Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP


LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP 
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013)

Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát.

Kể từ ngày tái thống nhất Tổ quốc, chưa bao giờ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị uy hiếp như ngày nay. Kinh tế đất nước chìm ngập trong tham nhũng và nợ nần, lòng dân phân tán, mất lòng tin vào hệ thống cầm quyền giữa lúc phải đối mặt với những thách thức hiểm nghèo trên mọi phương diện đối nội và đối ngoại. Trong hoàn cảnh đó, việc Quốc hội khóa XIII thông qua một bản hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng tôi, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72*, một lần nữa kêu gọi Quốc hội dừng việc thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua.

Chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm hay của từng cử tri, dùng các hình thức thích hợp yêu cầu các đại biểu Quốc hội tại địa phương mình hay mình quen biết có thái độ tích cực theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về Hiến pháp.

Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như Dự thảo đang bàn thì Quốc hội khóa XIII sẽ có tội với Tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIII đã bỏ phiếu thông qua sẽ phải chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử, trước dân tộc.

Ngày 15 tháng 11 năm 2013

Những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72

* Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp 1992, mang chữ ký trực tiếp của 72 người và tiếp đó có gần 15000 người ký hưởng ứng.
_______________

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN LỜI KÊU GỌI 
DỪNG THÔNG QUA HIẾN PHÁP (15-11-2013 )

