Thanh Phương thực hiện
Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua,
hai quốc gia đã thông báo «nhất trí» thành lập Viện Khổng tử ở Việt
Nam.
Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều
nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã
được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức
về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ
trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối
cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền
hình Việt Nam và văn hóa Trung Qu ốc chi phối ngày càng nhiều đời sống
của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện
Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội nêu lên những nguy cơ tiềm ẩn từ Viện Khổng
tử sẽ được thành lập ở Việt Nam :
Nghe băng ghi âm cuộc phỏng vấn tại đây:
RFI: Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Thưa ông, những nước như Pháp hay Đức cũng đã có những trung tâm văn hóa ở Việt Nam như Alliance française hay Viện Goethe. Nhưng vì sao việc thành lập Viện Khổng tử của Trung Quốc lại gây lo ngại như vậy?
TS Nguyễn Xuân Diện: Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam không phải chỉ mới được đặt ra trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Lý Khắc Cường, mà từ năm 2009, ông Tập Cận Bình, khi ấy là phó chủ tịch Trung Quốc, khi đi thăm Việt Nam đã thúc giục Việt Nam thành lập Viện Khổng tử để tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.
Theo tôi biết, trên thế giới hiện đã có hơn 40 nước có tổng cộng hàng
trăm Học viện Khổng tử. Riêng Thái Lan thì đã có 13 Học viện Khổng tử.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nét tương đồng nhau về mặt văn hóa
và gần đây là người ta có nhắc đến tương đồng về chính trị, nhưng đến
bây giờ mới xúc tiến mạnh việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Theo
tôi biết, học viện này sẽ được đặt trong Đại học Hà Nội (Đại học Ngoại
ngữ cũ).
Từ khi nhận được tin này, những nhà nghiên cứu, những nhân sĩ, trí
thức rất là lo lắng. Lo lắng nhiều hơn là vui mừng. Nhiều nước đã đặt
các học viện, các trung tâm văn hóa ở Việt Nam, nhưng những học viện,
những trung tâm đó không gây lo ngại nhiều như Học viện Khổng tử này. Lý
do là vì trong người dân Việt Nam luôn thường trực một tinh thần phản
kháng, một sự tự đề kháng đối với văn hóa Trung Quốc, mặc dù là tư tưởng
của Khổng tử, các thiết chế, mô hình Nhà nước theo kiểu Nho giáo của
Khổng tử đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ rất lâu rồi.
Chúng tôi rất lo lắng bởi vì Viện Khổng tử này chắc chắn không phải
được lập nên để tuyên truyền về giáo lý, tinh thần triết học hay cuộc
đời và sự nghiệp của Khổng tử, cũng như về Nho học : Nhân, Lễ, Nghĩa,
Trí, Tín, Tam Tòng Tứ Đức...
RFI: Theo ông biết thì Viện Khổng tử của Trung Qu ốc ở Việt Nam sẽ hoạt động như thế nào?
TS Nguyễn Xuân Diện: Thực chất đây sẽ là một trung tâm văn hóa và ngôn ngữ, nhằm giới
thiệu, quảng bá về văn hóa Trung Quốc : thi ca, âm nhạc, ẩm thực, trà
đạo..., và sẽ có những giao lưu văn hóa giữa các nghệ sĩ Việt Nam và
Trung Quốc. Đằng sau đó luôn là những hoạt động tư vấn về du học, tức là
kéo thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc du học ngày càng nhiều. Đây cũng
sẽ là trung tâm dạy Trung văn, tức là tiếng Hoa.
Đó là những hoạt động bề nổi, còn đằng sau nó chắc chắn sẽ là những
hoạt động tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về mặt văn hóa và tư tưởng về
một nước Trung Hoa hiện đại. Chính vì vậy nhiều nhà quan sát cho rằng
việc thành lập Viện Khổng tử chính một sự thể hiện quyền lực mềm của
Trung Quốc, hoặc có người gay gắt hơn thì nói rằng đấy là bước đầu đặt
cơ sở cho việc bành trướng văn hóa.
