trong lòng nhưng khó thể lên tiếng. Cái đau của người không đủ tiền để mua ly
trà đá sau một cuốc xích lô cho khách. Phe này nhiều lắm, chiếm hơn phân nửa
toàn xã hội Việt Nam.
Họ là những công nhân mài miệt trong các nhà máy nước ngoài để lãnh những đồng
tiền nội tệ ít ỏi. Họ là những nông dân mất ruộng, rổ rá ra đồng mót từng hạt
lúa lép để sống còn. Họ là những công dân nhập cư đang trôi nổi khắp phố phường
với đủ thứ nghề từ bán vé số tới bán cả thân thể của mình để kiếm từng ngàn bạc.
Chiếc siêu giường không có chỗ cho sự tưởng tượng
của họ vì trong trí óc của hầu hết những con người ấy chén cơm, manh áo lớn hơn
hàng ngàn lần cái giường kỳ khôi của đại gia Lê Ân.
Ông Ân đã trải qua tù tội, nghèo nàn và thậm chí bị khinh bỉ nữa. Có lẽ việc mua giường của ông là hành động trả thù đời chăng? Nếu thế thì trả thù ai đây? Không lẽ trả thù mấy chiếc giường xi măng giá lạnh trong trại giam hay mấy manh chiếu rách khi ông còn hàn vi nằm phơi giữa chợ như ông từng kể?
Ông Ân đã trải qua tù tội, nghèo nàn và thậm chí bị khinh bỉ nữa. Có lẽ việc mua giường của ông là hành động trả thù đời chăng? Nếu thế thì trả thù ai đây? Không lẽ trả thù mấy chiếc giường xi măng giá lạnh trong trại giam hay mấy manh chiếu rách khi ông còn hàn vi nằm phơi giữa chợ như ông từng kể?
Nếu thế thì tội nghiệp cho những người nghèo, tội
phạm đang nằm trên đó như ông ngày xưa. Nếu biết được sự trả thù này có lẽ họ
sẽ không ngủ được vì nỗi ám ảnh lẫn ước mơ không bao giờ thành sự thật với câu
chuyện thần tiên của chiếc giường bạc tỷ.
Nhưng cũng may, có một câu chuyện khác làm cho
người nghèo ngủ được.
Liều thuôc ngủ không tốn một xu để mua nhưng giá
trị của nó không thể phủ nhận.
Thay vì nằm trên chiếc giường bạc tỷ để thỏa mãn
cảm giác tìm sự thần tiên hí lộng, người ta có quyền bồng bềnh trên một tấm
bảng viết lời nhân bản, yêu thương của đồng loại.
Đồng loại được viết hoa chữ NGƯỜI qua cách nắn
nót trên một tấm bảng đen học trò: "Sửa xe đạp. Các cháu học sinh cấp 1, 2
đi học qua đây nếu bị hỏng xe ông sửa ông không lấy tiền, (nếu) ông chưa sửa
kịp (thì) ông đưa đến trường. Ông Tâm".
Tấm bảng của một ông già tên Tâm, 63 tuổi đang cư
ngụ tại xóm 4, thôn Cầu Cảng, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội tự nguyện sửa
xe không công cho các cháu đã làm rúng động mạng Internet. Sức rung chấn hơn
hẳn chiếc giường của đại gia Ân.
Chiếc giường Royal Bed nếu đặt bên cạnh tấm bảng
đen chữ viết bằng phấn trắng của ông Tâm sẽ là một thảm họa. Thử tưởng tượng
khi hai vật ấy đặt bên nhau người ta, bất cứ là ai, sẽ xúc động vì tấm bảng hay
chiếc giường?
E rằng hãng Savoir Beds sẽ kiện ông Tâm vì theo
quảng cáo của họ thì chiếc giường này là phương tiện tuyệt hảo giúp người ta
chìm sâu vào giấc ngủ, thế nhưng khi đặt bên cạnh chiếc bảng đen phấn trắng của
ông thì nó trở thành nỗi ám ảnh, thù hằn của người nghèo và họ chọn tấm bảng như
một thái độ trân trọng trước tấm lòng của người đối với người.