STT
Họ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành phố/ nước
01
Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội
02
Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
03
Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế
04
Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
05
Trần Ngọc Vương, GS TS, Đại học Quốc gia Hà nội
06
Phạm Minh Vũ, sinh viên khoa báo chí, No-U F.C., Quảng Trị
07
Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
08
JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội
09
Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
10
Nguyễn Đình Vinh, thạc sĩ kinh tế, Phú Nhuận, TP.HCM
11
Trần Thế Việt, nguyên bí thư Thành ủy Đà Lạt, Đà Lạt
12
Nguyễn Văn Viễn, giáo dân, kinh doanh tự do, Hà Nội
13
Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
14
Nguyễn Thị Thanh Vân, Paris, Pháp
15
Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM
16
Đỗ Minh Tuyến, blogger, Bangkok, Thái Lan
17
Nguyễn Đức Tường, TS Vật lý, Ottawa, Canada
18
Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp
19
Nguyễn Trí Tư, hưu trí, TP HCM
20
Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
21
Lê Thanh Tùng, Q.9, TP HCM
22
Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
23
Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia
24
Nguyễn Anh Tuấn, kế toán viên, Thanh xuân, Hà Nội
25
Đỗ Anh Tuấn, kinh doanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
26
Dương Văn Tú, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ
27
Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
28
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
29
Phạm Đoan Trang, nhà báo, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hà Nội
30
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM
31
Nguyễn Trung Tôn, mục sư, Quảng Xương, Thanh Hóa
32
Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
33
Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ, Hà Nội
34
Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp
35
Tưởng Năng Tiến, M.S.W. Narvaez Mental Health Clinic, San Jose, Hoa Kỳ
36
Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
37
Đào Thanh Thủy, cán bộ hưu trí, Hà Nội
38
Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội
39
Nguyễn Thị Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt
40
Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
41
Lữ Văn Thu, sinh viên, Trường Xuân, Thanh Hóa
42
Ngô Thông, kỹ sư Điện toán, Sarasota, Fl 34235, Hoa Kỳ
43
Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
44
Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản
45
Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
46
Âu Dương Thệ, TS Chính trị học, Hiệp Hội Dân chủ và Phát triển Việt Nam, Cộng hòa Liên bang Đức
47
Nguyễn Lân Thắng, Mạng lưới Blogger Việt Nam, No-U F.C., Hà Nội
48
Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
49
Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà văn/biên kịch, Hà Nội
50
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
51
Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng
52
Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
53
Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
54
Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM
55
Tạ Văn Tài, luật sư, Massachusetts, Hoa Kỳ
56
Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
57
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
58
Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội
59
André Menras – Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp
60
Đậu Vương Quyền, hưu trí, Nederland City, Hoa Kỳ
61
Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM
62
Đặng Thanh Quý, nhân viên văn phòng, Washington, Hoa Kỳ
63
Nguyễn Đức Quốc, nhiếp ảnh gia, Lăng Cô, Huế
64
Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
65
Võ Quê, nhà thơ, Huế
66
Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
67
Đinh Xuân Quân, TS, chuyên gia kinh tế, Bộ Nông nghiệp, Kabul, Afganistan
68
Dương Việt Quân, buôn bán, Q.6, Sài Gòn
69
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
70
Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
71
Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, nguyên Đại diện báo Nhân Dân ở phía Nam, TP HCM
72
Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM
73
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
74
Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội
75
Nguyễn Thanh Phong, Anh Quốc
76
Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM
77
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
78
Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
79
Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
80
Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
81
Quang Nguyen, High School Teacher, San Jose, California, Hoa Kỳ
82
Phạm Văn Ngọc, sinh viên, TP HCM
83
Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
84
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
85
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
86
Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
87
Ngô Minh, Nhà thơ, Huế
88
Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
89
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
90
Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
91
Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM
92
Lê Đình Lượng, nghề tự do, Yên Thành, Nghệ An
93
Phan Văn Lợi, linh mục Công giáo, Giáo phận Bắc Ninh
94
Trịnh Hữu Long, nhà báo, Hà Nội
95
Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ
96
Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam trước 1975, TP HCM
97
Nguyễn Duy Linh, xây dựng, Bình Tân, TP HCM
98
Lý Thanh Liêm, Inspector, Houston TX, Hoa Kỳ
99
Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
100
Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
101
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM
102
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội
103
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
104
Vũ Minh Khương, Hải Phòng, Singapore
105
Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington DC, Hoa Kỳ
106
Vũ Nhật Khải, GS TS, nguyên trưởng khoa Triết  Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội
107
Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
108
Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
109
Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM
110
Hoàng Hưng, làm thơ – dịch sách – làm báo, TP HCM
111
Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM
112
Nguyễn Thế Hùng, GS TS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
113
Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada
114
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
115
Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa TP HCM, TP HCM
116
Trần Phúc Hòa, giáo viên, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
117
Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM
118
Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia khoa học khí quyển, Bankstown NSW 2200, Australia
119
Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
120
Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu
121
Vũ Thư Hiên, nhà văn, Pháp
122
Lê Minh Hằng, TS, Hà Nội
123
Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
124
Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
125
Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
126
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
127
Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
128
Phạm Văn Hải, Software Developer, Nha Trang
129
Ngô Văn Hải, công nhân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
130
Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp
131
Đỗ Khắc Hà, chủ doanh nghiệp, Hà nội
132
Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), TP HCM
133
Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Tiếng nói người Việt, Hoa Kỳ
134
Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris
135
Nguyễn Hữu Giải, linh mục Công giáo, Tổng Giáo phận Huế
136
Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM
137
Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
138
Huy Đức, nhà báo, TP HCM
139
Lê Hiền Đức, nhà hoạt động dân quyền, Hà Nội
140
Phùng Liên Đoàn, TS, chuyên gia an toàn điện hạt nhân, chủ tịch VASF-CERSR-IVNF, Hoa Kỳ
141
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
142
Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM
143
Tạ Dzu, nhà báo tự do, quận Cam, Hoa Kỳ
144
Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
145
Lã Việt Dũng, chuyên viên tin học, No-U F.C., Hà Nội
146
Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế
147
Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
148
Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM
149
Lê Đăng Dung, kỹ sư thủy lợi, Đống Đa, Hà Nội
150
Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
151
Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
152
Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Giám đốc chi nhánh NXB Hội Nhà văn chi nhánh phía Nam, TP HCM
153
Phạm Hoàng Danh, làm thuê tự do, TP HCM
154
Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
155
Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
156
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
157
Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
158
Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM
159
Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
160
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM
161
Lý Nhân Bản, kỹ sư điện toán, doanh nhân, Redwood City, California, Hoa Kỳ
162
Nguyễn-Khoa Thái Anh, cư dân California, Hoa Kỳ
163
Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP.HCM
164
Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
165
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
 


 

40 nhận xét :

  1. VẪN NHƯ CŨ - VŨ NHƯ CẨNlúc 10:36 16 tháng 11, 2013

    Cơ bản vẫn như cũ thì sửa đổi thông qua làm gì ! Đã tốn biết bao thời gian, sức lực, tiền bạc.
    ĐỘT PHÁ ĐI LÊN ĐÁNG KỂ HAY CHẾT CHÌM TRONG TỤT HẬU.