Điều này thật đáng lo ngại, bởi vì sức ép và sự tuyên truyền văn hóa
của văn hóa Trung Quốc hiện đại lên Việt Nam hiện nay rất là mạnh mẽ.
Nhân dân đã không được những người làm công tác văn hóa dẫn dắt, cho
nên, họ có sự sùng bái văn hóa Trung Quốc rất là quá đáng.
Ví dụ ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục ở Việt Nam và Đông Nam Á là chùa Bái
Đính ở Ninh Bình. Ngôi chùa ấy chẳng có dáng dấp gì mang bản sắc Việt
Nam, mà thực chất là một ngôi chùa Tàu, mà hàng năm lại thu hút hàng
triệu du khách. Các phim ảnh Trung Quốc thì chiếu tràn lan trên các
kênh truyền hình trung ương và địa phương. Rồi thì việc dựng các tượng
sư tử Trung Quốc ở các đình chùa, đền miếu, cũng như ở trụ sở các tổng
công ty. Rồi thì hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc cũng tràn lan.
Chính những điều đó khiến người ta lo rằng là với Viện Khổng tử,
Trung Quốc coi như đã đặt một bàn chân xâm lăng văn hóa đối với Việt
Nam. Chưa bao giờ sức mạnh văn hóa Việt Nam suy yếu nhiều như hiện nay.
Khi nào mà chúng ta không chống lại được xâm lăng về văn hóa, thì chúng
ta sẽ không còn gì là nền tảng của nước Việt Nam nữa và sẽ bị đồng hóa.
Đây sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm. Xâm lăng về văn hóa còn nguy hiểm
hơn là xâm lăng về quân sự. Cho nên tôi thấy rất lo ngại.
RFI: Nhưng trong sự xâm lăng văn hóa này phải chăng cũng có
sự tiếp tay của các lãnh đạo văn hóa, đã cho chiếu quá nhiều phim ảnh
Trung Quốc trên truyền hình quốc gia, đến mức giới trẻ Việt Nam bây giờ
thuộc sử Tàu hơn là sử Việt ?
TS Nguyễn Xuân Diện: Đúng là bây giờ trẻ con cấp 1, cấp 2, cấp 3 thuộc sử Tàu hơn là sử
Việt. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ thường ngày
của các em. Sóng truyền hình Trung Quốc tràn lan như vậy. Không những
thế các bộ phim của cũng thế. Chúng ta thấy rằng là năm 2010, phim kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long, tức là phim Đường tới thành Thăng Long, từ
kịch bản, đạo diễn, cho đến diễn viên và vai quần chúng, cũng như bối
cảnh, hậu kỳ, trang phục đều là do người Trung Quốc làm.
Bộ phim mang tính phản văn hóa như vậy cho nên các nhà nghiên cứu,
các học giả đã yêu cầu không được chiếu bộ phim đó trong đại lễ 1000 năm
Thăng Long. Về sau người ta mới phát hiện bộ phim đó không chỉ mang
tính phản văn hóa, mà còn phản quốc, vì những nội dung lịch sử đã bị bóp
méo và làm sai lạc.
Chúng tôi lo ngại vì giới lãnh đạo văn hóa Việt Nam hiện nay hiễu một
cách rất là ấu trĩ và vô cùng hạn chế về văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họ
không phát động được trong cán bộ, công chức trên toàn quốc về việc
phải có một sự đề kháng như thế nào đối với văn hóa Trung Quốc.