Của cho không bằng cách cho. Chiếc giường làm cho
đại gia ngủ ngon cùng vợ nhưng lại khiến nhiều người mất ngủ mặc dù đại gia hứa
là sẽ hiến tặng rất nhiều cho người nghèo.
Ông Tâm xe đạp không cho.
Ông dâng hiến công sức, thời gian và kể cả sự
khiêm nhượng tận cùng của mình cho con người, vật phẩm của thượng đế. Viết lên
tấm bảng những lời lẽ đầy nâng niu như sợ các con người như ông đau đớn ông đã
làm không ít người lớn đau đớn vì hành động đẹp đẽ của ông. Họ đau đớn vì nhận
ra mình đã quá lâu sống trong ảo tưởng mà chiếc giường của ông Ân là một điển
hình.
Đó là nói về phản ứng của những con người, còn
các con khác phản ứng ra sao thì có ma mới biết.
Tôi xin lấy đây để cảm ơn báo LAO ĐỘNG có bài "Hoa hồng có mầu gì?" . Chuyện này xưa như Diễm, nay mới có báo chính thống đăng hé lộ tỷ lệ % chi hoa hồng là 50% khi duyệt kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học nước nhà. Vụ này, các nhà nghiên cứu nước nhà đã biết và tuân thủ từ lâu, nhưng vẫn kín bưng, nay hé lộ làm cho dân chúng biết thành ra cơn sốt, hóa ra như thế, hèn chi chất lượng đề tài là số không, chủ yếu cắt dán, chính vì thế Tễu đã phát hiện cuốn sách lịch sử của Bộ Ngoại Giao xuất bản mà còn sai be bét? Liệu có phải chi hoa hồng cao thế không?
Trả lờiXóaĐức Phật bỏ cả ngai vàng, vợ đẹp để đi tu tìm cách cứu nhân độ thế . Đức Chúa bỏ cả Trời Cao , nhận lấy thân phận con người, sinh trong hang bò lừa nằm trong máng cỏ . Giường của Phật là đâu ? Giường của Chúa là đâu ? Cái giường của ô. Lê Ân giá vài trăm ngàn đô chẳng có nghĩa gì so với cái giường của Đức Phật, cái nôi là máng cỏ bò lừa của Chúa Giêsu !
Trả lờiXóaHán Vũ Ðế sai sứ thỉnh tổ Bồ-đề-đạt-ma về thành đô Kim Lăng và hỏi rằng:
Trả lờiXóa– Trẫm từ khi lên ngôi vua đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy trẫm có Công đức gì không?
Tổ Bồ-đề-đạt-ma trả lời:
– Ðều không có Công đức.
Vua hỏi tiếp:
– Tại sao lại không có Công đức.
Tổ đáp:
– Bởi vì những việc Vua làm đều là nhân "hữu lậu" như ảnh tùy hình, tuy có, nhưng không phải là thật.
Vua lại hỏi tiếp:
– Vậy Công đức chân thật là gì?
Tổ đáp:
– Tâm phải được thanh tịnh hoàn toàn, như vậy mới được là Công đức và Công đức này không thể lấy việc thế gian, xây chùa, chép kinh, độ tăng mà cầu được.
Vua Lương Vũ Đế thỉnh Bồ đề chứ không phải Hán Vũ đế. Lúc có Bồ đề ở TQ là thời Nam Lương Bắc Ngụy. Sau này Bồ đề bỏ vua Lương vũ đế lấy cành lau vượt sông sang Bắc Ngụy lập nên Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn.
