Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Nguyễn Kiên Giang: VÌ SAO VIỆN KHỔNG TỬ LẠI GÂY BẤT AN CHO CHÚNG TA ?

THẬP GIÁ VÔ HÌNH! 
Nguyễn Kiên Giang
- bài viết riêng cho Blog Tễu

Từ sự kiện: “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội” được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhiều nhân sỹ trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại về mục đích thật sự của nó.

Những lời khoa trương úp mở của phía Trung Quốc; những nhận định của các chuyên gia phương Tây trước động thái văn hóa thái quá của giới lãnh đạo nước này khi thành lập hàng ngàn học viện như thế ở bất cứ nơi nào “thấm uy” của họ. Điều đó cho thấy sự lo ngại của nhân sỹ trong nước là có cơ sở.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc bày tỏ lo ngại, cảnh báo “vu vơ”, hay kiến nghị yếu ớt về sự tường minh của vấn đề thì thật đáng tiếc!

*
“Viện Khổng Tử” - cái tên của nó nói lên rằng: đó là một cơ quan học thuật, nghiên cứu và chắc lọc những giá trị văn hóa của nền Nho học trong lịch sử cùng với tư tưởng của người đã khai sinh ra nó để cùng làm phong phú thêm văn hóa của mỗi bên, để tâm hồn hai dân tộc gần nhau hơn trong bối cảnh đương đại.

Nếu chỉ thế thì có lẽ chẳng ai kêu ca làm gì cho mệt xác! Đâu phải bây giờ, và cũng có lạ lẫm gì khi chúng ta có bề dày  nền Hán học hàng ngàn năm. Khổng Tử cũng đã được chúng ta vinh danh cách đây gần cả ngàn năm tại nơi trọng vọng nhất của nền khoa cử nước nhà là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tiếp tục nghiên cứu những giá trị tinh thần uyên thâm, những vấn đề chưa ngả ngũ của Khổng học là điều rất cần thiết. Vậy, lập Viện Khổng Tử há chẳng phải là nên lắm sao? E là không đơn giản như vậy!

Người ta lo ngại điều gì?

Các nhân sỹ đã lên tiếng về vấn đề này đều khẳng định: bản sắc văn hóa là yếu tố sống còn của một dân tộc. Do đó, sự xâm lăng văn hóa cũng là mối nguy hại vô cùng đối với tiến trình tồn tại và phát triển của các dân tộc.

“Quyền lực mềm” được nhắc đến và nhấn mạnh rằng phạm vi của nó đã thay đổi theo một chiều hướng khó lường: không còn là sự xâm lăng về kinh tế, mà đáng báo động hơn, là sự xâm lăng về văn hóa, giáo dục!

Thực tế hoạt động của các Viện Khổng Tử do TQ lập ra khắp nơi đã vượt ngoài phạm vi học thuật, nghiên cứu Nho học và tư tưởng của Khổng Tử. Họ không che giấu tham vọng biến những viện này thành phương tiện truyền bá văn hóa Hán tộc. Câu hỏi đặt ra là: Viện Khổng Tử đó có đúng là phương tiện của một cuộc xâm lăng văn hóa không? Nếu đúng như vậy, khả năng nó sẻ xâm hại đến nền văn hóa Việt chúng ta đến đâu?

Mục đích của cuộc xâm lăng mà chúng ta đang nói đến là đồng hóa về văn hóa - phong tục, nô dịch về tâm hồn – trí tuệ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ không còn “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta…”, không còn áo dài, không còn ca dao, không còn mẹ VN, em gái VN, chàng trai VN… Khi đó, Hịch tướng sỹ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều,.. sẽ thành những ký ức nhạt nhòa… Chúng ta sẽ trơ trọi, lạc loài và bơ vơ ngay trên chính quê hương mình!

Để nhắm tới mục đích đó, “kẻ xâm lăng” sẽ trưng bày ra những cái hay, cái tốt để thuyết phục “nạn nhân”. Dần dà, tạo thành một quán tính “hay”, “tốt đẹp” với bất kỳ thứ gì mà “kẻ xâm lượt chìa ra”. Cuối cùng, “nạn nhân” tự chối bỏ chính mình để đón lấy “ân điển” từ “nền văn hóa vĩ đại duy nhất”!

Giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa và tiếp thu tinh hoa phù hợp là sứ mệnh của mỗi dân tộc trong hành trình của mình trên quả đất này. Nhiều nền văn hóa đang nổ lực cho hoạt động đó. Các viện học thuật, nghiên cứu được xem như phương tiện, cầu nối hữu hiệu trong giao lưu văn hóa của thế giới văn minh này. Viện Goethe của Đức, Hội đồng Anh, Học viện Cervantes của Tây Ban Nha… là những phương tiện nhân văn như vậy. Thế tại sao Viện Khổng Tử lại gây cho chúng ta sự bất an?

Không chỉ Viện Khổng Tử này, mà hầu như tất tần tật mọi thứ có dán mác “made in China” đều gây mối nghi ngại cho chúng ta. Nguyên cớ từ lịch sử, bạo quyền phương Bắc đã hết lần này đến lần khác hà hiếp dân tộc ta. Cho đến giờ, “họ” chưa bao giờ hết dòm ngó cương thổ, tài nguyên, tinh túy… của nước ta. “Họ” thường có hành động ngang ngược và thâm độc đối phó với chúng ta… Dân ta không “dị ứng” mới là chuyện không tưởng!

Nói tiếp về cái Viện Khổng Tử, mới “mở màn” đã thấy những dấu hiệu bất thường rồi! Trong quan hệ ngoại giao quốc tế, ta thấy nguyên tắc được tôn trọng là “đồng cấp, đồng sự”. Việc tiếp đón phải tương xứng về cấp lãnh đạo, nội dung làm việc phải tương xứng thẩm quyền. Ông thủ tướng Ta tiếp ông thủ tướng Tàu là đồng cấp. Nhưng, bàn về cái Viện Khổng Tử thì xem ra hai ông đang đùa giỡn cho đỡ căng thẳng hay sao ấy chứ!? Đó là công việc của Bộ ngoại giao hoặc cơ quan chuyên trách về văn hóa, tức là công việc của “lính lác” mấy ông mà… mấy ông giành làm hết việc, lấy gì người ta làm! Ai cũng hiểu, không lẽ mấy ông to đùng không hiểu!

Tui thử “dịch” cái ý trong cách hành xử đó của thủ tướng Tàu ra là: “Bọn bây là học trò tao nhé, tao chỉ học gì là phải học đó… Tao biết, làm vầy mấy đứa trí thức “bản sắc” của bọn bây uất lắm… chúng sẽ chửi, sẽ biểu tình… he he… chúng cứ manh động đi, tới mức độ tội phạm thì gô chúng lại… Dần dần, sức kháng “Khựa” sẽ yếu dần, như hiệu ứng lờn thuốc đó! Sự “phục tùng” sẽ trở nên bình thường dần thôi… Nhớ là tao có bí mật…”.

Đó chỉ là sự suy đoán của tôi. Đã là suy đoán thì đáng ra tôi không nên suy đoán phần xấu về đối phương. Nhưng đây không phải là chuyện ứng xử phải phép của cá nhân, mà là chuyện liên quan đến khí tiết dân tộc, vận mệnh quốc gia! Ai cũng cho phép mình làm vậy cả. Những bất thường đó cộng với những thông tin từ thực tế hoạt động của các Viện Khổng Tử, chúng ta có cơ sở để “ngó ngàng cẩn thận” tới nó.

Đặt giả thuyết cái viện đó đúng là “nguồn nguy hiểm cao độ” đối với văn hóa của chúng ta, nó sẽ xâm hại tới mức độ nào là một vấn đề làm hầu hết các bậc trí giả của chúng ta bối rối. Vì dường như chúng ta chưa xác định đối tượng cụ thể mà nó tập trung “tấn công”. Tức chúng ta chưa nắm mạch lạc cụ thể những gì là “bản sắc văn hóa” của dân tộc ta. Chính thực trạng dằn vặt dai dẳng ấy đã làm cho nỗi lo của chúng ta lớn hơn khi xuất hiện mối nguy trên. Chẳng khác nào ta đang bảo vệ một bảo vật mà không biết cụ thể nó nằm ở đâu trong những thứ chung quanh, trong khi tên cướp thì đang bên cạnh! Thực ra, việc này không quá khó nếu chúng ta nhận thức đúng tầm quan trọng của văn hóa dân tộc sớm hơn, và đầu tư thích đáng cho sự nghiệp chăm sóc, giữ gìn, phát huy nó. Nhưng vẫn chưa phải là quá muộn để tiếp nhận kho báu truyền đời của cha ông!