Hậu quả là vào những dịp Tết trong những năm gần đây, có khi cả thành
phố, thị trấn thắp toàn đèn lồng Trung Quốc. Hà Nội gần đây đã phải
phát động việc dẹp bỏ các tượng đá sư tử ở các đền chùa. Như vậy tức là
họ cũng đã thấy được một phần rồi, nhưng những cái mà họ thấy được,
nhưng so với những cái mà những người lãnh đạo cần phải có là chưa tương
xứng. Chính vì vậy, những người tha thiết với truyền thống, với văn hóa
Việt Nam đang rất là lo lắng.
RFI: Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, để cưỡng lại sự xâm lăng
về văn hóa đó, liệu chúng ta có thể phát động một chiến dịch giống như
chiến dịch kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, để tẩy chay hàng Trung
Quốc, cho dù chúng ta vẫn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của văn hóa
Trung Quốc ?
TS Nguyễn Xuân Diện: Cách đây vài năm Bộ Chính trị
đã phát động phong trào người Việt dùng hàng Việt. Lúc ấy báo chí cũng
làm rùm beng một vài sự hưởng ứng đó. Nhưng bây giờ chuyện ấy đã chìm đi
rồi. Người ta cũng không nghĩ đến chuyện giữ gìn những phong trào đó
hay phát động một lần nữa.
Nhưng trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ đã ngấm ngầm một phong
trào muốn tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, trước hết là hàng thực phẩm và
thuốc chữa bệnh, nhưng đó cũng chỉ là những phong trào tự phát, chứ
không phải là được phát động sâu rộng, được truyền thông Nhà nước cổ vũ,
khuyến khích.
Tôi nghĩ rằng nên khơi dậy một tinh thần dân tộc và một tinh thần bài
Hoa đúng mức. Bài Hoa đây không phải là bác bỏ hết những gì có nguồn
gốc từ Trung Quốc, một nền văn minh lớn của nhân loại. Nằm cạnh một nền
văn minh lớn như thế, Việt Nam cần tiếp thu, thừa hưởng những giá trị
văn hóa, những tác phẩm lớn của Trung Quốc mà đã mang tầm mức nhân loại.
Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải giới thiệu trong dân chúng,
nhất là cho lớp trẻ, những nét đẹp của văn hóa Việt Nam, những giá trị
thẩm mỹ thuần Việt, những tác phẩm văn học, mỹ thuật Việt Nam, những văn
hóa chùa, làng...
Muốn đem lại một sự đề kháng đối với sự xâm lăng văn hóa của bên
ngoài, thì trước hết cần phải khơi dậy, giáo dục sự hiểu biết cho lớp
trẻ về văn hóa của cha ông. Trong mạnh, thì ngoài mới không xâm lăng vào
được. Khi người ta yêu quý những nét văn hóa đẹp đó, thì người ta mới
dốc sức gìn giữ nó, tạo nên một lớp áo giáp bảo vệ trước sự xâm lăng từ
bên ngoài.
Mặc dù Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm, liên miên bị
Trung Quốc xâm lược như vậy, mặc dù người Trung Quốc đã truyền chữ Hán
vào Việt Nam, thiết lập chế độ cai trị, áp đặt văn hóa lễ nghi, nhưng đã
không thể đồng hóa Việt Nam.
Lý do là vì văn hóa Việt Nam trong mấy nghìn năm qua được dựa trên
một nền tảng vững bền của văn hóa Việt gốc ở Đông Nam Á, mà điểm son mà
văn hóa làng, chống lại được sự xâm lăng về mặt văn hóa, giữ được những
giá trị văn hóa và chính những giá trị văn hóa đó trở lại làm nên sức
mạnh của dân tộc, đánh thắng được những trận lừng lẫy trong lịch sử.
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Trong giao lưu văn hóa giữa các nước thì việc lập viện nầy hay trung tâm văn hóa nọ cũng là việc bình thường không cò gì phải quá bận tâm. Có điều khiến ta phải lo lắng là người Tàu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từ bỏ ý định thôn tính nước ta dưới mọi hình thức. Do đó việc thành lập viện Khổng Tử ở nước ta dĩ nhiên khác hẳn với việc thành lập viện Khổng Tử ở Pháp hay Anh chẳng hạn.