    Trả lờiXóa
  2. Sao các cụ không thành lập ra 1 Đảng cấp tiến đi, hiến pháp đâu có cấm thành lập đảng như TQ có rất nhiều đảng bên cạnh đảng CS đó thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Bao nhiêu lời khẩn thiết kêu gọi của mọi tầng lớp nhân dân trong thời gian qua nhưng Đảng hình như vẫn cương quyết đi theo con đường mà Đảng chọn. Đảng đã tự tách rời khỏi nhân dân. Đất nước ta sao cứ mãi đau thương !

    Trả lờiXóa
  4. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 11:36 16 tháng 11, 2013

    Đàn cứ gảy tai trâu mãi . Trâu chết trương xình , đàn vẫn cứ gảy !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi ủng hộ LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013) Của các nhân sĩ chí thức yêu nước

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đồng ý ký tên vào Lời Kêu Goi này.
    Thân Lê Khuyên - Sài Gòn

    Trả lờiXóa
  7. Tôi xin được ký tên vào lời kêu gọi Quốc hội dừng thông qua bản dự thảo Hiến pháp này . Hoàng phước Bình - Kỹ sư Hàng không nghỉ hưu Sài Gòn

    Trả lờiXóa
  8. SỬA DẤU CHẤM, SỬA DẤU PHẨYlúc 21:34 16 tháng 11, 2013

    Phát chán ngấy khi nghe các đại biểu quốc hội chỉ chăm chăm giành nhau sửa dấu chấm, dấu phẩy, đảo ngược, đảo xuôi câu, từ của hiến pháp cũ...
    MỘT SỰ THAY ĐỔI TO LỚN CÓ TÍNH CHẤT CÁCH MẠNG, MỘT SỰ LỘT XÁC, MỘT SỰ KHÁC BIỆT, MỘT SỰ MỚI MẺ, MỘT LUỒNG SINH KHÍ MỚI CHO HIẾN PHÁP MỚI THÌ KHÔNG MẤY AI ĐẤU TRANH ..

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nhất trí và xin ký tên vào lời kêu gọi các ĐBQH dừng thông qua bản dự thảo hiến pháp: Hoàng Trung - Giáo viên Hà Nội. Vì bản chất vẫn là Bình cũ, rượu cũng cũ mà thôi. Các ĐBQH hãy thể hiện trách nhiệm trước Nhân dân như lần không thông qua việc XD đường sắt cao tốc mấy năm trước.

    Trả lờiXóa
  10. Còn chút lương tâm, còn chút liêm sĩ xin hãy dừng thông qua bản Hiến pháp kiểu "Đảng CS pháp" này, thì Đất nước mới mong còn cơ hội đổi thay, còn nếu không chúng ta sẽ còn tiếp tục khổ lụy đến nhiều chục năm nữa, hay đến 120 năm +++ "nếu nộp tiền một lần để thuê đất trong vòng 120 năm".
    Những quốc gia TB giẫy chết, họ từng giờ từng phút đổi da đổi thịt, họ hướng tới nền an sinh xã hội đáng để chúng ta ngưỡng mộ và khâm phục. Còn nếu cho Trung cộng thuê đất chiến lược đến 120 năm nưa thì xem như là bán Nước mất rồi, còn gì cho con, cho cháu.
    Ai chủ trương Hán hóa, nô lệ hóa?
    Cơ hội cuối cùng cho mọi thế hệ, nhất là thế hệ đang nắm vận mệnh quốc gia hiện nay.
    Xin hãy cứu rỗi Dân tộc khổ đau kiếp nạn này.

    Trả lờiXóa
  11. Quốc Hội chỉ là bù nhìn...

