Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: NẾU KHÔNG THAY ĐỔI THÌ VIỆT NAM KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI

Đổi mới là mệnh lệnh của thời đại 
Tuổi trẻ 
04/11/2013 09:10 (GMT + 7)

TT – “Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển”.

TS Nguyễn Sĩ Dũng (phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nói trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ.

* “Nếu không đổi mới, chắc chắn VN sẽ khó khăn, tôi nghĩ Quốc hội cũng cảm nhận được điều này”. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy tại Quốc hội. Cá nhân ông cảm nhận ra sao? 

- Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn. Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai. Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Sự khó khăn mà Bộ trưởng Vinh phát biểu tại Quốc hội có thể đến không chỉ từ việc phải cạnh tranh toàn diện với các quốc gia khác, mà còn từ những mong đợi và những đòi hỏi lớn hơn của những người dân đã hiểu biết và trưởng thành vượt bậc.

* Vậy thì đổi mới tiếp theo nên bắt đầu từ đâu, theo ông?

- Mọi chuyện đều nên bắt đầu từ chính cái đầu của chúng ta. Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người. Đổi mới tư duy chính vì vậy phải là bước đầu tiên, cũng là bước tiếp theo cho mọi sự đổi mới mà chúng ta tiến hành. Đây rõ ràng không phải là điều gì quá mới mẻ. Điều này đã được Đảng ta nói tới hàng chục năm nay. Vấn đề là thiếu những kiến thức mới, những khái niệm mới…, thật khó lòng đổi mới được tư duy. Quả thật, làm sao có thể đổi mới tư duy bằng cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ?!

Khi đã có tư duy mới, cái cần phải đổi mới trước tiên có lẽ là nền quản trị quốc gia. Thế giới đã chứng minh rằng không phải tài nguyên, vị trí địa lý hay thời tiết mà thể chế do con người xây dựng là nguyên nhân căn bản của sự thành công hay thất bại về kinh tế, cũng như về phát triển nói chung. Nhân đây, câu chuyện thành công của đội bóng U-19 gợi cho chúng ta điều gì? Phải chăng là nếu tổ chức được mô hình theo chuẩn quốc tế thì “thấp bé nhẹ cân” như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng, và ngược lại?

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển.

* Ông hình dung nền quản trị quốc gia “đáp ứng được yêu cầu thời đại” như thế nào?

2- Tôi hình dung nền quản trị quốc gia hiện đại phải đáp ứng mấy yêu cầu sau: 1- Bảo đảm pháp quyền. 2- Bảo đảm trách nhiệm giải trình. 3- Bảo đảm sự minh bạch. 4- Bảo đảm sự tham gia và sự dự phần của mọi người dân. Tất nhiên, những điều nói trên hoàn toàn không phải là sáng kiến của cá nhân tôi. Đó là sự tổng kết của Liên Hiệp Quốc từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Như vậy, đòi hỏi đầu tiên đối với việc đổi mới nền quản trị quốc gia là phải xác lập cho bằng được pháp quyền (cách mà chúng ta hay gọi hơn là xây dựng nhà nước pháp quyền). Đây là một vấn đề mang tính kỹ trị. Ý chí chính trị phải kết hợp với kiến thức và sự hiểu biết mới giúp chúng ta xây dựng được pháp quyền.

* Ông có đề xuất mô hình cụ thể nào không?

- Khoảng một vài tuần trước khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt qua đời, bác Kiệt có gọi tôi lên trò chuyện, và tôi đã trình bày một số suy nghĩ của mình. Lúc bấy giờ tôi có nói rằng cần phải hết sức tránh việc hình thành hai nhà nước trong một đất nước. Chúng ta có thể nghiên cứu nhất thể hóa sâu rộng hơn, tương tự như Singapore chẳng hạn, để Đảng lãnh đạo thật sự “hóa thân” vào Nhà nước. Làm được điều này, chúng ta không chỉ tránh được rủi ro của những xung đột không đáng có giữa Đảng và Nhà nước, mà còn xác lập được chế độ trách nhiệm giải trình hữu hiệu, bảo đảm được quy trình ban hành quyết định minh bạch, rõ ràng và đỡ tốn kém thời gian, công sức hơn. Tôi cho rằng hiện nay đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất để đổi mới nền quản trị quốc gia của chúng ta.