Người ta thường hay đánh giá sai lầm “sức mạnh” bởi sự tác động của định kiến hoặc ảo tưởng về hình thức. Dân tộc Trung Hoa không phải quá mạnh như chúng ta nghĩ. Chúng ta đã từng nhiều lần “ăn miếng trả miếng” đích đáng trong lịch sử. Lịch sử Trung Quốc là một lịch sử của chia rẽ và thôn tính bằng máu và nước mắt. Họ từng đô hộ chúng ta, nhưng họ cũng đã từng bị nhiều dân tộc nhỏ hơn về hình thức đô hộ. Và giờ đây, trong lòng Trung Quốc có hàng trăm dân tộc; nhiều khu tự trị như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng…; nhiều thế lực đối kháng nhau; nhiều “tầng bậc” công dân hình thành do sự phân hóa sâu sắc trong xã hội… Chứ không phải là hình ảnh trung Quốc rộng lớn với dân cư hơn 1,2 tỷ người – đó khổng phải là một khối thống nhất như nhiều người vẫn nghĩ! Tiềm lực quân sự của Trung Quốc mạnh “áp đảo” các nước trong khu vực, nếu tính theo phép cộng đơn thuần. Đối với biển Đông, toàn bộ lực lượng hải quân của họ chẳng khác nào vài chiếc lá liễu trên mặt Hồ Gươm. Trên bộ, yếu tố tiết diện chiến trường sẽ vô hiệu phần lớn quân số của họ. TQ biết rất rõ điều đó, nên họ rất mạnh trong các chiêu trò khoa trương, hù dọa. Phải thừa nhận: họ giỏi tấn công tâm lý. Đặc biệt là các thủ đoạn “bắt vô hiệu” con người – cả những người tầm vóc! Có thể, nhận định trên của tôi là thuần lý thuyết và chủ quan. Nhưng chúng ta cũng không nên quá khiếp sợ “cái bóng” của láng giềng! Chúng ta không ai muốn phải đối đầu bằng vũ lực với TQ hoặc bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng tôi nằm lòng lời tiền nhân răn dạy: “… Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; Đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; Khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau. Ta thường Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; …  Dẫu cho Trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, Nghìn thây ta bọc trong da ngựa, Cũng nguyện xin làm” (Hịch Tướng Sỹ - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn).

Có một điều, theo tôi là hệ trọng! Đó là chúng ta phải phân định mạch lạc đâu là “địch”: không phải người dân lương thiện TQ, không phải những cán bộ lương thiện, những nhà văn hóa, những người trí thức tiến bộ… Mà là những kẻ có chủ nghĩa bành trướng xuống phương Nam. Hiện tượng “dị ứng” với “made in China” rất dễ làm chúng ta kích động thái quá hoặc không đủ tỉnh táo để xác định kẻ địch thật sự, và đẩy chúng ta vào thế đối đầu với cả những lực lượng mà chúng ta hoàn toàn có thể tránh! (Nếu tấn công vào hình tượng Khổng Tử, có thể chúng ta sẽ trúng ý đồ như thế của họ!)

Nếu TQ thật sự có ý định dùng Học thuyết Nho gia và tư tưởng Khổng Tử làm vũ khí xâm lăng trong văn hóa thì thật hài hước. Bởi những âm mưu, thủ đoạn cùng tham vọng của họ đi ngược lại với căn cốt của Khổng học. Sau khi Khổng tử qua đời, ngoài việc các “nhà Nho bất thiện”  và “phi Nho bất thiện” đời sau phá tinh thần Khổng Nho, Nho gia đã bị nạn kiếp lớn lần thứ nhất vào đời nhà Tần (Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò), nạn kiếp lớn thứ hai của học phái độc tôn trong cả một thời đại ngàn năm này là vào thế kỷ hai mươi (Đại cách mạng văn hóa vô sản ở TQ). Và giờ đây, giới chức TQ vẫn treo ông trên thập giá vô hình theo các cuộc trường chinh mới!