    Trả lờiXóa
  12. ĐCSTQ có NQ383 rồi, chắc tuần này BCT có NQ cho QH hoãn bỏ phiếu thông qua HP1992SĐ thôi.
    Các bác nhân sĩ có cái bệnh... cứ lo xa!

    Trả lờiXóa
  13. Tranh luận SĐHP tại Hội Trường sợ quá nóng , nay QH gửi các ĐB cho ý kiến bằng văn bản . Hãy đợi xem có gì lạ ?

    Trả lờiXóa
  14. Tôi nhiệt liệt ủng hộ LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013) Của các nhân sĩ chí thức. KHÔNG QUỐC GIA NÀO LẠI ĐI SỬA MỘT BẢN HIẾN PHÁP CHỈ VÌ "DẤU CHẤM, PHẨY, ĐẢO LỘN CÂU CHỮ...".
    THẬT ĐÁNG BUỒN CHO DÂN TỘC VN !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  15. Nếu đảng cộng sản việt nam cố tình bắt quốc hội thông qua dự thảo hiến pháp thụt lùi này thì chính đảng có tội lớn đưa đất nước tiếp tục đi vào ngõ cụt thụt lùi không lối thoát . Lịch sử dân tộc sẽ không tha thứ cho tội lỗi to lớn này .

    Trả lờiXóa
  16. Các trang Blog ,mạng xã hội hãy ghi tên và lưu danh đầy đủ 500 vị đại biểu quốc hội khoá 13 này , vì họ đã can tâm bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi của nhân sĩ trí thức mà thông qua bản hiến pháp 2013 đưa đất nước đi vào một tương lai vô định , trực tiếp đẩy đất nước vào tình cảnh đen tối khủng hoảng toàn diện không lối thoát như hiện nay và lâu dài . Hãy ghi nhớ và tố cáo tội lỗi không thể dung tha này với hậu thế vì họ là công cụ là con bù nhìn chỉ vì lợi ích đảng mình mà phản lại nhân dân .

    Trả lờiXóa
  17. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 06:30 19 tháng 11, 2013

    HP sau CL Đ , HP do các đảng viên ĐCS soạn ra . HP do QH với trên 90 % thành viên là ĐV ĐCS . Đó là HP của ĐCS ! HP đó chưa phải của ND vì ND bị cướp mất quyền phúc quyết . HP đó rồi cũng dẫn tới một HP khác, một HP thực sự của ND . Các ĐBQH phải gồm đủ thành phần : Nông, công, thương , binh, trí thức , tôn giáo. Cả những người thấp cổ bé miệng nhất trong XH cũng phải có đại biểu trong QH ! Đó là QD Đại Hội soạn thảo ra HP . Đó mới thực là QHLP . QH này giải tán để ND dựa trên HP bầu ra QHLP với tam quyền phân lập rõ ràng . ND có quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và không chấp nhận độc đảng toàn trị !

    Trả lờiXóa
  18. Nếu hiến pháp được thông qua, đó là hành động của các đại biểu Quốc hội đã phản lại tiếng nói, quyền được thoát ra khỏi ách độc trị của ĐCSVN vậy bà con hãy nhớ lần sau chớ dại đi bầu cái bọn phản dân hại nước đó nữa thì may ra mới có dân chủ và hiến pháp của dân

    Trả lờiXóa
  19. Thu hồi đất Nông nghiệp của dân trả cho họ 350.000đ, sang tay cho các doanh nghiệp của các cụ trở thành đất phi Nông nghiệp mỗi m2 được đẩy lên 30.000.000đ với siêu lợi nhuận như thế thì làm sao ĐCSVN này chấp nhận một bản hiến pháp văn minh. Cuối cùng chúng ta theo đảng đi làm cuộc cách mạng này để xong rồi nó đè đấu, cưỡi cổ là sai lầm rồi

    Trả lờiXóa
  20. Nếu việc kêu gọi này không được, không hy vọng, tôi đề xuất các trang cá nhân đăng họ tên, địa chỉ, chức vụ, hình ảnh của 500 đại biểu Quốc Hội lên mạng để cho hậu thế và lịch sử cùng phán xét, ghi nhớ và bàn luận về công tội của những người sẽ gật đầu đồng ý Hiến pháp năm 2013 này.

