Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

BÌNH LUẬN VỀ LÁ PHIẾU TRẮNG CỦA NHÀ SỬ HỌC DƯƠNG TRUNG QUỐC

Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc
Hiệu Minh

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.


Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.

Không hiểu sao hệ thống tin học của Quốc hội mà “nát đến tận byte bít” hay là “bị can thiệp đến tận CPU – bộ xử lý trung ương” như thế. Thôi thì cứ coi là hệ IT của Quốc hội luôn “đồng tình với ý kiến của đại đa số nhân dân” nên nó được “điều chỉnh cho hợp lý như VTV” đã làm vài giờ sau đó.

Dư luận băn khoăn, hai người không bấm nút là ai, sao lại cả gan thế.

Một người đã chính thức lên tiếng: nhà sử học Dương Trung Quốc, ông từng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức trong kỳ họp Quốc hội lần trước và  từng đề nghị hoãn thảo luận sửa đổi Hiến pháp (video trên).

Như vậy, tôi tin những gì đại biểu Dương Trung Quốc nói từ trước tới nay trên hội trường Quốc hội là từ tâm của ông. Một mình lội dòng nước ngược không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay.

Còn nhớ, trong quá trình thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, ông Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu: “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc” mà ông Dương Trung Quốc đã rất đồng tình.

Nếu tất cả các đại biểu Quốc hội, dù là đảng viên hay không, biết thể hiện chính kiến của mình và dũng cảm trong bỏ phiếu, thì hệ thống IT không có cách nào làm méo số liệu như kỳ bỏ phiếu vừa qua. Chắc chắn không có Vinashin, Bauxite, láng giềng khó mà bắt nạt.

Chưa biết hậu thế sẽ đánh giá thế nào về Quốc hội khóa XIII (13), bởi cần có thời gian, nhưng qua lần bỏ phiếu này, ông Dương Trung Quốc xứng đáng được gọi là đại biểu của nhân dân.

Thiểu số chưa chắc đã sai, đa số chắc gì đã đúng. Nếu đem ra trưng cầu dân ý, làm một cách thực sự khoa học và dân chủ thì số người không ấn nút cũng không phải là ít. Hai lá phiếu trắng trong gần 500 phiếu đồng ý đã đi vào lịch sử của Quốc hội Việt Nam, thể hiện thái độ rất đáng trân trọng. 
.

25 nhận xét :

  1. Thật ra hành sử của bác Dương trung Quốc là hoàn toàn bình thường của một người có lương tri, trí tuệ, tự nhiên ở vào thời điểm này lại được gọi là "dũng cảm" thì quả là mối ưu tư cho đất nước, những người bình thường dần biến mất chỉ còn những kẻ ươn hèn.
    Xin cảm ơn bác Dương trung Quốc! một người bình thường mà vĩ đại!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MUỐN TRỞ THÀNH VĨ ĐẠI THÌ TRƯỚC TIÊN PHẢI LÀ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG ĐÃ ! VÌ VẬY ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC MƠI LÀ NGƯỜI VĨ ĐẠI.NGƯỜI VĨ ĐẠI KHÔNG NHIỀU CHỈ CHIẾM CÓ 2/488 =1/244 (%) MÀ THÔI.

      Xóa
  2. Em thì em có suy nghĩ khác với bác Hiệu Minh. Em cho rằng ông Dương Trung Quốc cũng là "lá bài dân chủ" của Đảng. Bác cứ nghe kỹ lại bài phát biểu của ông ấy thì thấy ngay "đạo diễn ĐCSVN" đã dàn dựng kỹ lưỡng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một nhận xét thông minh và tỉnh táo - Cảm ơn .

      Xóa
    2. Chính xác tôi cũng ngĩ vậy

      Xóa
    3. 100% cũng kỳ, nó mang tính tuyên truyền kiểu Bắc Hàn. Nếu ô. DTQ ngon, phải bấm "No!" chứ.

      Xóa
  3. Vâng, tôi nghĩ bác Hiệu Minh dùng chữ "lá phiếu trắng" là có lý. Không bỏ phiếu thì cũng chính là một cách bỏ phiếu đó thôi, cũng như không đi bầu (bầu cử) thì cũng là một cách đi bầu, hay một cách thể hiện chính kiến của mình về cuộc bầu.

    Chúng ta cũng có thể "bỏ qua" không thèm nói đến chuyện máy móc xào nấu, vì cái sự nấu nướng này ra như đã rõ, quá rõ. Như vậy, để hiểu một đại biểu thì không nên chỉ căn cứ vào những gì đã được... "phòng máy chuẩn bị thật là chu đáo, thật là thông suốt" (lời ông chủ tịch QH ngay trước lúc bấm nút) rồi được VTV1 trình ra trên tivi cho bàn dân thiên hạ thưởng lãm.

