THƯ GỬI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TP. HỒ CHÍ MINH ĐANG THAM DỰ KỲ HỌP QUỐC HỘI LẦN THỨ 6
Kính thưa quý vị đại biểu!
Chúng tôi, một số trí thức, nhân sĩ, cử tri của thành phố Hồ Chí Minh trân trọng gửi đến quý vị kiến nghị sau đây :
1. Qua theo dõi thông tin về kỳ họp
Quôc hội với những trao đổi thảo luận và những ý kiến phát biểu tại diễn
đàn cũng như một số kết luận của đoàn chủ tịch về nội dung bản Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai, chúng tôi biết được rằng, một số đại
biểu của thành phố ta đã có cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi
bức xúc của cử tri thành phố, chúng tôi đánh giá cao những cố gắng đó mà
phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết
Tâm là những ví dụ cụ thể.
Tuy nhiên còn quá nhiều ý kiến bức xúc
của cử tri thành phố, trong đó có ý kiến của chúng tôi được thể hiện
trong Kiến Nghị về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi đến Quốc hội ngày
19.1.2013 [ thường được gọi tắt là "Kiến nghị 72"] tập trung vào 7 điểm
rất cụ thể với sự nghiêm túc, có trách nhiệm và xây dựng, đã không được
Ban soạn thảo để ý đến. Vì vậy bản Dự thảo được đưa ra Quốc hội thảo
luận đã không thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, của đông
đảo cử tri, trong đó có chúng tôi.
Trên thực tế, bằng những điều đã làm,
các vị đã không chấp hành Nghị quyết của Quốc hội về Sửa đổi Hiến pháp
ban hành ngày 23.11.2012, trong đó ghi rõ phải tạo được sự đồng thuận xã
hội, tập hợp đầy đủ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, giải trình đầy
đủ và công khai những điểm đã tiếp thu đưa vào Dự thảo Sửa đổi và những
điểm không tiếp nhận với lí do rõ ràng, minh bạch.
Ấy thế mà, những nhà lãnh đạo Đảng,
Quốc hội và cả hệ thống báo chí và truyền thông Nhà nước vẫn nói rằng
bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất Đai đã được tuyệt đại đa số
nhân dân đồng tình, nhất trí và quyết định cho biểu quyết để thông qua
bằng được Bản Hiến pháp và Luật Đất đai trong kỳ họp này, bất chấp những
ý kiến của nhiều đại biểu, quay lưng lại với đòi hỏi của đông đảo cử
tri trong cả nước. Nếu vội vã thông qua Hiến pháp và Luật Đất đai khi
còn quá nhiều điều bất cập thì đó là một sai lầm mà cái giá nhân dân ta
phải trả là quá lớn, đất nước sẽ lại phải lún sâu vào khủng hoảng, trước
hết là khủng hoảng lòng tin.
2. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định
thành lập một nhóm đại biểu cử tri của tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội gặp
đoàn đại biểu Quốc Hội của thành phố ta để trực tiếp trình bày kiến
nghị, bày tỏ ý chí nguyện vọng và thái độ của cử tri thành phố. Chúng
tôi đã liên tục gọi điện thoại đến Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu
QH thành phố, nhưng cuối cùng thì nhận được lời khuyên là đoàn đại biểu
cử tri chúng tôi không nên ra Hà Nội vì sẽ không thể giải quyết được gì
đâu! Những gì cần làm thì các đại biểu QH của thành phố đã làm, nhưng
những gì đã quyết định sẽ không thay đổi được.
Quả đúng là “sửa đổi Hiến pháp là
việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến
của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc
đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc” như đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu trước Quốc hôi.
3. Để hậu thế có cứ liệu mà đánh giá
một cách chuẩn xác và nghiêm minh, chúng tôi Kiến nghị các đại biểu Quốc
hội của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ đi trước một bước, công khai
danh tính gắn liền với quyết định bấm nút biểu quyết thông qua hay phủ
quyết bản Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai. Làm như thế, mỗi đại biểu
Quốc hội sẽ phải đối diện với chính mình, đối diện với ”sự nghiêm túc tự vấn lương tâm và trách nhiệm“ như
đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đã phát biểu trong phiên thảo luận ngày
24.10.2013, trước khi đối diện với sự thẩm định của cử tri, sự phán xét
của lịch sử.
4. Vì không đến gặp được đoàn đại biểu
QH thành phố, chúng tôi kiến nghị qúy vị trình bày trước Quốc hội kiến
nghị của chúng tôi yêu cầu Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp và lãnh đạo
Quốc hội trả lời rõ lí do không chấp nhận 7 điểm mà chúng tôi đã nêu
lên trong “Kiến nghị 72″ gửi đến QH này 19.1.2013. Nếu không công khai
và minh bạch điều này tức là không tuân thủ Nghị quyết của Quốc hội ngày
23.11.2012 nêu ở trên, cũng có nghĩa là không có đủ cơ sở để tạo sự
đồng thuận xã hội, không thể đưa ra biểu quyết thông qua Hiến pháp được.