    Trả lờiXóa
  21. CON,CHÁU,BÀ CON CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HÃY YÊU CẦU ĐẠI BIỂU BỎ PHIẾU DỪNG DỰ ÁN.
    YÊU CẦU QUỐC HỘI HÃY LÀM THEO YÊU CẦU CỦA NHÂN DÂN !

    Trả lờiXóa
  22. Gần đây, trong dân ta đã xuất hiện cụm từ "CĂM THÙ" khi nói đến Đảng, chính quyền. Dân không còn "bức xúc" nữa, mà đã dâng lên thành "căm thù" rồi. Ngay trong đội ngũ Đảng viên đã xuất hiện khá phổ biến những cụm từ: "Vỡ hết rồi!", "Nát bét!", "Sắp toi rồi!"...
    Hiến pháp pháp mới, không gì khác hơn, mở đường cho toàn dân hành động vì lòng CĂM THÙ!

    Trả lờiXóa
  23. Hiến pháp mới được thông qua, chắc chắn sẽ dân đến sự sụp đổ nhanh chóng của Đảng cộng sản, Đơn giản vì Hiến pháp của Đảng đã đặt toàn dân ra khỏi vòng pháp luật. Dân sẽ đòi lại quyền của mình bawfbng sức mạnh vô địch của mình.
    Hãy chuẩn bị cho việc ổn định tình hình khi cùng một lúc hơn 3 triệu Đảng viên bị nhân dân sa thải. Việc này không còn xa nữa. Những ai có trình độ, không phải Đảng viên cộng sản, hãy chuẩn bị gánh vác việc quốc gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu này chuẩn quá!: "Hiến pháp của Đảng đã đặt toàn dân ra khỏi vòng pháp luật"

      Xóa
  24. HP này nếu được thông qua , nội dung như ông Lý đã báo cáo với QH vừa qua , thì đây bình rượu cũ và chua loét. Đây cùng sẽ là điểm phát hỏa đầu tiên cho cuộc nổi dậy của Nhân dân phản đối ĐCSVN và QH của nó. QH và ĐCSVN đã tự công khai bảo vệ quyền lợi của đảng và đối lập với quyền lợi của Tổ quốc và Nhân dân. Các tầng lớp nhân dân , (trừ tầng lớp /giai cấp thống trị của đảng ) sẽ đồng lòng đứng lên tự bảo vệ quyền thiêng liêng của mình : Tổ quốc và bản thân họ.

    Trả lờiXóa
  25. HP 2013 nếu được QH thông qua là các đại biểu QH đã phản bội và công khai chống lại Nhân dân và Tổ quốc. Nhà nước , chính quyền là xương máu của nhân dân, ĐCSVN không có quyền định đoạt số phận của Tổ quốc và nhân dân. Mỗi người dân Việt Nam hãy đứng lên tự cứu mình, lập nên Nhà nước và chính quyền của chính mình . Tổ quốc và Nhân dân trên hết, trước hết. ĐCSVN chỉ là tổ chức chính trị không có quyền đứng trên HP và tự tung tự tác trước vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của Nhân dân Việt nam !

    Trả lờiXóa
  26. Quan trọng gì chứ? Có hay không, chẳng ai làm theo hiến pháp đâu. Bây giờ chủ yếu là "ăn cắp hợp pháp."

    Trả lờiXóa
  27. Chắc chắn lúc ấn nút để thông qua bản HP mới, sẽ có một số đại biểu QH không bấm nút. Làm thế nào để biết tên các vị nầy?. Nếu kỳ nầy mà QH làm giống cái vụ đường sắt cao tốc thì gió sẽ đổi chiều rất nhanh. Ai là người can trường để hậu thế vinh danh và ai sẽ là tội đồ ?