XóaNhân đọc câu chuyện trên đây, tôi chợt nhớ chỉ mới thứ Sáu tuần trước trên đường đi làm tôi chợt nghe được câu chuyện trên radio địa phương nói về một bé gái 17 tuổi người Mỹ tên Jessica. Cô bé này còn là học sinh trung học, vừa đi học vừa đi làm kiếm tiền tiêu xài riêng tại một tiệm bán đồ anh nhanh Mễ "Taco Bell". Có lẽ Jessica sẽ chẳng bao giờ thành bản tin buổi sáng trên radio nếu không có chuyện cô đã tự nguyện dành TẤT CẢ số lương tháng (được cho là ít ỏi so với giá sinh hoạt của người Mỹ) của mình là 6 hay 7 trăm đô la gì đó tôi chợt quên mất để mua quà cho nguyên một trại tế bần (nhà tạm trú cho người vô gia cư) ở gần nhà
Trả lờiXóaKhi được hỏi nếu tặng hết số lương tháng cho người nghèo thì lấy tiền đâu trang trải cuộc sống hàng ngày, cô bé hồn nhiên đáp "Ăn uống thì cháu vẫn sống với cha mẹ, cháu ăn ké cha mẹ, còn tiêu vặt thì cháu chẳng biết tiêu pha gì với số tiền đó, vả lại hy sinh việc chi tiêu cho 1 người mà làm cho nhiều người hạnh phúc và ấm cúng trong mùa Giánh Sinh này cháu thấy cũng đáng thôi"
Tôi đã thật sự xúc động đến ứa lệ vì câu chuyện đó, bởi bài học về lòng bác ái được rút ra từ một đứa trẻ con, ở lứa tuổi mà chúng ta chỉ thấy hưởng thụ và ích kỷ, ở cái xã hội mà nhiều người Việt trong nước có thể vẫn cho là khô khan tình người...
Hi hi, bác Cánh Cò viết bài này... dữ tợn thiệt. Thôi cũng tốt. Có khi phải viết đến thế mới lay tỉnh được những người "đã quá lâu sống trong ảo tưởng mà chiếc giường của ông Ân là một điển hình".
Trả lờiXóaTôi thì rất thích những dòng chữ đơn sơ trên tấm bảng của ông Tâm. Các em học sinh ngày ngày đi qua đây, cho dù xe đạp không hỏng đi nữa, chắc chắn cũng học được điều gì đó hết sức đáng giá mà nhà trường chưa chắc đã dạy được. Rồi 1 đồn 5, 5 đồn 10, tất cả học sinh ở ngôi trường đó đều sẽ được lớn lên với một kỷ niệm tuyệt đẹp thời thơ ấu, một chuyện cổ tích ngay giữa đời thường. Trên hành trình làm người của các em, luôn có một ông bụt nhân từ, một thiên thần hộ vệ sẵn bên đường để sẵn lòng ra tay giúp đỡ. Một chuyện cổ tích in vào tâm trí trẻ thơ như thế sẽ sinh hoa kết quả lớn dường nào ở "mùa gặt" mai sau, khi thế hệ này khôn lớn!
Nhân bác ẩn danh kể câu chuyện bé Jessica 17 tuổi trên đây, tôi cũng xin kể câu chuyện tôi thấy hôm qua, cũng làm tôi cảm động. Trời rét giữa Đông thế này mà bọn học sinh Mỹ (lớp 10) dăm đứa rủ nhau ra ngoài phố lúc tối. Chúng chia nhau ra đứng ở bốn góc ngã tư và trước cửa một nhà hàng, đứa thì thổi kèn, đứa thì cầm tấm bảng múa múa. Tôi chẳng cần xem tấm bảng cũng thừa biết chúng làm gì, vì hôm trước nữa con gái tôi cũng tham gia. Chúng nó xin tiền người qua kẻ lại để đóng góp cho quỹ trợ giúp bệnh nhân ung thư, các bác ạ. Tôi hỏi con gái tôi mỗi tối đứng 4 tiếng như vậy (2 ca tiếp sức nhau, mỗi ca 2 tiếng) thì xin được bao nhiêu. Nó nói được 100 đô là mừng lắm rồi, thường thì không tới.