Trả lờiXóaVấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải có chính sách giáo dục thật tốt , phải đào tạo thế hệ nầy và tương lai biết yêu mến đất nước nầy, dân tộc nầy , nền văn hóa nầy, một nền văn hóa mang đậm nét văn hóa Việt Nam ...
Nhưng muốn làm được như trên thì hình như là một bài toán khó , vô cùng khó với tình hình như hiện nay.
Nhưng chúng tôi bắt buộc phải bận tâm vì đây là của kẻ thâm hiểm mà?!
XóaLưu ý lãnh đạo quốc gia thời phong kiến còn coi trọng đạo Nho: nền tảng Đạo Nho là "Ngũ Kinh" của Khổng Tử, trong đó "Kinh Dịch" đứng đầu. Như vậy cần phân biệt tư tưởng lãnh đạo quốc gia mỗi thời với tư tưởng của Khổng Tử gắn với Đạo Nho. Và tư tưởng Khổng Tử với tổng quan tư tưởng và diễn tiến thực tế văn hóa Đông phương http://ivivietnam.blogspot.com/2013/05/nhung-nguoi-cung-thoi-khong-tu-lao-tu.html . (Thậm chí ngày nay là giá trị văn hóa đông phương so với văn hóa tây phương trong bối cảnh tương tác toàn cầu hiện nay :D).
XóaTôi lại không lo gì văn hoá Tầu sẽ đầu độc được dân ta. Lịch sử đã chỉ ra rồi, hơn 4000 năm qua văn hoá người Việt ta vẫn vậy. Hãy cứ để cho Tầu Cộng hy vọng và tiêu tiền vào ' Khổng Tử" để cho chúng tử thì thôi!
XóaTuyệt đối không thể nào tin được anh chàng láng giềng phương bắc này,ngay cả khi anh ta có lòng tốt mang tiền đến cho không,chúng ta cũng không nên nhận,tiền đó thời gian sau sẽ sinh ra không biết bao nhiêu bịnh,bịnh cùi,bịnh ho lao thổ tả,binh sida,bịnh tâm thần vv và vv...Tốt hơn hết nên tránh xa cho chắc ăn !Cả thế giới đều thấy như vậy-chứ không riêng gì chúng ta.
Trả lờiXóaTôi đã gặp những con người kì lạ và kì cục. Họ làm các công việc đại loại như tư tưởng - văn hóa, bảo vệ văn hóa, quản lí văn hóa, tuyên giáo, hội đồng lí luận này nọ... Họ làm gì 60 năm qua nhỉ? Tôi cũng đã gặp những con người khác kì cục và kì lạ. Họ làm gì nhỉ? Họ nghiên cứu, họ giảng dạy, họ sáng tạo và trong 60 năm qua, họ luôn luôn bị những con người kể trước theo dõi, cảnh giác như những đối tượng sẵn sàng phạm tôi vậy. Rồi sau đó, đa phần Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh lại rơi vào những người kì lạ kể sau. Nhưng đến bây giờ, việc tụng ca những người được giải đó vẫn cứ dè dặt. Chưa kể, những đóng góp tư tưởng của họ không được tiếp nối. Mà tiếp nối sao được khi những người quản lí, theo dõi và lí luận kia cứ nhăm nhe gọi họ như là "thế lực thù địch".
Trả lờiXóaĐến bây giờ thì sao? Một xã hội yếu hèn về nội lực tư tưởng, về trí tuệ. Mà khi đã yếu thì chỉ một ngọn gió lạ cũng đủ gây tai biến. Cái bất an khi có mỗi cái học viện Khổng Tử được đặt ở Hà Nội là cái bất an của một xã hội bị yếu đi về nội lực trí tuệ do chính sách đó, mà nay lại gặp phải một cơn gió lạ thổi từ tâm thức kẻ độc bụng.