*
Do vậy, có người nhận định rằng: Khổng Tử chỉ thật sự bắt đầu chết sau khi ông qua đời. Tôi thấy sự vĩ đại đang tuẫn nạn trên thập giá vô hình đó. Còn có những thập giá vô hình khác đang chờ những nền văn hóa mê ngủ!

Tên gọi là Viện Khổng Tử mà mới “mở mắt” đã đối lập với điều cốt lõi trong tư tưởng Khổng Tử là “Chính Danh” rồi. Làm sao “ngôn thuận”, làm sao “việc thành”!

Quyền năng kỳ diệu của văn hóa tinh thần là chia sẻ vô hạn mà không hề bị chia nhỏ. Do đó, nó là kho tàng chung của nhân loại. Không ai đủ lý luận để nói khác đi được. Văn hóa có cách thức của văn hóa. Cách sống và chết của nó cũng không giống những quy luật vật chất. Nghiên cứu văn hóa để hiểu về dân tộc, về con người là việc tốt nhất giải trừ những nguy cơ xung đột bằng những phương cách man rợ.

Cuối cùng, xin phép dẫn lời GS Nguyễn Huệ Chi như là tâm tư chung của nhân sỹ trí thức nhã nhặn nhưng thẳng thắn: “Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về Khổng giáo trông đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để người Việt làm”.

N.K.G


28 nhận xét :

  1. Chả có cái gì mà CQ TQ cho thâm nhập vào VN là tốt đẹp cả.Từ thu mua rễ hồi,rễ tiêu,lá điều,tôm cá,móng trâu,móng bò,khoai lang,đỉa đen đỉa trắng,đem vào thịt thối cá chết,chất độc trong phích sữa...đều không ngoài mục đích phá hoại mọi mặt làm cho đất nước mình suy yếu dần dần phụ thuộc vào họ rồi một ngày nào đó trở thành chư hầu của họ.Để đạt được mục tiêu nhanh chóng và phòng chống tư tưởng trỗi dậy phản ứng của nhân dân,họ lợi dụng tư tưởng cầu an của lãnh đạo nước mình nhằm có cơ hội mở học viện KT để xâm lăng,đồng hóa và tiêu diệt ý thức dân tộc trong nhân dân.Mọi người cần nêu cao tinh thần dân tộc phản kháng mạnh mẽ việc làm trên để bảo vệ một nước VN hoàn toàn độc lập và tự chủ trường tồn dân tộc VN về mọi mặt,đừng vì một vài miếng mồi mấy triệu đôla mà Lý Khắc Cường câu nhử

    Trả lờiXóa
  2. Học viện Khổng Tử này có chiêu sinh không hở ông NKG? Khi nào tiêu chuẩn cán bộ để đề bạt ngoài thạc sỹ, tiến sỹ...phải có bằng của cái Học viện này nữa thì mới lo. Còn đã hơn 4000 năm rồi mà thế hệ sau như anh, tôi... đã có ai bị "nhuộm" đâu mà lo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẻ anh Ngọc không thấy được cái sâu xa của vấn đề rồi.