Thật ra, nhất thể hóa cũng là chủ trương đã được Đảng ta đề ra, chứ không phải là điều gì mới mẻ cả. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất lớn. Nhiều khía cạnh của vấn đề lại không thể chỉ giải quyết bằng mỗi một việc là sửa đổi Hiến pháp. Tất nhiên, có những vấn đề cơ bản khác nếu không được thiết kế trong Hiến pháp thì rất khó mở đường cho việc đổi mới tiếp theo nền quản trị quốc gia.

* Văn kiện Đại hội XI có nói đến việc “tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong nghiên cứu lý luận”. Vấn đề nêu trên chạm đến những lý luận rất lớn và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, ông nghĩ tính khả thi đề xuất của mình đến đâu?

- Người Anh có câu ngạn ngữ: “Bạn không bao giờ biết bạn có thể làm được điều gì, trước khi bạn thử làm điều đó”. Tôi nghĩ rằng người Anh không phải là không có lý.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

3


4

36 nhận xét :

  1. Bài trả lời phỏng vấn của TS Nguyễn Sĩ Dũng rất thực tế, đúng đòi hỏi phải thay đổi của nhân dân mà những nhân sĩ trí thức đã lên tiếng thời gian qua. Ông là một quan chức đương nhiệm nhưng nói thế cũng là một sự dũng cảm lắm rồi. Ông cho rằng; "Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai." "Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người." "làm sao có thể đổi mới tư duy bằng cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ?!"...
    Ông cũng dùng hình ảnh để nói về sự phải đổi mới phải theo "mô hình chuẩn quốc tế" như đội bóng U19 “thấp bé nhẹ cân” như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng, và ngược lại?
    Ông còn đề nghị: "sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển."
    Thật đáng ngưỡng mộ TS Dũng.

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề cơ bản là phải có những món mới chứ đừng xào nấu những món xưa cũ, thậm chí rất độc hại!

    Trả lờiXóa
  3. Có bao nhiêu đại biểu có suy nghĩ như vậy ? Nếu các vị còn nghĩ đến dân và đất nước này hãy can đảm thay đổi đi đừng để sau này phải hối tiếc cơ hội đã qua trong nhiệm kỳ quốc hội của mình.

    Trả lờiXóa
  4. Con vật trong tự nhiên còn biết tự thay đổi theo môi trường sống để tồn tại và phát triển.Con người không biết tự thay đổi theo xu hướng của thời đại thì rõ ràng không bằng con vật rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Bài trả lời phỏng vấn của TS Nguyễn Sĩ Dũng rất thực tế, đúng đòi hỏi phải thay đổi của nhân dân mà những nhân sĩ trí thức đã lên tiếng thời gian qua. Ông là một quan chức đương nhiệm nhưng nói thế cũng là một sự dũng cảm lắm rồi. Ông cho rằng; "Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai." "Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người." "làm sao có thể đổi mới tư duy bằng cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ?!"...
    Ông cũng dùng hình ảnh đội bóng U19 để nói về sự phải đổi mới phải theo "mô hình chuẩn quốc tế" thì “thấp bé nhẹ cân” như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng, và ngược lại?
    Ông còn đề nghị: "sửa đổi Hiến pháp, đây là cơ hội lịch sử để chúng ta thiết kế nền quản trị quốc gia đáp ứng được yêu cầu của thời đại, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển."
    Thật đáng ngưỡng mộ TS Dũng.

    Trả lờiXóa
  6. "Nền quản trị quốc gia" của ta có cái vòng kim cô "điều 4" ở trên đầu thì làm sao phát triển được.