Tôi nhớ đã lâu lắm, không còn ai tha thiết dạy Socrate, Pitagor, Platon, Aristote, Montesquieu, Diderot, Rousseau, Kant, Hegel...như các thầy tôi những năm đầu 70 khói lửa ấy nữa. Sinh viên trường nào cũng học triết nhiều giờ nhưng là học cái gì ấy, cái mà họ mãi mãi coi là "chủ nghĩa vô địch". Thế thì lấy đâu ra nội lực tinh thần mà chống chỏi chứ. Bất an là đúng thôi. Cái tội yếu ra gió này là tại ai vậy? Hãy quan sát giáo trình đại học mà xem. Chừng ấy năm, bao thế hệ sinh viên, họ lấy đâu ra so sánh mà phán xét Khổng Tử. Tôi cũng bất an.
nô lệ văn hóa là mất nước,điều này chúng ta đã thấy ngay trên đất nước VN,
Trả lờiXóaTQ tốt hay xấu với VN có lẽ ai cũng biết nhưng CQVN bị TQ o ép nhiều thứ vì chôiu ơn cũng sâu mà hận thù cũng sâu . TQ luôn luôn nhắc tới những giúp đỡ cho VN nhất là trong thời chiến tranh và họ luôn đi theo đường hướng đòi VN phải trả món nợ đó cách này hay cách khác . Những món nợ đó như những gọng kềm xiết vào VN , nhất là khi VN có những hoạt động ngoại giao gần với Mỹ và các nước có vẻ không thuận với TQ. TQ thúc giục lập Viện Khổng Tử ở VN để cho bàn tay văn hóa sớm được tăng cường sức mạnh hơp với bàn tay kinh tế ép vào VN . VN cần có qui chế rõ ràng cho những hoạt động của Viện Khổng Tử. Ai cũng biết rằng TQ không bỏ qua bất cứ kẽ hở nào để xâm nhấp càng rộng càng sâu càng tốt !
Trả lờiXóaViện này dành riêng cho những người có "chỉ số IQ" cao cỡ như ông nghị đã từng chửi một đại biểu khác là "ngu" chẳng hạn, chứ không dành cho những người bình thường khác! Nói vậy thôi chứ thực lòng tôi chẳng tin cái viện Khổng Tử này sẽ đem lại điều gì đó tốt đẹp cho Việt Nam cả mà chắc chắn mang ý đồ từng bước đồng hóa văn hóa Việt Nam. từng bước tẩy não nhân dân ta và thôn tính nước ta. Và tôi cũng tin là nhiều "quan to" Việt Nam cũng biết và thấy điều đó, nhưng tại sao họ nói "YES" thì tôi "điếc"? Nhức đằu quá!
Trả lờiXóaChính tôi là người học chữ Nho mà ngay cả giòng tộc tôi ngày xưa đều uyên Nho, thâm hiểu Tứ Thư, Ngũ Kinh. càng thâm hiểu chữ Nho bao nhiêu lại càng yêu nước bấy nhiêu. Nhưng ngày nay khi nói đến lập học viện Khổng Tử được dựng lại ở VN, là lòng tôi bất an, Vì viện nầy với mục đích xâm lăng văn hóa, không phải đem tôn chỉ Đạo Nho áp dụng "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín", mà ngay các chính quyền Trung Quốc qua các triều đại họ có dùng CHỮ TÍN đối với các triều đại nước ta đâu, mà họ chỉ dùng mưu mô xảo quyệt, vậy chúng ta phải tĩnh táo nhận thức, nhất là Quý Vị lãnh đạo đất nước hãy có tầm nhìn cho tương lai các thế hệ sau nầy.
Trả lờiXóaThà lệ thuộc vào bất kỳ nước nào khác còn hơn làm bạn với Trung Quốc!
