Kính
thưa Chủ tịch Quốc hội;
Kính
thưa các vị đại biểu.
Nhân dịp Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tôi xin đề đạt mấy ý kiến về điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” như sau:
Nước ta là nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân.
Trong thời kỳ vận động cách mạng bí mật dưới ách thống trị của thực
dân Pháp Đảng đã nêu khẩu hiệu “Đọc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cầy”
nhân dân, nhất là nông dân tràn đầy hi vọng, theo sự lãnh đạo của Đảng
làm nên cách mạng tháng 8/1945.
Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1953, Đảng thực hiện giảm tô,
tiếp theo chia công điền cho nông dân nghèo. Con em nông dân phấn khởi
tự nguyện đi bộ đội giết giặc, (lúc chưa có luật về nghĩa vụ quân sự)
hăng hái đi dân công tiếp tế chiến trường, chúng ta mới có chiến thắng
Điện Biên Phủ.
Năm 1955, cải cách ruộng đất, 1956 phát hiện sai lầm nghiêm trọng,
Hồ Chủ tịch tự phê bình công khai đứng ra xin lỗi dân, Tổng Bí thư
Trường Chinh từ chức, sửa sai, ruộng đất vẫn là tư hữu.
Sau khi hoàn thành Độc lập thống nhất chúng ta chủ trương xây dựng
XHCN theo mô hình Stalin, nên Hiến pháp năm 1980 mới ghi “đất đai thuộc
sở hữu toàn dân”.
Do mô hình XHCN Stalin không thích hợp, kìm hãm sản xuất, đời sống
nhân dân khó khăn, cộng với đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo nên Liên
Xô tan rã, cả hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ. Điều đó chứng tỏ XHCN kìm
hãm xã hội phát triển, không hiện thực, vậy chúng ta vẫn giữ “đất đai
thuộc sở hữu toàn dân còn có ý nghĩa gì?
Chính cái điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước
đoạt, rất vô lý đã là một nguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực.
– đất đai của người dân do ông cha để lại hoặc tích cóp mua được không còn là của mình nữa, rất vô lý, gây bức xúc.
– là một nguyên nhân quan trọng đẻ ra tham nhũng tràn lan. Chính
quyền từ cấp xã trở lên đều có thể nhân danh “nhà nước” cấp đất, thu hồi
đất, bán đất làm giầu.
– có thể nói là tội ác khiến bao gia đình nông dân mất nguồn sinh sống thành cầu bơ cầu bất.
– là nỗi oán hận chứa chất trong lòng dân, làm mất lòng tin vào
lãnh đạo và chính quyền, nếu tiếp tục có thể “tức nước vỡ bờ”, tiếng
súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo.
Tôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của
dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa
đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao
nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất
đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập
thể.
Được thế là công bằng, dân chủ, sẽ loại bỏ những tệ hại, tiêu cực
nêu trên đây, tạo được phấn khởi trong nhân dân, khôi phục được một phần
lòng tin của dân, góp phần ổn định xã hội.
Kính chào
Các đại biểu ội Quốc hội cũng đừng mũ ni che tai nữa. Đừng bất thính mà đắc tội với dân với nước. Sở hữu toàn dân là cái bong bóng lơ lửng trên không. Còn dân thì cần đất của chính mình để sinh sống. Đất từ thời khai hoang lập ấp đã có chủ, hà cớ gì mà nói là sở hữu toàn dân, mà cho nhà nước là đại diện chủ sở hữu. nhà nước là ai? là các quan chức với tư duy nhiệm kỳ sẵn sàng xẻ cái "toàn dân" đó ra mà chia chác cho đầy túi tham. Gần hết nhiệm kỳ thì lại "tận thu" cả những mảnh đất còn sót lại thông qua các dự án được gọi một cách mỹ miều là "công ích", "công cộng", là "phát triển kinh tế - xã hội"....
Trả lờiXóaHP muốn sửa gì thì sửa, đừng quàng cái sở hữu toàn dân lên cổ nhân dân nữa. Toàn dân đồng nghĩa với tước đoạt của dân.