    Trả lờiXóa
  7. Không biết 02 ông: Ts. Nguyễn Sĩ Dũng và Bt. Bùi Quang Vinh có bỏ phiếu không thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp này không? Nếu lần này QH thông qua... cá nhân tôi mong muốn "Nhóm kiến nghị 72" sẽ đứng ra khởi sướng một cuộc biểu tình phản đối với quy mô lớn nhất có thể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý có lẽ nhóm kiến nghị 72 sẽ đứng ra thay mặt 90 triệu dân Việt Nam khởi sướng cuộc biểu tình quy mô lớn ,lái con thuyền Việt Nam hòa vào quỹ đạo dân chủ hóa đất nước chúng ta như Miến Điện đã làm .
      Chỉ có cải cách ôn hòa là một giải phát tốt nhất cho con đường dân chủ hóa đất nước chúng ta.

      Xóa
  8. Con cái chúng tớ du học Anh, Mỹ hết rồi. Chúng tớ có thừa tiền, Vàng ăn mấy đời không hết! Sao bảo là... không có tương lai?...

    Trả lờiXóa
  9. câu chuyện thành công của đội bóng U-19 gợi cho chúng ta điều gì? Phải chăng là nếu tổ chức được mô hình theo chuẩn quốc tế thì “thấp bé nhẹ cân” như các cầu thủ VN vẫn có hi vọng, và ngược lại?
    Bầu Đức mà điều hành đất nước thì VN vẫn có hi vọng, và ngược lại

    Trả lờiXóa
  10. 1-Họ đâu có đủ tầm nhìn để thấy được tương lai?
    2-Quyền lợi ngút đầu che mờ hết , cũng đâu thấy tương lai?
    3-Họ vẫn còn chút lòng mong chờ vào sự trợ giúp của người bạn 4 tốt!
    4-Tốt nhất là chỉ nói đến đây thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Đơn giản nhất là thay đổi Hiến pháp, bỏ điều 4, đa nguyên, dân chủ thì dân giàu, nước mạnh ngay

    Trả lờiXóa
  12. Anh Trọng chịu khó nghe một chút để có quyết sách đúng đắn. Anh Ba thì thực tế nhiều, nhưng chưa đủ kiến thức lý và luận để tranh luận với các trí thức tâm huyết. Ngay cả anh Trọng, nếu cái lý của anh sai thì cũng nên cầu thị mà tiếp thu.
    Hiến pháp không phải của một người hay một nhóm người. Dù đảng lãnh đạo thì cũng phải thừa nhận thực tiễn, không được đi ngược lại quy luật khách quan. Đảng sẽ giữ được vai trò lãnh đạo nếu đảng biết lắng nghe. Lãnh đạo không có nghĩa là đứng trên HP và PL. Thể chế của chúng ta đang tồn tại 2 nhà nước. Một nhà nước của đảng và một nhà nước do đảng cử dân bầu. Điều này rất bất cập. Quản trị đất nước phải theo luật pháp chứ không chờ cấp ủy chỉ đạo để rồi không ai chịu trách nhiệm. Ta đã lẫn lộn lãnh đạo với chỉ đạo. Nhiều cấp ủy không lãnh đạo mà chỉ đạo từng việc để chính quyền làm. Như vậy đã bao biện làm thay nhưng lại không chịu trách nhiệm do hậu quả của việc chỉ đạo của mình.

    Trả lờiXóa
  13. Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng ! Xin cảm ơn TỄU đã đăng tải !
    Xin phép được trích << Quả thật, làm sao có thể đổi mới tư duy bằng cách xào nấu lại các giáo điều xưa cũ ?! >> . Tiếc thay ! Ông Tổng Trọng đã và đang tích cực NHÓM LÒ ĐỂ XÀO NẤU LẠI CÁC GIÁO ĐIỀU XƯA CŨ ! Vẫn cứ với giọng đều đều về âm sắc, âm lượng, nói đi nói lại như mê sảng , và hầu như không cần biết đến tình trạng nhức nhối, quẫn bách ,,,chứa đầy sự nguy cơ tan rã từ sự khủng hoảng toàn diện của đất nước...! Ông Tổng Trọng vẫn bình chân như vại !
    Việt Nam không có tương lai hay có tương lai là tùy thuộc phần lớn vào sự chuyển hóa, sự phân hóa dẫn đến MỘT CUỘC CÁCH MẠNG TỪ NGAY TRONG NỘI BỘ ĐẢNG CSVN ! Các thế lực thù địch và bọn phản động ở trong và ngoài nước(nói theo cách nói của ĐCSVN) vĩnh viễn không thể làm lay chuyển được ; không thể làm tan rã được ĐCSVN !