Trả lờiXóaTrên thế giới, Trung Quốc KHÔNG CÓ BẠN. Kể cả Bắc Triều Tiên cũng không phải là bạn, mà là nước chư hầu. Nghĩa là: Hoặc không chơi với Trung Quốc, hoặc là nô lệ cho Trung Quốc, không thể bạn bè với Trung Quốc được. Hiện nay, duy chỉ có Đảng CS và Nhà nước Việt Nam là coi Trung Quốc là bạn, mà thực chất là quy phục Trung Quốc không khác gì nước chư hầu. Trong bối cảnh như vậy thì việc Trung Quốc lập Học viện Khổng Tử là bước theo của quá trình đồng hóa của họ mà thôi.
Nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận làm nô lệ cho Tàu và sẽ không chấp nhận bè lũ bán nước cho Tàu!
Thời hiện đại này mà còn lạc hậu hơn cả thời Phan Khôi vì cụ PK.đã thẳng thắn lên án cái
Trả lờiXóađạo Nho giáo lỗi thời,phản tiến hóa cách đây gần cả thế kỷ !
Không có lý do gì mà không nghi ngờ mưu đồ thâm độc của Tàu Cộng qua cái viện này,bởi
vì văn minh,tiến hoá chẳng hề đi đồng hành với Khổng giáo trong thời đại dân chủ phổ biến
toàn cầu này.Khổng giáo chỉ thích hợp với thời phong kiến và sứ mệnh hỗ trợ quân quyền
của nó đã chấm dứt từ lâu rồi.
Chẳng lẽ đây là thủ đoạn lợi dụng Khổng giáo của Tàu cộng để thực hiện cuộc xâm lăng
văn hóa một cách hợp pháp mà có người còn ngoác mồm ra ủng hộ nó hay sao ?
Thực ra thì tôi nhận thấy vấn đề nó là như thế này: xâm lược thì nó (tức cộng sản Tàu) đã thực hiện xong rồi (kể từ năm 1990); chỉ có điều nó không giống với sự xâm lược kiểu quy ước, truyền thống mà mọi người đều đã từng biết đến ở giai đoạn đầu-giữa thế kỷ 20, hay những thế kỷ trước nữa, nên nhiều người vẫn còn chưa thấy rõ mà thôi. Còn cái cách chúng đang thực hiện hiện nay ở mọi mặt đối với VN: kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v... thực chất đều là các cuộc mang tính cưỡng hiếp đối với đối tượng đã bị khuất phục/chinh phục. Các biện pháp quân sự (đã, từ khoảng 1945 trở lại đây, đang và sẽ) sử dụng với VN chỉ là một dạng thù hình mang tính răn đe, chống bạo động,.. kiểu như vẫn thực hiện ở một số vùng tự trị thuộc lãnh thổ của TQ, như ở Tây tạng chẳng hạn. Ở đây cũng có một sự hơi khác một chút so với các vùng lãnh thổ khác của TQ ở chỗ cái vùng tự trị ở phía nam này, từ Ải nam quan tới mũi Cà mau, tính tự trị được trao cho khá "độc lập", mang tính đặc thù riêng so với các vùng tự trị vốn có từ trước của TQ, chẳng qua chỉ vì bọn Tàu đã rút kinh nghiệm từ hàng nghìn năm trước mà thôi.
