Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

LỜI MỞ CỦA BLOG "HỒ SƠ ĐẤT ĐAI"


LỜI MỞ CỦA BLOG "HỒ SƠ ĐẤT ĐAI"
Mới mở, tại địa chỉ: hosodatdai.blogspot.de

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề nhức nhối nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 70% các vụ khiếu kiện trong cả nước có liên quan tới đất đai[1]

Số liệu tổng hợp của nhiều địa phương cho thấy chính quyền sai sót trong gần 50% các vụ khiếu kiện về đất đai. Tỷ lệ này ở một số địa phương lên tới gần 70%. Thêm vào đó, trong số các vụ tranh chấp được đưa ra xét xử tại tòa án, tỷ lệ người kiện đúng hoặc đúng một phần chiếm gần 20%. [2]

Con số thực có lẽ lớn hơn đáng kể.

Chắc chắn rằng, trong số hàng ngàn người khiếu kiện về đất đai mỗi năm, số được giải quyết thỏa đáng hết sức khiêm tốn. Số còn lại hoặc phải chấp nhận mất mát khi bỏ cuộc, hoặc phải chịu rủi ro khi đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Dù họ chọn cách nào, dường như họ luôn cô đơn...

Cô đơn, kèm theo sợ hãi và thiếu hiểu biết về pháp lý... là tình cảnh chung của những người khiếu kiện.

Xuất phát từ thực trạng đáng buồn ấy, blog này được lập ra với mục đích giản đơn là trở thành một người đồng hành với những người khiếu kiện về đất đai.

Tiếp nối nhưng khác biệt blog Hồ Sơ Long Khánh, blog này đưa các tin tức, tài liệu về tranh chấp đất đai tại khắp các tỉnh, thành của Việt Nam.

Hi vọng rằng, với sự xuất hiện của blog này, những ai đang khiếu kiện về đất đai, những ai đang đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của họ sẽ thấy mình không còn cô đơn nữa!

02/11/2013
Nhóm Hồ Sơ Đất Đai
_____________________

7 nhận xét :

  1. Sao không đăng địa chỉ Website?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn chưa đọc kỹ bài viết rồi. Địa chỉ đây này:

      http://hosodatdai.blogspot.de

      Xóa
  2. Tôi hoàn toàn ủng hộ các biện pháp đấu tranh bất bạo động của những người Dân bị oan ức.
    HÃY LÊN TIẾNG MẠNH MẼ ĐỂ TỐ CÁO BỌN QUAN THAM ỨC HIẾP DÂN LÀNH!!!

    Trả lờiXóa
  3. Trước hết cần phải xóa bỏ chữ " thu hồi" trong hiến pháp. Nhà nước với bản chất sơ khai của mình, chưa bao giờ có đất để mà thu hồi.

    Trả lờiXóa
  4. Lời phát biểu mở đầu của chủ nhân blog hết sức chính xác,tôi xin hoàn toàn tin tưởng và triệt để ủng hộ-Chúc chủ nhân blog nhiều thắng lợi và nhiều hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
  5. HOAN NGHÊNH, TIN TƯỞNG VÀ ỦNG HỘ BLOG "HỒ SƠ ĐẤT ĐAI" sẽ trở thành một người đồng hành với những người khiếu kiện về đất đai!

    Và "Hi vọng rằng, với sự xuất hiện của blog này, những ai đang khiếu kiện về đất đai, những ai đang đấu tranh cho quyền và lợi ích chính đáng của họ sẽ thấy mình không còn cô đơn nữa!"

    Trả lờiXóa
  6. “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” Tòa Long Xuyên đã xử: 23 viên chức ra tòa, Một người bị tù, 22 được thả về nhà.

    LONG XUYÊN (NV) - Chỉ có một trong số 23 viên chức ở An Giang ra tòa vì tham nhũng tiếp tục ngồi tù, 22 viên chức kia được trả tự do ngay tại tòa.

    Tòa án tỉnh An Giang vừa kết thúc phiên xử 23 viên chức phạm ba tội “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ðây là những tội nằm trong nhóm tội phạm về chức vụ của bộ luật hình sự Việt Nam.

    23 viên chức của thành phố Long Xuyên hầu tòa. Sau vụ xử kéo dài 10 ngày, 22 người được tha về nhà. (Hình: Tuổi Trẻ)

    Hầu tòa là hàng loạt viên chức từng đảm nhiệm các vai trò: Phó Chủ tịch thành phố Long Xuyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Long Xuyên, Phó Ban Tổ chức thành phố Long Xuyên, Trưởng Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Phó Phòng Quản lý đô thị thành phố Long Xuyên, Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, Phó Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thành phố Long Xuyên, Bí thư và Chủ tịch một số phường tại thành phố Long Xuyên,...

    Theo cáo trạng, 23 bị cáo đã tự ý san lấp ruộng để thành lập 7 khu dân cư tại thành phố Long Xuyên rồi phân lô, bán nền lấy tiền chia nhau. Một số được chia nhiều nền với giá “mềm”, hoặc được duyệt mua nhiều nền với giá “gốc” rồi bán lại kiếm lời từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí kiếm được hàng tỷ đồng từ việc trực tiếp tổ chức xây dựng 7 khu dân cư trái phép. Tính ra, 23 bị cáo gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 20 tỷ đồng.

    Sau mười ngày xét xử (từ 21 Tháng 10 đến 1 Tháng 11), Tòa án tỉnh An Giang tuyên: Miễn trách nhiệm hình sự cho 6 bị cáo. Cho 3 bị cáo được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ (nghĩa là... tự cải tạo tại gia). Cho 6 bị cáo được hưởng án treo. Phạt 7 bị cáo mức án vừa đúng thời hạn tạm giam để được trả tự do ngay tại tòa. Chỉ một bị cáo (Giám đốc Văn phòng Ðăng ký quyền sử dụng đất thành phố Long Xuyên) được xem như chủ mưu bị phạt... ba năm tù.

    Có tin, sau khi tòa tuyên án, các bị cáo đồng loạt vỗ tay khen ngợi sự sáng suốt của Hội đồng Xét xử và 22 bị cáo đã rời tòa về thẳng nhà.

    Qua phiên xử vừa kể, Tòa án An giang nói riêng và hệ thống tư pháp Việt Nam nói chung vẫn không coi Quốc hội Việt Nam ra gì.

    Hồi đầu Tháng Chín, tại buổi làm việc giữa các thành viên trong Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật như: Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao về việc xử lý tội phạm tham nhũng, ông Nguyễn Ðình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam, từng chỉ trích, Tòa án các cấp đang cố tình hiểu sai những qui định pháp luật về xử lý tội phạm tham nhũng, ra những phán quyết có lợi cho những kẻ phạm tội này.

    Cũng trong buổi làm việc đó, một Phó Chủ nhiệm khác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam, so sánh những nhắc nhở của ủy ban này với lãnh đạo các cơ quan thực thi pháp luật về việc xử lý tội phạm tham nhũng từ năm 2008 với thực tế khởi tố, truy tố, xét xử trong thời gian vừa qua, rồi kết luận: Không có tiến bộ nào cả!

    Ðề cập đến vấn nạn hệ thống tòa án thường xuyên cho các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án trao, ông Nguyễn Ðình Quyền chất vấn: Tòa án Tối cao khẳng định việc cho các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo đều đúng luật, vậy luật có buộc tòa phải cho hưởng án treo không? Luật yêu cầu phải cân nhắc yếu tố phòng, chống tội phạm. Tham nhũng đang được xem như giặc nội xâm. Tại sao Tòa án không chú ý tới yếu tố đó? (G.Ð.)

    Trả lờiXóa