    Trả lờiXóa
  14. "Chắc chắn Việt Nam sẽ không thua kém các nước như Hàn Quốc và Nhật" ?
    Đã quá trễ rồi. Căn bản giống như đội tuyển VN chẳng bao giờ đá bóng giỏi như Tây Ban Nha. Muốn VN bằng Nhật, chừng 70, 80 năm nữa, với điều kiện bọn xấu phải bị dẹp bỏ vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
  15. Các nhà lãnh đạo hiện nay quá ư bảo thủ. Họ cố giữ quan niệm cũ rích để củng cố địa vị và lợi ích của họ. Đặt lợi ích của đảng (thực chất là của họ) lên trên lợi ích của dân tộc của đất nước. Họ sẵn sàng nhân nhượng nhượng với kẻ thù, bán rẻ lợi ích dân tộc, dùng những lời hoa mỹ để lừa bịp nhân dân và che đậy ý đồ xấu xa đó. Họ còn tồn tại thì đất nước còn khổ.

    Trả lờiXóa
  16. Không thể có kết quả tốt đẹp nếu đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc

    Trả lờiXóa
  17. Đổi mới để cho dân làm loạn à? Không có tam quyền phân lập gì hết! Đi lên CNXH là "khát vọng" của nhân dân ta.Đòi dân chủ là suy thoái đạo đức ,đề nghị các đ/c xử lý cái này!

    Trả lờiXóa
  18. Nhân dân VIỆT NAM đã thay đổi TƯ DUY từ lâu rồi . Chỉ có ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM là còn BẢO THỦ không chịu thay đổi TƯ DUY thôi . Họ không muốn thay đôi TƯ DUY vì Họ sơ mất quyền lực , lợi ích nhóm , lợi ích gia đình , dòng tộc và chính bản thân Họ cho nên họ không muốn đa đảng ,tam quyền phân lập đất đai sở hữu tư nhân . Họ dùng mọi thủ đoạn đẻ đàn áp những người bất đồng chính kiến , nhân dân đẻ bảo vệ quyền lực và lợi ích bất minh của Họ bằng mọi cách kể cả những hành động không đẹp . Cho nên nhân dân VIỆT NAM không còn tin Họ , không còn tôn trọng Ho và không muốn Họ lãnh đạp đất nước nữa chính vì vậy Họ đưa nội dung điều 4 vào hiến pháp để đòi độc tôn quyền lãnh đạo đất nước , đòi làm đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động và đòi lực lượng quân đội phải trung thành với Họ . Họ càng hành động như vậy thì nhân dân càng khinh Họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ nghe tuyên bố của các ô. TBT , ô. BT Thành Ủy Hà Nội và vài ông trong BCT thì biết ngay ai muốn thay đổi ai không ! Chính những người không muốn thay đổi kéo theo đám đồ đệ của mình đang thao túng chính trường. Ngoài mặt họ rất mị dân , tiếp xúc cử tri nói rất hay, nhất là nói với các cử tri già , CCB thì có vẻ ăn ý lắm , ăn ý đã vậy còn ăn tiền nữa. Ai cũng có phong bì cả . Như thế thì thay đổi sao được ? Các cụ rồi con cháu các cụ đang tọa hưởng thành quả của mình ai muốn thay đổi ? Bọn con cháu này đang ngồi quá mát, ăn bát kim cương vàng bạc , đang đục khoét những kho báu khổng lồ của địa vị trong các ngành quan trọng , làm sao thay đổi ? Bọn họ còn chỉ điểm nhửng kẻ muốn thay đổi để cha chú anh em họ đang nắm các ngành CA, An ninh theo dõi triệt hạ những người muốn thay đổi . Những người hăng hái và có tâm với Đất Nước cứ bị cô lập và bị loại dần ra khỏi guồng máy. Nó cũng giống như tình hình miền Nam trước khi sụp đổ . Bọn cơ hội thu vén cá nhân sắp xếp những chuyến đi, những nơi đến hết rồi . Đến lúc là chúng hô biến, còn lại những kẻ biết chậm , hay không biết ngơ ngác chạy theo ! Nhưng bọn bảo thủ hiện thời khôn hơn . Thành trì của họ tường trong lũy ngoài khó thay đổi lắm . Không những thế còn được củng cố thêm . Họ đang dọn đường chuyển giao chỗ quyền lực cho nhau đấy ! Cái kiểu giả vờ lú lẫn bên ngoài vậy đó mà bên trong có kẻ đạo diễn cả !