Trả lờiXóaVì vậy trong tương lai, với thời hiện đại này, không ai lại đi xâm lược ra mặt theo kiểu truyền thống bằng biện pháp quân sự, rồi chiếm đóng, rồi đặt ra chính phủ toàn quyền, hay dựng lên chế độ với ban lãnh đạo kiểu bù nhìn, ngụy quyền kiểu cũ cả. Cái Viện Khổng tử chỉ là một dạng thức cưỡng bức tinh vi mà thôi. Dù có chống cự lại quyết liệt rồi cũng phải buông xuôi cho nó hiếp xong rồi tính kế xử lý hậu quả. Từ hàng ngàn năm nay đều bị hiếp thế cả, không kiểu này thì cũng kiểu kia. Cái kiểu hiếp cấp tập bằng kinh tế hơn chục năm qua đã gây ra hậu quả nghiêm trọng rồi. Sau cái hiếp về văn hóa (hiện đang chỉ ở mức độ dạo đầu), có thể sẽ còn dẫn tới cái hiếp ghê gớm hơn, là hiếp về chính trị (dù vừa rồi đã có biểu hiện "khá mạnh tay" của cái tên LKKuồng). Đó là tăng tỷ lệ Hoa kiều trong thành phần trong BCT (hiện chỉ có ở cấp chính phủ, và trong BCT chỉ có thành phần mang đời F thứ mười mấy dòng Tàu). Tóm lại bây giờ không còn xâm lược gì nữa, mà chỉ là giao hoan trên thân thể kẻ đã bị chiếm đoạt xong.lkk
Không cần phai lập viện Khổng Tử, đây là âm mưu bành trướng văn hoá của bọn TQ. Thử hỏi TQ đả lập bao nhiêu viện Khổng Tử mà người dân của họ đả mấy ngàn năm nay rồi bây giờ đi du lịch nước ngoài phải mang theo cẩm nang giao tiếp lịch sự tối thiểu nhât.
Trả lờiXóaNhà nước hãy nghĩ tới những lái buôn Tàu đi mua móng chân trâu, mua đỉa, ... Tàu nó đem Khổng Tử qua làm hại văn hóa Việt cũng giống như nó dụ mình nuôi đỉa để mình tự giết mình.
Trả lờiXóaChưa lập Viện KT mà nhà nước đã áp dụng luật KT rồi:
Trả lờiXóa"Đưa tin sai sự thật, một phóng viên bị xử phạt 4 triệu đồng"
Ông Tuấn bút danh Quang Khải, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam) là phóng viên báo Công lý.
Lý do phóng viên này đã thông tin sai sự thật trong bài báo: “Quảng Nam: Dân gồng mình chống bão, Bí thư TP. Tam Kỳ “vô tư” ngồi nhậu” đăng trên báo Công lý số ra ngày 16-10-2013. Theo Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam, hành vi trên đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 7, Nghị định số 02/NĐ-CP.
Cùng với việc ra quyết định xử phạt, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam Hồ Quang Bửu cũng đã ký văn bản gởi Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí, Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu xử lý các trang báo Đất Việt, Tin tức, Báo mới… đã đăng tải thông tin sai sự thật này tạo dư luận tiêu cực làm ảnh hưởng đến địa phương.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Nam, việc "ăn nhậu" của các quan chức TP Tam Kỳ (Quảng Nam) trong lũ là không có, mà các quan chức này chỉ ăn tối sau khi đi kiểm tra tình hình bão lũ về. Bản thân ông Võ Văn Tuấn cũng đã thừa nhận những sai trái với công an, rằng thông tin không chính xác và đã vội vàng viết bài gởi tòa soạn nên xảy ra sai sót trên.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/575889/dua-tin-sai-su-that-mot-phong-vien-bi-xu-phat-4-trieu-dong.html
Thưa TS Diện : chính là một cuộc xâm lược mềm. Họ thấy rằng không dễ nuốt ngay được VN nên họ phải thực hiện chính sách QUYỀN LỰC MỀM . TQ chẳng bao giờ nguôi ngoai ý đồ xâm lấn bờ cõi các QG láng giềng , trong đó VN là một miếng mồi ngon nhất.
Trả lờiXóaChẳng việc gì ở đây phải dùng những ngôn từ bóng bẩy để nói khác đi!? riêng tôi chỉ thích nói theo kiểu nông dân! "CẤM !VÀ CẤM LOẠI VĂN HÓA TIỂU NHÂN NGỤY QUÂN TỬ CỦA HÁN TẶC NÀY!"
Trả lờiXóa