Xin gửi đến quí vị đại biểu lời chào
trân trọng và kính chúc quí vị dồi dào sức khỏe để tiếp tục nhẫn nại
hoàn thành sứ mệnh cao cả mà cử tri thành phố đã trao cho quí vị.
Tp. Hồ Chí Minh ngày 11.11.2013
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ :
1. Bùi Tiến An cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
2. Huỳnh Kim Báu nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
3. Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
4. Hoàng Dũng PGS TS, Đại họ Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
5. Phạm Chí Dũng nhà báo, TP HCM
6. Lê Hiếu Đằng nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh
các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP
Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
7. Lê Công Giàu nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty
Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
8. Hà Thúc Huy PGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
9. Lê Phú Khải Nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói VN thường trú tại Miền Nam, TP HCM
10. Tương Lai nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên
thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành
viên Viện IDS, TP HCM
11. Cao Lập cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
12. Lương Văn Liệt nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
13. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết) nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
14. Huỳnh Tấn Mẫm bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
15.. GB Huỳnh Công Minh linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
16. Kha Lương Ngãi nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
17. Hạ Đình Nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban
Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
18. Mai Oanh. Chuyên viên Phát triển nông thôn. TP Hồ Chí Minh
19. Nguyễn Kiến Phước nhà báo, nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở phía Nam, TP HCM
20. Tô Lê Sơn kỹ sư, TP HCM
21. Trần Công Thạch hưu trí, TP HCM
22. Lê Thân cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
23. Võ Văn Thôn nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
24. Phan Văn Thuận giám đốc doanh nghiệp, TP HCM
25. Trần Quốc Thuận luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
26. Nguyễn Thị Khánh Trâm nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
27.. Phạm Đình Trọng nhà văn, TP HCM
28. Võ Thị Bạch Tuyết hưu trí, TP HCM
29. Lưu Trọng Văn nhà báo, TP HCM
Việt Nam vừa trúng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. 2014-2016.
Trả lờiXóaXin không bàn đến thành tích to lớn hay vĩ đại mà nay mai sẽ ầm ĩ trên các báo Đảng. Xin đề cập đến vấn đề rất cụ thể mà người dân VN cần tận dụng ngay: Văn phòng Cao ủy Nhân quyền tại Việt Nam sẽ nhận TRỰC TIẾP mọi khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền và họ sẽ có quyền điều tra toàn diện ngay trên lãnh thổ Việt Nam! Đó là vấn đề then chốt nhất để Việt Nam "trúng với số phiếu cao nhất" đấy các bạn ạ!
Hãy tận dụng thời cơ, kể cả biểu tình trước Văn phòng Cao ủy Nhân quyền tại Việt Nam!
Vậy ra Mỹ nó cao tay thật! Nó Ok cho vào hội đồng nhân quyền là để dân Việt Nam có thể yêu cầu và liên hợp quốc có quyền can thiệp, chứ không thể leo lẻo "đây là vấn đề nội bộ của Việt Nam"!
XóaPhải hành động gì chứ kiến nghị mãi không được gì cả.
Trả lờiXóaKhi VN là thành viên Hội đồng Nhân quyền thì LHQ chính thức có quyền can thiệp vào vấn đề nhân quyền tại Việt Nam!
Trả lờiXóaMột bước ngoặt đối với sự can thiệp của cộng đồng quốc tế mà bấy lâu nay bế tắc vì sự bất hợp tác của chính phủ VN.
Sắc xảo!Một phát hiện của người trong cuộc?
XóaĐề nghị anh Diện và các nhân sĩ có tâm với đất nước cho đăng tải những quy định, điều kiện, nghĩa vụ, trách nhiệm... của một thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ để làm căn cứ và giúp dân oan có lối thóat.
Xin cảm tạ.
Vđ cải tổ , thay đổi chình trị ở VN là vđ cấp bách . VN không thể cứ đứng ngoài hay chỉ bước một nửa bàn chân vào dòng chảy tiến bộ của thế giới để rồi đạt được vài thành tích với thế giới rồi tự mãn và không tiếp tục triển khai những bước hội nhập . Nay đã đến nửa thập kỉ thứ hai của tk 21, VN vẫn là một nước toàn trị , vẫn cứ khăng khăng cho mình là đúng khi đề xuất SĐHP mà vẫn phủ nhận tam quyền phân lập trong khi các nước tiến bộ đã áp dụng hàng thế kỉ trước , lấy sức nặng của Đảng đè lên Nhân Dân . Khi ND bị đè nén quá lâu thì sức bật sẽ rất mạnh mẽ .
Trả lờiXóa