      Xóa
  19. Nhiều người có chức, có quyền đang cố bằng mọi cách , để vinh thân, phì gia. Vì vậy họ không sẵn sàng cho một sự tiến bộ của xã hội, đi đến dân chủ, văn minh

    Trả lờiXóa
  20. "..Cần phải hết sức tránh việc hình thành hai nhà nước trong một đất nước". Câu này chí lý. Chỉ tiếc là ...cụ Trọng chỉ coi hiến pháp là thứ văn bản đứng sau nghị quyết của đảng.

    Trả lờiXóa
  21. Nếu QH cứ nhắm mắt làm ngơ thông qua HP lần nầy thì không có con đường nào khác hơn là nhân dân phải đồng loạt đứng lên tự xử lấy .

    Trả lờiXóa
  22. Làm sao đảng cộng sản chịu thay đổi cải cách theo hướng có lợi cho dân cho nước , khi mà hiện nay mọi đặc quyền đặc lợi đang ở trong tay họ . Thử hỏi khi còn quyền thì còn mọi thứ , khi về hưu thì còn gì ? họ biết rỏ còn đường đang đi chỉ đưa đất nước đến ngõ cụt , mọi sự bế tắc của thực tiễn hiện nay từ đó mà ra cả . ông tổng Trọng đã nói thẳng , không biết hết thế kỷ 21 này có XHCN ở Việt nam chưa thì đó là câu trả lời của ông Tổng Trọng trước toàn dân , còn hai năm nữa về hưu không biết ông ta có thay đổi nhận thức này không ? và dám ra phố không ? họ biết hết nhưng vì quyền lực và lợi ích đi kèm đang làm mờ mắt họ , dù cho đất nước có tụt hậu đến đâu thua cả Lào và Campuchia cũng không quan trọng .

    Trả lờiXóa
  23. Tôi cho rằng thời điểm này các nhà lãnh đạo VN cũng đang mong muốn tạo một sự thay đổi trong cách quản lý Nhà nước. Tuy nhiên họ đang bị chìm đắm trong việc nghiên cứu Lý Luận để tìm ra một phương án khả dĩ nhất, an toàn nhất. Nhưng họ vẫn chưa ... nghiên cứu xong mà đòi hỏi thay đổi thì quá cấp bách. Chính vì thế mà bản dự thảo HP sửa đổi có lúc tưởng chừng đã tươi sáng hơn, nhưng vòng qua vòng lại rồi lại về như cũ.
    Điều cơ bản là bây giờ nên thay đổi thế nào? giữ lại cái gì và loại bỏ cái gì? trong hệ thống quản lý Nhà nước.
    Thay đổi không có nghĩa là phủ nhận tất cả. Vì vậy (nếu có sự thay đổi) để đảm bảo gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của Đảng, của Nhà nước, HP mới nên có một Chương quy định về điều này. Còn lại những gì là trở ngại, lạc hậu, không còn phù hợp thì xóa bỏ. Những cái gì tạo ra một xã hội mới tươi sáng hơn, dân chủ hơn, văn minh hơn thì nên chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  24. Cố được ngày nào hay ngày ấylúc 05:02 6 tháng 11, 2013

    Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư ĐCSVN phát biểu rằng Việt Nam ta trong 100 năm nữa chưa chắc đã xây xong cái gọi là CNXH. Dưng mà như thế ông ấy vẫn có thể nói được rằng VN ta vẫn có tương lai, không 100 năm nữa thì chỉ cần 1000 (một ngàn) năm nữa là có thể xấy xong CNXH. Các người cứ an tâm mà chờ đợi có ngày được kiểm chứng, nhá ! Trước mắt, ngoan nào, toàn dân hãy cứ ngoan ngoãn, "Vì Tổ quốc XHCN ...", để chúng ông yên tâm kiếm tí nhá !