    Điều vừa nói thiết nghĩ không chỉ đúng với đại biểu Dương Trung Quốc và vị đại biểu thứ hai đã không tham gia biểu quyết, mà còn đúng với cả 486 vị đã tham gia kia. Muốn hiểu họ, toàn dân phải được thấy tận mắt, nghe tận tai những gì đích thân họ phát biểu khi góp ý cho bản dự thảo này cơ. Mà, lạ lùng thay, buổi góp ý công khai giữa hội trường và sẽ được trực tiếp truyền hình, như vốn đã lên lịch trên nghị trình QH, đã bất ngờ bị hủy bỏ trước đó mấy ngày (thay vào đó, chủ tịch đoàn yêu cầu đại biểu góp ý bằng văn bản). Đó chẳng phải là một "sự xào nấu" rõ mười mươi nữa sao?

    Tôi đồng ý với bác Hiệu Minh, rất trân trọng hai phiếu trắng vừa rồi trong cuộc biểu quyết. Thế còn việc đại biểu D.T.Quốc công khai rằng "tôi đã là một trong hai người không biểu quyết" kia? Xin thưa rằng tôi càng tán thành và trân trọng hơn.

    Tôi nghĩ đại biểu nào đã không bấm nút, thậm chí đại biểu nào đã bấm nút gì, điều đó "phòng máy" chả khó khăn chi để nhận ra đích danh từng vị. Dễ quá, vì mỗi vị có chỗ cố định của mình trong hội trường. Mà nếu hồ nghi nữa thì còn có hệ thống camera để kiểm chứng, chả chối đường nào được. Như vậy, nếu như ai đó có quyền biết từng đại biểu đã bỏ phiếu thế nào, thì toàn dân càng có quyền được biết các đại biểu của mình, từng người, đã biểu quyết ra sao.

    Đại biểu Dương Trung Quốc đã đi đầu trong việc công khai báo cáo với cử tri sự chọn lựa của mình, tôi nghĩ đó là một hành động có trách nhiệm, một báo cáo cần phải làm. Người dân ắt hẳn cũng muốn biết vị thứ hai (theo như phòng máy đã đếm) là ai.

    Nếu các vị đại biểu đều nghiêm túc và sòng phẳng thực thi trách nhiệm báo cáo công khai của mình như thế trước toàn dân, biết đâu chúng ta sẽ bất ngờ vì... không chỉ có hai người không biểu quyết? Hay còn bất ngờ hơn: không chỉ có... zero người bấm nút không tán thành? Người dân có quyền được biết điều đó chứ ạ?

    Trả lờiXóa
  4. Lý tưởng "Sổ lương hưu", vô tâm, ươn hèn và "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ phiếu".
    Nhưng quá đau lòng vì như vậy niềm tin cạn kiệt.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi vẫn là thằng nông dân Quảng Nam đây! riêng tôi không bao giờ tin những gì ông Quốc nói!?ông ta là kẻ hai mang? Đăng hay không là tùy anh Diện!

    Trả lờiXóa
  6. Theo như ông Hiệu Minh giải thích thì cái "máy bỏ phiếu" này cho một ngườ có chỉ có 2 nút nhấn là "yes" và "no",không có nút thứ 3 (là không yes mà cũng chẳng no). Mỗi người có một địa chỉ thực trong hội trường ứng với một địa chỉ mã hóa trong máy, do đó máy sẽ cho biết ai ở địa chỉ nào đã nhấn nút gì và cho biết cả thời điểm người đó nhấn nút.
    Máy cho biết số người "yes" và số người "no", nhưng máy không biết được số người không yes mà cũng chẳng no . Vậy mà trong bảng hiển thị kết quả lại chỉ ra là có 2 vị, trong đó có DTQ.

    Nói về DTQ, không biết ông đóng vai tuồng gì nhưng khi trả lời phóng viên thì rõ là vô duyên. Nếu ông thực sự không nhất trí với bản HP sửa đổi thì ông DTQ phải nhấn nút "no" chứ, ông không nhấn nút nào cả chứng tỏ không có chính kiến và thiếu bản lĩnh. Hơn nữa người ta quy định chỉ có 2 nút nhấn thì anh phải sử dụng một trong hai nút đó mới hợp lệ, DTQ không sử dụng nút nào cả tức là phạm luật và gây phản cảm vì vào thời điểm nhấn nút anh cũng có mặt.