CỤ GÓP Ý RẤT HAY, CỤ GIÁP KHI SINH THỜI GÓP Ý CŨNG RẤT HAY, NHƯNG KẺ PHÂN BIỆT ĐƯỢC HAY DỞ THÌ CÁC CỤ NHẦM !!!???
XóaLời kêu gọi thống thiết của vị tướng già
Trả lờiXóaliệu có làm thức tỉnh được những cái đầu còn đắm chìm trong sân si không.
Hoàn toàn nhất trí với kiến nghi của Cụ Ông Đại Đức Nguyễn Trọng Vĩnh. Nhưng kính thưa Cụ: nếu đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì Nhóm Lợi Ích ĂN GÌ ? !!!
Trả lờiXóaTôi ủng hộ ý kiến của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh!
Trả lờiXóaCảm ơn Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh!
Có thể nhiều ĐB quốc hội trong tâm trí cũng không muốn "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân " nhưng không dám phát biểu.nó giống như hành khách đi trên xe BUS ...>một điều của việc quy định "đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân "vì sợ "tư bản phát triển>nên tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa ""sở hữu toàn dân 'thì điều gì xảy ra trên đất nước ta mấy năm qua đã rõ >chẳng những "bọn tham nhũng trong nước hoành hành ,nông dân mất đất ..mà còn người ngoại quốc thừa cơ lũng đoạn kinh tế ,tư tưởng và văn hóa .đất đai thuộc dở hữu tư nhân và có luật bảo vệ tài nguyên,bảo vệ quyền thừa kế ,cấm đầu cơ trục lợi .ddi đâu người Việt cũng nhớ về cội nguồn ,nông dân cũng vậy nhớ mảnh đất quê nhà ,hoặc khi thất cơ lỡ vận cìn trong chờ vào đât ...
Trả lờiXóaĐừng hy vọng vào những điều xa vời đấy bác Vĩnh ạ.xin hỏi bác.1,Những ai được hưởng đặc quyền,đặc lợi từ việc"đất đai thuộc sở hữu toàn dân"?.2,Những vị đang ngồi trong quốc hội là ai?.
Trả lờiXóaCái Quốc hội của VN thực ra cũng chỉ là một tập hợp những con rối của ĐCS VN mà thôi.
Trả lờiXóaCác bác cứ xem hết coi, có quốc gia dân chủ nào mà Thủ tướng, Chủ tịch nước (tương đương tổng thống) mà lại là đại biểu quốc hội không???? Rõ là trò hề!
Những tiếng nói của những nhân vật lão thành tắt dần . Từ cụ Đại Tướng mới qua đời , nay còn cụ Nguyễn Trọng Vĩnh thốt lên những lời ai oán ! Thế mà các nhà LĐ Đảng vẫn giả điếc làm ngơ ! Cho nên CQ vôi vàng vén cờ tang Võ Đại Tướng để đón khách quí . Khách quí hay ông chủ tương lai vênh váo đi vào nước ta ? Năm 1975 trước khi nước Mỹ cuốn cờ rút khỏi VN còn có binh sĩ đứng nghiêm chỉnh chào lá cờ sao sọc lần chót trên đất Saigon . Ngày nay ta cuốn cờ tang người anh cả của QĐND khi quan tài Người chưa rời sân bay NB đi về cố hương Quảng Bình, để rồi đến nay qua cơn mưa bão có ai biết mộ của Đại Tướng đã khởi công xây cất hay chưa ! Chua chát ! Chua cay !
Trả lờiXóaChừng nào Quốc hội chưa phải thực sự là của dân, mà chỉ là của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì chừng đó đừng có mơ "góp ý", với "kiến nghị", hay "viết thư" làm gì. Sẽ vô ích thôi ! Kính cụ có tấm lòng với đất nước, nhưng càng có tấm lòng với đất nước thì càng mâu thuẫn với ĐCSVN. Khốn thay !