      Xóa
    2. Học trò, Sinh Viên VN dốt Sử nước nhà vì nền Giáo dục không đặt trọng tâm vào 4000 năm Lịch sử, mà hình như Sử Việt chỉ mới hình thành đây thôi, từ ngày có đảng, những bậc Anh Hùng Cái thế thì ít, mà phần nhiều chỉ là những Anh Hùng cá nhân bị....xịt chó vô gai, xúi con nít ăn cứt gà sáp, hy sinh để cho những đồng chí khôn ngoan hơn, sống sót và vinh thân phì gia. Nhưng suy nghỉ kỹ, 1/4 của 4000 năm đó, chính là 1000 năm bị bọn Tàu đô hộ, cho dù có đáng mừng 1 điều là chúng ta chưa hoàn toàn bị đồng hóa 100%, nhưng nhiều khi suy nghỉ cho cùng, dân ta cũng đã bị Tàu hóa phần lớn, hãy nhìn thật kỹ vào những sinh hoạt thường ngày chung quanh xem....Từ thuần phong, mỹ tuc, hủ tục, văn hóa, sinh hoạt, thờ cúng.... sặc mùi Tàu quá nhiều. Rửa sạch mùi Tàu này, cho dù tích cực cũng mất cả nhiều thế hệ với điều kiện đất nước ta thật sự độc lập , có chủ quyền công với 1 nền Giáo dục đứng đắn. Tôi thích Triết Học Đông Phương, nhưng với Khổng Tử tôi chỉ Kính trọng chứ không chuộng, và vì là lớp dân lao động bình dân, nên có lẽ chúng tôi sẽ chẳng có đủ điều kiện để vào Học viện này Học tập và nghiên cứu, có khi Học thuyết này cũng lổi thời rồi, nhất là với VN chúng ta, thời này người ta không cần những anh quân tử tàu, chỉ thích ra ngõ....gặp anh hùng, hoặc là những anh mập ú, phì nộn, biết làm giàu, cho dù là làm giàu bất nhân trên xương máu, nổi khổ của người khác.... Ôi VN, quê hương tôi .

      Xóa
  3. Chúng ta không thích Trung Quốc, nhưng cùng đừng quá cực đoan. Chúng ta mở cửa kinh tế thì cũng nên mở cửa văn hóa. Khổng Tử đã để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng hay. Giả sử nếu Khổng Tử không phài sinh ra ở Trung Quốc thì chúng ta có chống viện Khổng Tử không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vấn đề không phải chống viện nào văn hóa nào mà là chống bành trướng Bắc Kinh

      Xóa
    2. Thằng trung cộng sử dụng Khổng tử với mục đích chính trị ,rỏ ràng bọn đểu cáng khốn nạn .Người Việt đã hấp thu văn hóa Khổng giáo cả ngàn năm nay nên không lạ gì khổng tử và càng không phải chống giá trị của Khổng giáo ,mà là chống bọn bành trướng bắc kinh đang mưu ma chước quỷ đưa VN vào tròng để khống chế .Nhưng người Việt không phải dân tộc dể bị lừa .Giá trị của khổng giáo thì vẩn hoan nghênh, nhưng lòng căm thù bọn tàu bành trướng thì vẩn giử nguyên không mẻ một tí nào .

      Xóa
    3. "Giả sử nếu Khổng Tử không phài sinh ra ở Trung Quốc thì chúng ta có chống viện Khổng Tử không?": Đương nhiên là KHÔNG! Vì nếu Khổng Tử không phải là người Trung Quốc thì tư tưởng của ông ta sẽ khác! Ông ta là người Trung Quốc, nên ông ta mang bản chất thâm độc, tráo trở và bành trướng của bọn Tàu. Bạn không phải người Việt Nam hay sao mà bạn không hiểu bản chất bọn Tàu?

      Xóa
    4. "Chúng ta không thích Trung Quốc":
      Bạn đừng có mơ hồ, lẫn lộn! TRUNG QUỐC LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP, chứ không chỉ là "không thích"!

      Xóa
    5. Bạn nặc danh cố tình không hiểu ý người viết, tôi thấy người viết vẫn kính trọng Khổng Tử chỉ cảnh giác việc thành lập viện Khổng ở Vn thôi. Vĩ nhân bất kỳ quốc gia nào cũng được nhân loại tôn thờ chỉ ngại mỗi điều bọn lục lâm thảo khấu mượn tiếng của họ để trục lợi. Đức phật là một ví dụ, mấy ai dám phủ nhận người nhưng bọn lợi dung danh hiệu của người thì quá nhiều có đầy đủ mọi thành phần từ các quan tham lại đến bọn thầy đồng thầy cúng thầy tu, các tà thuyết của chúng them that vào nhiều đến nỗi những người dân lương thiện chẳng còn biết thế nào là đạo phật nguyên chất nữa?

      Xóa
  4. Tôi nghe tivi đọc là Đại học Hà nội chứ đâu là Đại học Quốc gia Hà Nội. Phải hỏi lại xem.