    Trả lờiXóa
  28. Một khi chính quyền không biết lắng nghe ý nguyện của đại đa số người dân, thì chắc chắn người dân sẽ phải tìm ra một chính quyền khác tốt đẹp hơn và việc thông qua một hiến pháp thụt lùi sẽ là chất xúc tác cực mạnh đẩy nhanh tiến trình này. Thôi thì nếu nó cứ diễn ra thì người dân sẽ phải sớm chia tay với người Cộng sản: Chia tay sớm, bớt đau khổ !

    Trả lờiXóa
  29. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 03:26 23 tháng 11, 2013

    Những nhát búa sau cùng đóng vào cái hòm chứa HP ! CtQH NSH đã bảo rằng đây là chắt lọc tinh hoa ! Đỉnh cao trí tuệ của Đảng ta nhô thêm một tầm cao mới, Dân tộc ta tiếp tục cùng Đảng lao trên con tầu cao tốc tiến vào thế giới huyền hoặc của CNXH tk 22 ! Thế giới XHCN đầy mê hoặc hấp dẫn mà TBT NPT có mơ cũng không thấy . Ôi ! Sướng thật !

    Trả lờiXóa
  30. Sáng nay 25 tháng 11 Quốc hội sẽ biểu quyết hiến pháp. Chúng ta hãy chờ xem.
    Hồi hộp quá, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vẫn ở... cung Trăng hay sao mà "Hồi hộp quá"? Hay bạn cố tỏ ra việc biểu quyết là trung thực, không có kết quả trước?
      Quốc hội của Đảng, Đảng quyết từ dời "tám hoánh" rồi mà bạn cứ như là "không biết"(?)

      Xóa
  31. Nếu tỷ lệ phiếu thông qua hiến pháp lần nầy từ 51%- 70% thì đất nước còn chút hy vọng. Còn như số phiếu thông qua trên 70% thì thôi rồi nhân dân không còn biết dựa vào đâu

    Trả lờiXóa
  32. Thương quá Đất nước tôi, tính mạng như ngàn cân treo sợ tóc. Với "Cương lĩnh của đảng trên Hiến pháp của Đất nước" thì có lẽ không còn ánh sáng ở cuối đường hầm nữa mất rồi.
    Xin các Đại biểu quốc hội hãy thức tỉnh lương tâm và "DỪNG NGAY VIỆC THÔNG QUA HIẾN PHÁP ĐỂ BẢN HIẾN PHÁP LẦN NÀY CÒN CÓ CƠ HỘI ĐƯA DÂN TỘC VIỆT NAM BƯỚC RA KHỎI ĐƯỜNG HẦM TĂM TỐI".
    Xin các ngài, Dân tộc này chỉ còn bấu víu vào các Ngài nữa đấy các ngài ạ!

    Trả lờiXóa
  33. Hiến pháp mới 2013: Đảng cộng sản tuyên chiến với toàn dân trên mọi mặt trận!

    Trả lờiXóa
  34. Tới giờ động quan rồi . Chuẩn bị di quan thôi !

    Trả lờiXóa
  35. Tôi thích nhất câu nói sau đây của Bà Suu Kyi , nhà tranh đấu của Miến Điện, khi thăm Áutralia và trong một bài diễn văn hôm thứ Tư tại Nhà Hát ở Sydney hôm nay khi đề cập đến vấn đề thay đổi hiến pháp ở Miến, Bà nói "Làm sao ta có thể gọi một hiến pháp là dân chủ khi nó có thể sửa đổi, hay không thể sửa đổi, tùy thuộc vào một chức vụ không được bầu chọn?”
    Thật không cần giải thích khi áp dụng đúng vào trường hợp sủa đổi hiến pháp của nước ta hiện nay.( Nguồn tin trên VOA hôm nay )

    Trả lờiXóa
  36. Điếc nên đại bác còn chẳng sợ nữa là súng lục.

    Trả lờiXóa
  37. Dat dai nguoi dan co duoc tu bao doi nay la bang :Mo hoi,nuoc mat,va ca mau xuong cua nguoi dan,Nhat dinh KHONG the la:"SO HUU TOAN DAN " duoc !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ván đã đóng thuyền. Các đv cs trong QH đã đưa con thuyền VN vào con đường CNXH vô định .

      Xóa