Trả lờiXóaCụ nói rất đúng “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
Trả lờiXóaNhư thế mới là công bằng, dân chủ, sẽ loại bỏ những tệ hại, tiêu cực nêu trên đây, tạo được phấn khởi trong nhân dân, khôi phục được một phần lòng tin của dân, góp phần ổn định xã hội. Thay vì việc thu hồi và đền bù rẻ mạt như cướp trắng của dân như hiện tại, nếu “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể, thì sẽ không còn kẽ hở cho những " bầy sâu" lợi dụng chính sách để thu hồi tràn lan như hiện nay.Người dân sẽ có quyền góp vốn ( đất đai ) của mình vào các dự án khu công nhiệp... để có thu nhập lâu dài, ổn định chứ không chỉ nhận một cục tiền hôm nay tiêu sạch rồi ngày mai không biết sẽ ra sao...Vậy chúng ta vẫn giữ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn có ý nghĩa gì?
Thì dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của đảng toàn đảng, toàn quân, toàn dân tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa xây dựng vùng kinh tế mới. Đất nước đẹp giầu đâu cũng là quê hương, rừng vàng, biển bạc, có gì phải lo ???
XóaChính cái điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước đoạt, rất vô lý đã là một nguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực.
Trả lờiXóaTôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
Được thế là công bằng, dân chủ, sẽ loại bỏ những tệ hại, tiêu cực nêu trên đây, tạo được phấn khởi trong nhân dân, khôi phục được một phần lòng tin của dân, góp phần ổn định xã hội.
Thiết nghĩ đây là lời đề nghị hợp lòng dân nhất, còn các vị nghĩ sao??? Riêng tôi đề nghị các vị đầy tớ của dân hãy suy ngẫm và...
Cảm ơn lão tướng đã nói thay cho lớp con cháu chúng tôi. Đất đai tạo ra hình hài đất nước, đất đai là tài sản của con người cụ thể hoặc tổ chức cụ thể sở hữu. Chính vì " sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý" trong HP 1992 đã gây bao cảnh bất công và phẫn uất trong hàng vạn gia đình người dân, trên khắp cả nước. Sự thât đó đang phơi bày ngay giữa thủ đô Hà Nội như Dương Nội Hà Đông, Văn Giang Hưng yên, Bắc Ninh..Những oan ức của hàng vạn nông dân mất đất không còn đất sản xuất hoặc đền bù không tương xứng..Tiếng súng nổ phản kháng của Đoàn văn
Trả lờiXóaVươn, của Đặng văn Viết..vẫn còn vương khói súng.. sao Quốc Hội, BCH TW đảng vẫn phớt lờ, bỏ ngoài tai?. Nhà nước này còn của dân hay của nhóm lãnh đạo đảng và nhà nước?. Yêu cầu phải hiến định Đất đai phải do nhiều thành phần sở hữu : cá nhân, tập thể và nhà nước. Có như vậy mới ngăn chặn tệ nạn bọn tham quan mượn danh nghĩa nhà nước để cướp đoạt đất đai hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
tôi dồng ý vói đề nghị của bác nguyễn trong vĩnh đại biểu quốc hội hãy dũng cảm lên , nói đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dận./
Trả lờiXóacó thằng ăn cướp nào có lòng tốt trả lại khổ chủ những tài sản mà bọn chúng cưỡng đoạt?? có lợi nhuận nào béo bở hơn là đồ đi ăn cướp???
Trả lờiXóa+ việc nhờ vào lòng tốt của những kẻ cơ hội là điều không tưởng
Tôi đề nghị Quốc hội "trưng cầu dân ý" xem dân có muốn "đất đai thuộc hữu toàn dân" không? Mấy ông đại biểu quốc hội cứ tự cho mình là đại diện cho dân thì các ông bà sẽ hứng lấy "búa rìu" của người nông dân cho mà coi. Nói sở hữu toàn dân mà trước khi lấy (cướp) đất có hỏi dân có đồng tình hay không? Đểu!
Trả lờiXóaKính Cụ Vĩnh,
Trả lờiXóaCụ đã cao tuổi mà còn vắt tim vắt óc ra để thư từ gởi lên các vị đại biểu Quốc hội của ta. Chỉ tiếc là các đại biểu của ta chỉ được vài người dám nói, còn thì cứ ngậm miệng ăn tiền cả.