    Trả lờiXóa
  7. Các cụ nghe ôngDTQ nói nè: (tuoitre) Hòi:Trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng những ý kiến khác sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình đổi mới đất nước. Ông hiểu thế nào về ý kiến này?
    DTQ:
    - Tôi hiểu được giải thích đó. Bởi dẫu sao chúng ta cũng phải có một điểm dừng và điểm dừng đó phải tạo được đồng thuận tối đa. Nhưng ngay cả về lý thuyết thì cũng không thể có đồng thuận tuyệt đối. Cho nên tôi muốn thể hiện cái tính không tuyệt đối ấy và nhận thức đó là chuyện hết sức bình thường. Tôi không biểu quyết về dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) nhưng tôi vẫn đồng thuận khi Quốc hội thông qua nghị quyết thi hành Hiến pháp. Và tôi muốn nói rằng bản Hiến pháp này nếu đi vào cuộc sống sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi, vì trong nó chứa đựng những quy định tiến bộ hơn nếu so với Hiến pháp năm 1992.

    Trả lờiXóa
  8. Tỷ lệ đúng mà? Có làm tròn 1 tí. Người ta tính số liệu thực/Tổng số đại biểu. Chỉ có cái nhấp nháy là có tí kĩ xảo thôi

    Trả lờiXóa
  9. Hiệu Minh bị việt vị rồi nhé.
    Cái này là chia cho tổng số đại biểu quốc hội (bao gồm cả đại biểu vắng mặt, trừ đại biểu bị miễn nhậm hoặc đã chết). Con số này là 498 đại biểu (nhưng chỉ có 488 tham gia).
    486/498=97,59% là chính xác.
    Bạn không thể chí cho số người tham gia (488) được.
    Thử ví dụ nhé: Giả sử có 10 đại biểu có mặt và 10 người tán thành, bạn không thể nói 100% nhất trí? Và như vậy hiến pháp vẫn được thông qua? Không được, chỉ là ~10% thôi nhé.

    Trả lờiXóa
  10. Theo cách trả lời của Ong DTQ tren báo Tuổi Trẻ tôi nghi ngờ lá phiếu của Ông cũng đã được chỉ đạo để làm cho cuộc bầu cử có vẻ dân chủ,không lẽ HP phản tiến bộ như thế mà tán thành 100%,thì thế giới người ta sẽ...

    Trả lờiXóa
  11. Ông Dương Trung Quốc là một trong ít người có nhân cách lớn hiếm có trên sân khấu chính trị hiện nay và cũng là khuôn mặt của đám đông ( a public figure ), vì thế phải chịu sự phê phán của dư luận kỹ lưỡng hơn. Việc ông DTQ không "bấm" cho thâý ông vẫn chưa vượt qua được nỗi sợ hãi, như người dân bình thường.

    Việc phân bua tại sao qua hai bài báo dưới đây chứng tỏ ông DTQ đã có những giằng co giữa hai cái nút điện vô tri vô giác. Ông đã tự do chọn lựa và vì thế, ông phải sống với tất cả hệ lụy về sự chọn lựa của ông.

    Hiện tại, ông đang muốn phân bua về cái nút. Phân bua với những người đặt nhiều kỳ vọng và tự hào về ông, trong đó, có nhiều trí thức đáng kính khác, chứ không phải mấy ông quan nhà nước.

    Nếu có phải có một lời khuyên cá nhân, tôi nghĩ ông nên im lặng. Mọi sự giải thích đều là ngụy biện. Khôn ngoan nhất và cũng là cách làm văn hóa của một nhà sử học, ông nên từ chức. Hành vi từ chức lúc này của ông, có thể ví như nước sông Hằng đối với người Ấn giáo, có khả năng giúp rửa sạch mọi tì vết và làm cho họ mạnh mẽ hơn. Là một nhà sử học, ông hiểu hơn ai hết, nhiệm kỳ tới, người ta sẽ tìm một khuôn mặt trang trí khác thay ông.

    Tôi không thích nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí, nhưng nhiều châm ngôn của Tào đáng cho ta suy nghĩ về cách xử thế trong một số hoàn cảnh cụ thể nhất định. Đó là, ”thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”.

    Ông chủ tịch QH mô tả việc bấm nút chiều 28/11-2013 là ”thời khắc lịch sử”. Tiếc thay, chuyến tàu lịch sử này chỉ thuộc về 486/488 vị đại biểu, không có cửa cho ông vì ông không có chính kiến. Vậy nhân cơ hội này ông cũng nên làm một thời khắc lịch sử của riêng ông mà không cần may mượn của ai.

    Thời cơ vẫn còn trong tay ông, chưa muộn.