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam chịu ảnh hưởng của Khổng giáo gần cả nghìn năm, nhưng chống Tàu thì người Việt Nam vẫn là số một, và luôn luôn là như thế.
    Việc lập Viện Khổng Tử (VKT) trong khuôn viên một trường Đại học theo tôi là không đáng ngại lắm, vì sinh viên VN đủ ý thức về việc này. Việc xây cứ xây, còn có vào để nghiên cứu hay không là việc khác (đành rằng cần có người nghiên cứu vì thuần túy khoa học). Do đó, tôi không đáng lo lắm với cái VKT này. Có chăng, vì lãnh đạo VN hiện nay, một phần lệ thuộc Bắc Kinh nên phải nghe, phải làm theo yêu cầu, một phần cần tiền nên chiều lòng chúng nó.
    Trong bao lâu nữa, cái VKT đó sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng khi chế độ này thay đổi.

    Trả lờiXóa
  6. Tâm lý chống Trung Quốc có ở tất cả các dân tộc xung quanh Trung Quốc. Tâm lý đó được hình thành qua hàng nghìn năm phải chịu sự đe doạ của người Trung Quốc, đó là đặc điểm sinh học phát triển theo điều kiện xã hội, nên việc quá khích chống Trung Quốc cũng dễ hiểu. Thuyết Khổng Tử có thể hình thành ở nước khác không ?- Không thể có ! Vì thực ra không thể có xã hội nào có đủ điều kiện để hình thành thuyết Khổng Tử - ngoài Trung Quốc, vì thuyết Khổng Tử có tác dụng là tạo nô lệ về mặt tư tưởng, phục vụ mục đích trị dân của chính quền phong kiến Trung Quốc (đất nước Trung Quốc hình thành qua quá trình xâm chiếm và đồng hóa nên thuyết Khổng Tử có tác dụng tốt trong việc trị dân, giảm thiểu sự phản kháng).

    Trả lờiXóa
  7. Hoan nghenh y kien cua Giao su Hue Chi

    Trả lờiXóa
  8. nó nguy hiểm vì nó nằm ngay trong trường đại học VN. nó không chỉ có nhiệm vụ " trao đổi " văn hóa như viện Goethe. nó đồng hóa . chiếm lĩnh.nó là cuộc xâm lăng khác

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nghe cứ như âm binh Tàu nổi lên...

    Trả lờiXóa
  10. Vì sao chúng ta bất an lo ngại như bị ấn một thứ gì "ghê sợ" vậy? Chính là chúng ta cảm thấy thứ này đẩy bật chúng ta ra khỏi gốc rễ Mẹ Việt Nam. Không lo lắng sao được khi ngày nào đó con trẻ chúng ta có thể nói: Khổng Tử là ông tổ của chúng em (!)

    Trả lờiXóa
  11. Các bác cứ khéo lo , U 50 , U 60 ... bây giờ không khoái tư tưởng Khổng Tử nửa rồi , tư tưởng phương Tây thoáng hơn ( và đặc biệt là khoa học và dân chủ . Còn các U nhỏ hơn lại chẳng ảnh hưởng nhiều bởi ông này.

    Trả lờiXóa
  12. Cái chết là ở chỗ này đây ! hỡi các nhà thông thái:"Cứ để yên xem sao ?vì đầu giường đã có con dao ?"

    Trả lờiXóa
  13. Cái chuyện là như thế này đây. Có một nhà có mỗi sào vườn ở cạnh một nhà có những một mẫu. Nhà có vườn to đề xuất, anh trồng một bụi tre kỉ niệm tại vườn nhà tôi và tôi sẽ trồng một bụi tre hữu hảo tại vườn anh. Thật là bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đồng ý cái rụp. Thế rồi bụi tre vườn một sào nó lơn lên ăn hết nửa vườn, khô xác, không trồng được gì nữa. Còn bụi tre nhà môt mẫu làm nên cái bóng mát, đặt chõng ngủ ro ro.

    Trả lờiXóa
  14. Ngu chịu hết nỗi rồi!