    Trả lờiXóa
  25. nói chung hiến pháp có thay đổi
    + tác giả thay đổi lần thứ nhất có tên là : vũ như cẫn
    + tác giả thay đổi lần thứ 2 là: nguyễn y vân
    + còn lần 3 hả?? ....bùm

    Trả lờiXóa
  26. Xin phép được hỏi các quý vị , Phải chăng Ông Tổng Trọng muốn biến 90 (chín mươi) triệu người dân nước Việt này thành đảng viên của ĐCSVN ?!. Đã bước sang thập kỷ thứ hai của Thế kỷ thứ hai mươi mốt, Ông Tổng Trọng vẫn không thoát khỏi căn bệnh tư duy lỗi thời; giáo điều xơ cứng, bảo thủ, áp đặt tư tưởng theo kiểu nhồi sọ và dọa nạt; vẫn khư khư giữ Chủ thuyết chính trị quái gở và tàn bạo, vô nhân đạo: Chủ nghĩa Mác-Lê ! Đây là thời kỳ đen tối nhất trong hơn bốn nghìn năm lịch sử của Việt Nam ! Bởi vì, sự khủng hoảng và suy thoái mang tính toàn diện đã và đang đẩy đất nước đến bên bờ vực thẳm của sự tan rã ! Dân tộc Việt Nam đã làm gì nên tội với CNM-L .mà phải chịu kiếp nạn này ?! . Xin cảm ơn các quý vị ! Xin cảm ơn Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện !

    Trả lờiXóa
  27. Đảng đang tuyên chiến với toàn dân!

    Trả lờiXóa
  28. XH ta thực ra nó như hạt điều : bên ngoài rất cứng nhưng bên trong cực mềm. Chỉ cần đập được cái vỏ ngoài , thì cái bên trong nó tự vỡ...

    Trả lờiXóa
  29. Không bỏ Điều 4 Hiến pháp, không tam quyền phân lập, không chấp nhận đa sở hữu về đất đai, tiếp tục lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo . Việt nam chắc chắn không có tương lai. Xong rất tiếc trên diễn đàn quốc hội không đại biểu nào có tầm phát hiện ra điều này dám nói ra điều này . Thật tiếc

    Trả lờiXóa
  30. Thay đổi hay không là do cử tri. Nếu tất cả cử tri không ai đi bầu Quốc hội thì chắc sẽ có thay đổi chỉ vì( Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng), Đừng đổ cho mấy ông bộ chính trị tội nghiệp cho họ chỉ vì họ là đáy tớ đang làm thuê cho dân là các ông chủ mà thôi. Như vậy đầy tớ hư là do ông chủ không biết dạy mà thôi

    Trả lờiXóa
  31. khi UB sửa đổi nói "tuyệt đại đa số tán thành bản hiến pháp dự thảo" tôi nghe có cái gì đó gượng gạo

    Trả lờiXóa
  32. Lo lắng và bất lựclúc 22:39 7 tháng 11, 2013

    Tôi cực kì lo lắng cho tương lai của đất nước mà không làm gì được vì chỉ là một dân thường. Trong khi đó những kẻ cầm quyền thì có vẻ như ngày càng quyết tâm tìm mọi thủ đoạn nhằm níu giữ ngôi báu, dù biết thừa rằng quyền lợi của họ hoàn toàn ngược lại lợi ích của cả dân tộc.

    Trả lờiXóa
  33. Mô hình nào, chủ thuyết nào cho phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay? Ai đưa ra được mô hình tối ưu nhất, đất nước sẽ cảm ơn bạn, bạn chính là anh hùng dân tộc thời nay. Bạn đừng nói nhiều, cứ mạnh dạn đưa ra, khi nào đất nước phát triển và mô hình đó dựa trên ( hoặc giống với) mô hình của bạn hôm nay thì người dân vẫn quay lại tìm bạn và suy tôn bạn. Hãy cứ mạnh dạn đưa ra, thay vì nhận xét tổ chức hay cá nhân theo ý mình.

    Trả lờiXóa