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ có 2 người quay lại với ND ! Còn tất cả những người kia đâu ? Mà ĐB Dương Trung Quốc lại là người ngoài Đảng ! Trên con đường một chiều xe cộ chạy rầm rầm . ĐB họ Dương và một khách bộ hành nữa lững thững không hẹn nhau mà lại gặp . Ngoài kia trên đường phố Hà Nội, 1.500 người dân mang biểu ngữ đến tòa nhà thuộc NN , đòi giải quyết những oan khuất chủ yếu là mất đất không được đền bù thỏa đáng, là vạch mặt một số CB tham nhũng . ĐB DTQ có đồng hành với 1500 người dân kia không ? Hay hai bên chỉ vô tình đồng hành chứ không có hẹn trước . Nhưng thực ra ĐB DTQ đã có khối người đồng hành như các nhân sĩ trí thức kí bản KN 72 và những người ủng hộ , như HDGMVN và hàng vạn đồng bào VN ở trong và ngoài nước ủng hộ kí tên . ĐB DTQ đang đồng hành với số người VN rất đông đảo . Ông và nhân vật thứ hai không nhấn nút kia không cô đơn . Rồi ra trong một QH khác sẽ có đa số ĐB như DTQ !

    Trả lờiXóa
  13. Khi biết ông Dương Trung Quốc không bấm nút thôn qua tôi hơi bất ngờ, nhưng khi nghe ông nói lý do, tôi lại thấy bình thường. Ông đúng là phản biện trung thành, hành động như vậy ông được lòng nhân dân, nhưng lại làm đẹp bộ mặt dân chủ của đảng, mọi người bấm nút thông qua, cũng như ông Quốc không bấm nút, đảng không ép, tôn trọng quyền tự do của đại biểu, ông Quốc chính là lớp son của quốc hội. khi ông nhắc đến hiến pháp, lời nói đầu của hiến pháp là thể chế hóa cương lĩnh của đảng, ông nói rất lúng túng, mập mờ, gần như là sự thừa nhận, sự vô lý quã rõ: nhân dân không bầu đảng, tại sao đảng lại làm hiến pháp

    Trả lờiXóa
  14. Chủ tịch QH đã nói:
    > “….chắt lọc tinh hoa trí tuệ của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các cấp, các ngành và như vậy, cả hệ thống chính trị đã đồng thuận cùng toàn dân tham gia hoàn thiện bản Hiến pháp này”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ( Báo QĐND 30.11.2013 )
    >
    > Phó Chủ tịch QH: “Tôi không trả lời chính xác được nhưng đây là bản HP phản ánh được đông đảo ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước ta trong thời kỳ mới… Còn thực tế cuộc sống những năm tới đây thế nào thì chúng ta sẽ cân nhắc, tính toán”. ( Uông Chu Lưu - Báo Pháp luật TP 30.11.2013 )
    > -----------------------------------------------------------------------
    > Ý kiến của ông Hùng và ông Lưu nói Hiến pháp QH vừa thông qua là tinh hoa, trí tuệ, nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân. Nghĩa là có trí tuệ và nguyện vọng anh và tôi trong đó. Anh/chị có nhất trí với cách quy chụp hồ đồ này không?
    > Riêng tôi, tôi không đồng ý vì Hiến pháp và Luật đất đai QH vừa thông qua không thể hiện ý kiến và nguyện vọng của tôi. Mặc dầu tôi gửi rất nhiều bản góp ý một cách công khai và chính thức.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi kính phục ông Dương Trung Quốc - người ĐẠI BIỂU đích thực của người dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  16. Riêng tôi, tôi không đồng ý vì Hiến pháp và Luật đất đai QH vừa thông qua không thể hiện ý kiến và nguyện vọng của tôi ( và tôi tin tưởng rằng cũng có rất nhiều người không đồng ý ) vì nó chưa thể hiện Vì Dân - Vì Nước...

    Trả lờiXóa
  17. Còn 1 người không nấm nút, tôi nghĩ đó là ĐB LÊ NHƯ TIẾN???

    Trả lờiXóa
  18. Phạm Hạ (Paris, Pháp)lúc 16:30 1 tháng 12, 2013

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Phạm Hạ, comments bình luận của bác rất hay, và rất thuyết phục.
      Xin bác viết lại giùm cho rõ ý và không nhắc đến các nhân vật ngoài bài viết.

      Kính thư
      Lâm Khang chủ nhân

      Xóa
  19. Bác Dương Trung Quốc lại được chỉ định ghi điểm như lần trước rồi.
    Khoa học bác còn chả dám làm thật,
    huống hồ là làm chính trị.

    Trả lờiXóa
  20. Nếu GS Nguyễn Minh Thuyết bấm phản đối, hoặc k bỏ phiếu thì tôi còn tin.
    Ông Dương Trung Quốc bấm thì tôi chả tin đâu.

    Trả lờiXóa