Người ta cố nghĩ, cố vặn vẹo để phản bác cái lý đúng của các trí thức. họ còn viện dẫn ra nào là hai mươi mấy triệu người góp ý, nào là đều đồng thuận sở hữu toàn dân. Toàn là bịp cả thôi. Góp ý như thế nào thi mọi người đều rõ. Phát cho người ta tờ giây, rồi họ ghi chữ đồng ý. Thế là đồng thuận. Đa số những người "đồng thuận" kiểu này họ chỉ đọc hai chữ HIẾN PHÁP thôi, còn nội dung ra sao thì họ đọc làm gì. Mà có đọc cũng chẳng hiểu nó như thế nào cả. Ghi "đồng ý" cho đỡ phiền phức.
Cụ Hồ làm HP 1946, ghi rõ quyền tư hữu tài sản của công dân được bảo đảm; HP sau khi được thượng viện thông qua phải đưa ra dân phúc quyết. Nay các ông lòe dân nói là kế thừa HP 1946. Xem ra chẳng có một câu chữ nào là kế thừa cả, mà làm ngược lại hết.
Nếu đưa ra dân phúc quyết thì chỉ cần ghi:
- Đồng ý sở hữu toàn dân (dân chỉ có quyền sử dụng)
- Đồng ý đa sở hữu (sở hữu nhà nước, cá nhân, tổ chức)
Người dân không đồng ý cái nào thì gạch bỏ cái đó. Đơn giản như thế, đỡ tốn công tốn của bao nhiêu mà họ không làm. Thử hỏi làm sao bảo dân tin cho được.
Nếu HP lần này lại đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì khóa sau lại phải sửa tiếp, sửa cho đúng với bản chất của quan hệ sở hữu, đúng với việc mua, việc bán chứ không chỉ "chuyển nhượng" như hiện nay. Vì các ông không quy định cho dân có quyền sở hữu nên phải né ra là chuyển nhượng.
Sở hữu toàn dân là sở hữu TOÀN QUAN . Thu hồi đất ,chuyễn mục đích sử dung ,rồi ban cho bọn buôn đất ,mà các quan gọi mỹ miều là NHÀ ĐẦU TƯ. Thu đất đền cho dân bèo bọt,bán cho bọn buôn đất, bọn này xé bán lẻ lên hơn 100 lần. Như ECOPAR đền cho dân 1m2 là 175.000đồng, bán 1m2 là 20 triệu đồng .Gấp 120 lần. THU HỒI ĐẤT ĐỂ BÁN lãi hơn buôn MA TÚY.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ và khâm phục sự dũng cảm của Lão Tướng trung thực, khảng khái , vì dân.
Bọn tham lam, xảo quyệt.....âm mưu cướp công lý, trước khi cướp đất , đã bị cụ Vĩnh chỉ tên, báo động.
Không ăn thua đâu chỉ là nước đổ đầu vịt. Cụ Vĩnh, cụ Giáp và rất nhiều lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước góp ý nhiều rồi, chỉ để cho dân biết cái xã hội đang tồn tại hiện nay thế nào thôi. Nhìn lại 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mùa hè năm 2011 và thời gian từ đó đến nay thì biết thì biết.
Trả lờiXóaTAO NÓI TRƯỚC NHÁ, LÀM GÌ CÓ XHCN, LÀM GÌ CÓ DÂN CHỦ. " THẰNG NÀO THA HÓA MÀ KHÔNG BẤM NÚT ĐỒNG Ý THÔNG QUA HIẾN PHÁP THÌ ĐỪNG CÓ TRÁCH, VÌ CÁC VỊ TRÍ NGỒI VÀ TRẠNG THÁI BIỂU QUYẾT HIỆN ĐƯỢC LƯU HẾT RỒI NHÉ" CẤM THẰNG NÀO GỢI Ý " BỎ PHIẾU KÍN, NHƯ THẾ LÀ THA HÓA CHỨ CÒN GÌ NỮA"! (abc123)
Trả lờiXóa