    Trả lờiXóa
  15. Ông bà chúng ta ngày xưa dùng chữ Hán để làm văn tự của nước nhà, cho đến đầu thế kỷ 20. nhưng ông bà chúng ta không bị đồng hóa bởi chữ Hán, tuy dùng chữ Hán, nhưng phát âm theo cách phát âm Việt Hán, người Tàu nghe nhưng không hiểu gì hết, phát âm đúng như xưa ông bà ta gọi đó là "cổ-học" vì thế người xưa giữ được nước, mà còn phát huy sự yêu nước một cách mãnh liệt,
    Ngày nay học chữ Hán, không học Tứ Thư, Ngũ Kinh, lấy đâu mà nói học luân lý Á Đông, Khổng Mạnh đã bị Mao Đồng Chí hất xuống bùn dơ rồi, chính phủ Cách Mạng VN cũng hất Khổng Mạnh lâu rồi, còn chi là linh thiêng nữa mà học cho mất sự tiến hóa của loài người tiến bộ.

    Ngày nay học Chữ Hán viết theo lối giản thể, phát âm theo âm Quan Thoại, tức là tiếng Tàu, thì có còn gọi là Cổ-Học của VN nữa đâu, mà chữ Hán rườm rà có 244 bộ, rất dễ quên lại khó đọc khó viết, lại có lối thảo thư, không quen đọc nhìn vào như nhìn trong bụi tre gai chẳng biết đâu mà mò, hơn nữa tiếng Tàu không phải là tiếng quốc tế, cho con em mình học, phí bỏ thời gian vô ích, mà chẳng giao tế được với ai, để thời gian mà học chữ Anh, đi vào bất cứ quốc gia nào cũng giao tiếp được, có phải tốt hơn không ?

    Trả lờiXóa
  16. Tôi được biết rằng có nhiều câu nói của cụ Hồ là nhắc lại ý Khổng Tử ,tuy nhiên học thuyết của Khổng không hoàn toàn tiến bộ ,ví dụ dùng đức trị thay pháp trị ,có gì như sự lừa dối ..Nhưng HVKT là nhằm truyền bá văn hóa TQ mà văn hóa TQ là nền văn hóa lớn ,thế thì như ý kiến vài bạn ở trên ,thì cũng tốt thôi .ĐIỀU TÔI THẤY BẤT AN LÀ CÓ THỂ DẦN DẦN NÓ LÀM CHO MỘT BỘ PHÂN KHÔNG NHỎ DÂN TA QUÊN RẰNG TQ ĐÃ CƯỚP HOÀNG SA ,MỘT PHẦN TRƯỜNG SA ,MỘT PHẦN ĐẤT ĐẤT Ở PHÍA BẮC CỦA TỔ QUỐC TA .

    Trả lờiXóa
  17. Có khi nào cái bằng của học viện này là 1 trong những tiêu chí để xét đề bạt công chức đảng

    Trả lờiXóa
  18. Thành lập Viện Khổng tử ở Manila quảng bá văn hóa Trung Quốc có thể giúp tạo ra quyền lực mềm, nhưng khi mà Trung Quốc hăm dọa Philippines về quyền sở hữu dải đá ngầm Scarborough, viện Khổng tử có ích gì ? Viện Khổng tử sẽ thành lập ở VN là áp đặt từ trên xuống nhằm củng cố quyền lực mềm. Nhưng khi Trung Quốc lăm le xâm phạm biên cương bờ cõi của nước ta, viện này chả có ý nghĩa gì. Những giá trị cao cả phải từ dưới lên, từ tính nhân văn do XHDS tạo ra, người TQ đối xử với nhau tàn tệ, vô cảm như thế, thuyết phục được ai. Nên viện này chỉ tuyển chọn cán bộ của Đảng cầm quyền đi học để đủ chứng chỉ đề bạt mới có học viên thôi. A mô di đà !