Tính ra 10 em, mỗi em làm viêc 2 tiếng. 20 giờ làm việc mà chỉ được 100 đô thì là quá ít so với vật giá ở Mỹ. Nhưng đó là chuyện rất thường mà bọn học sinh bên cái nước Mỹ "giàu sụ" này làm. Họ giàu mạnh mà họ vẫn chú ý tập cho con cái họ làm những điều tốt lành như thế, thì cái nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta còn cần điều đó hơn biết chừng nào. Than ôi. Chẳng lẽ chúng ta nỡ dạy con cái chúng ta mỗi việc đi ngắm nghía chiếc giường đại gia!
iPhone:
Trả lờiXóaThe Poem about the Purity Humanitarian
Respect, the Author Canh Co,
Thanks for bac Dien and all comments.
I have no sense, continue to see the following story; but the topic was written so interesting as an poem - the poem about Purely Humanitarian.
Happy Christmas,
Bui-Viet Van Duc
(18:00, 24. December 2013)
Alright Van Dude...uh Van Duc
XóaWhere is the poem we are (supposed to be) enjoying here?
Thật khó tin với hành động và phát ngôn của ông Ân về chiếc giường kiểu Hoàng gia Anh. Những hành động và phát ngôn khiến mọi người ban đầu cứ nhầm tưởng là của một thiếu gia tuổi 17-20 chứ không phải một ông lão tuổi ngoài 70. Tuổi lớn nhưng hiểu đời ít quá!
Trả lờiXóaNằm trên cái giường này , ô. Lê Ân luôn mơ tưởng truyện ái ân thì chắc ông chẳng sống thêm được mấy nỗi. Ông muốn sống thọ 80, 90 , tôi khuyên ông nên bán cái giường này đi . Ông hãy nhìn những người nghèo chỉ một manh chiếu rách để ngủ hay nằm ngủ trên vỉa hè.
XóaĐọc tin tức về cái giường của ô. Ân tôi nhớ ở Saigon có lần khoảng 7 giờ sáng cách nay không lâu , đi xe qua vòng xoay Lăng Cha Cả, tôi bắt gặp một người đàn ông còn đang say ngủ ngay trên bờ tường ximăng bao quanh quả địa cầu . Rồi sau năm 75, từ vùng kinh tế mới tôi trở về Saigon thăm ô. bà nhạc, lúc đó cũng khoảng 6-7g sáng, tôi đi xe đạp trên đường Tự Do, thấy một người đàn ông còn nằm ngủ trên bệ cửa sổ nhà hàng Continental . Lúc đó Saigon rất ít xe, xe đạp còn được phép lưu thông trên đường Tự Do nay đường Đồng Khởi, với tuổi đời sấp xỉ 40 đạp xe 100 cây số/ngày với tôi là chuyện bình thường và thường xuất phát từ vùng quê lúc 4 giờ sáng cho mát và khỏe, đem theo lon gô cơm với muối mè và một bi đông nước, mặc bộ quần áo lao đông cũ mèm, chân mang dép cao su , đầu đội mũ lưỡi trai . Ở miền Nam sau ngày 30/4/75 đa số những người chế độ VNCH được trả về sớm sau thời gian cải tạo là thế . Hết gao chạy rông nhất nông nhì sĩ cũng chẳng ai cười !
Bây giờ tạo được cái nhà nho nhỏ ở Saigon chật chội, dù tuổi đã cao chúng tôi năm ngủ trên sàn gác với manh chiếu hoặc tấm nệm, sáng ra cuốn lại cho rộng chỗ làm việc . Vậy mà nghĩ còn sướng hơn thời lính chiến ngủ dưới chiến hào hàng tuần lễ, thời đi kinh tế mới ngủ trên nền nhà bằng đất gồ ghề . Sau những giờ phút lao động mệt nhọc vẫn ngủ ngon lành . Nói đùa mà thật , vậy mà bà xã cũng sinh thêm cho một con gái út tuổi rồng ( 1976 ). Bây giờ con ở Paris !