    Trả lờiXóa
  19. Mấy ngày vừa qua nhiều trang viết về vấn đề này, nhưng do bị chặn nhiều nên khó còm quá, hôm nay có ý này xin gửi bác.
    Nhà văn Lưu Hiểu Ba có bài viết "Hôm qua con chó nhà tang, hôm nay con chó gác cửa" do Phan Trinh dịch đăng trên pro&contra ngày 22/11/2012. Nếu có thể mong bác Diện có thể đăng lại bài này cho mọi người tham khảo, dưới đây là đoạn trích:
    [Và giáo sư Lý kết luận:
    “Sau khi đọc Luận ngữ, tôi thấy tốt nhất không nên đặt Khổng Tử lên bệ thờ, cũng không nên dìm ông xuống bùn, mà chỉ nên nói rằng ông rất giống Don Quixote.”
    Qua việc phản đối nạn sùng bái thần thánh và khát khao truy tìm sự thật với thái độ không mị dân, giáo sư Lý đã góp phần đả phá truyền thống thần thánh hóa Khổng Tử đã kéo dài suốt hơn 2000 năm nay. Ông viết:
    “Trong cuốn sách này, tôi muốn giải thích cho độc giả rằng Khổng Tử thực ra không phải là một vị thánh. Vị Khổng Tử mà các hoàng đế tôn sùng từ triều đại này qua triều đại khác không phải là Khổng Tử thật, mà là một Khổng Tử “nhân tạo”. Khổng Tử thật không phải là thánh, cũng chẳng phải vua, cũng không là “nội thánh ngoại vương” [trong thánh, ngoài vua] gì cả… Khổng Tử chỉ là người, một người xuất thân bình dân, luôn tin rằng kẻ sĩ cổ đại (những “quân tử” đúng nghĩa) đã định ra chuẩn mực mà mọi người nên noi theo để đối nhân xử thế; một người yêu chuộng những gì cổ xưa, học hành chăm chỉ, không nản chí; một người thầy tận tụy, không mệt mỏi truyền đạt văn hóa người xưa và khích lệ học trò học tập kinh sách cũ; một người không có chức, cũng không có quyền – chỉ có học vấn về đạo đức – nhưng dám can ngăn kẻ cầm quyền; một người đi tứ xứ du thuyết, lao tâm thay cho kẻ cai trị, liều mình khuyến dụ người cải tà quy chính; một người nhiệt tình, ước mơ khôi phục đường lối nhà Chu để thiên hạ thái bình; một người luôn bị giằng xé, hoang mang, nay đây mai đó, giống hành trạng của một con chó vô chủ, lang bạt, không có nhà để về. Đó là Khổng Tử thật.”]

    Còn đây là một đoạn chú thích:

    [[4] Đoạn nói về “chó nhà tang” được Tư Mã Thiên ghi trong Sử ký như sau:
    “Khổng Tử đến nước Trịnh, thày trò lạc nhau. Khổng Tử đứng một mình ở phía đông cửa thành. Có người nước Trịnh bảo Tử Cống:
    - Ở cửa phía đông có một người trán giống Nghiêu, cổ có vẻ Cao Dao, vai ông ta giống Tử Sản, nhưng từ lưng trở xuống thì kém vua Vũ ba tấc, có vẻ băn khoăn lo lắng như con chó ở nhà có tang.
    Tử Cống nói thực với Khổng Tử. Khổng Tử mừng rỡ cười mà rằng:
    - Hình dáng bên ngoài là việc vụn vặt, nhưng nói “giống như con chó của nhà có tang” thì đúng làm sao! Đúng làm sao!”
    (Trích Sử ký – Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch và giới thiệu, NXB Văn Học, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, trang 163-164)]

    Trả lờiXóa
  20. chính quyền hiện nay họ đã chịu phép của Trung quốc rồi thì việc thành lập và quảng cáo cho cái viện Khổng tử sẽ được nhà nước Viẹt Nam tích cực làm.
    Nếu chúng ta sợ sự bành trướng thâm nhập qua đường văn hóa của Tàu thì mình phải vận động mọi người, nhất là giới thanh niên sinh viên đừng hưởng ứng mọi sinh hoạt, mọi ban phát của cái viện Khổng tử đưa ra. Chắc chắn là bọn Tàu sẽ tung tiền ra ban phát nhiều ân sủng để chiêu dụ! Số người bị tiền tài, danh lợi của bọn Tàu làm mờ mắt, mua chuộc nhiều hay ít tùy thuộc vào tinh thần dân tộc có còn trong tâm thức người Việt hay không?
    Nếu tất cả cùng đồng lòng tẩy chay các sinh hoạt, dự án của cái viện Khổng tử đưa ra thì chúng ta không còn phải lo đến chuyện xâm lược, đồng hóa văn hóa Tàu. Mong lắm thay!

    Trả lờiXóa