Tôi rất yêu thích bản nhạc «Tôi ơi đừng tuyệt vọng» của Trịnh Công Sơn. Từ lâu, từ xa ngày ngày nhìn về Việt Nam xhcn qua Internet, tôi dặn lòng hãy cố giữ niềm tin rằng nơi đó vẫn còn không ít người thật sự tốt bụng, song tôi chưa biết là ai, thì trong mùa Noël 2013 này, tôi đã đếm được một người: Ông Nguyễn Văn Tâm (*), tác giả tấm bảng «Sửa Xe Đạp» ở xã Tả Thanh Oai – Hà Nội. Cám ơn ông Tâm, nhờ ông tôi càng yêu thích hơn bản nhạc nêu trên. Chúc ông và gia đình một mùa Giáng Sinh và một năm mới 2014 bình an, sức khoẻ.
Trả lờiXóaVũ Thế Phan
(*) http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/Xypr/2013_12_22/2.jpg
Ts Lê Thẩm Dương: Trọc fú là giàu mà ngu. Ngu mà giàu gọi là trọc fú.
Trả lờiXóaGiàu mà cái đầu toàn đất, thua xa mấy cháu học sinh bên Mỹ ! Âu cũng là do hoàn cảnh xã hội tạo ra !
Trọc fú săm giường là thói hợm hĩnh, khoe khoang - 1 trong những thói xấu của người Việt.
Ông Ân có lẽ bị bệnh nghiền phô trương, nên ông bỏ hết bà này, tới bà khác, mặc dù biết thứ đàn bà trẻ quá mà chấp nhận ở với 1 lão già nhăn nheo lại hợm hĩnh nữa thì chỉ để "đào mỏ" mà thôi. (Bằng chứng là ông vẫn còn tức tối những bà trước ôm tài sản của ông biến mất). Ông khoe đám cưới dềnh dang bên cạnh cô cháu gái, trả lời phỏng vấn, ông tự đắc khoe khoang vẫn "đủ sức" chiến đấu....và cho rằng khối kẻ (loạt tầm thường) thèm thuồng....nhưng có thuốc tiên người ta cũng biết, nó không thể làm ông "khá" được vì tuổi tác. Giờ ông khoe chiếc giường......Chỉ những kẻ hợm hĩnh, ăn cắp được tiền nhà nước, (đối diện với án tử hình, chạy chọt để hạ xuống 12 năm rồi chạy tiếp để chỉ 4 năm là "thoát" tù - hehehe, không có "chạy án, tôi đi đầu xuống đất!) mới phô trương thôi. Và chỉ những kẻ ngốc, mới chạy theo để "xem" chiếc giường, vì người hợm hĩnh phô trương giá trị tài sản lớn bao nhiêu, thì nhân cách rẻ bấy nhiêu. Tôi không có tí cảm giác gì về chuyện cái giường, vì nghĩ nó không đáng nửa trinh khi đứng bên cạnh tấm biển của bác Tâm. Đáng lý tôi không viết gì, nhưng đọc đến tấm biển, tôi đã "gai người" rung động mạnh - Một tấm lòng nhân bản! Một việc làm để lại dấu ấn lớn lao trong tôi. Mặc dù, chính bản thân tôi từ nhỏ đã luôn sẵn lòng vui vẻ giúp đỡ tất cả mọi người chung quanh, nên cũng không hiếm lần bị lừa, mất tới cả chục ngàn EURO. Mấy năm gần đây, tôi "rút kinh nghiệm" nên chỉ hiến dâng công sức và vật chất (trực tiếp) mà thôi. Nên cũng nghĩ, tầm thường đi,rất nhiều. Nay đọc được tấm biển này, tôi bỗng cảm thấy mình thật nhỏ bé trước tấm lòng này của ông cho cháu con. Xin cám ơn Ông đã tiếp sức cho tôi trên con đường từ thiện bằng chính tấm lòng mình!
Trả lờiXóa