Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

GIỚI TRÍ THỨC KIẾN NGHỊ CHƯA THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP 1992 SỬA ĐỔI

 

Diễn đàn Lý luận phát triển: 
Kiến nghị chưa thông qua Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi

Lời giới thiệu: Diễn đàn Lý luận phát triển, hoạt động trong khuôn khổ của Viện Những vấn đề phát triển (VIDS) trực thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA), do ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội chủ trì. 

Thành viên của Diễn đàn này  hầu hết là các cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước như Trần Đình Hoan (đã mất), Đặng Quốc Bảo, Đặng Hữu, Vũ Quốc Tuấn, Thang Văn Phúc, Đặng Hùng Võ, Lưu Bích Hồ, Bùi Đức Lại, …

Diễn đàn họp thường kỳ mỗi tháng, thảo luận theo chủ đề liên quan đến phát triển và bảo vệ đất nước. Sản phẩm của các cuộc thảo luận là thông tin – tri thức cho mỗi thành viên sử dụng với tư cách cá nhân và thỉnh thoảng làm kiến nghị chung chỉ gửi cho lãnh đạo ĐCSVN và Nhà nước, không công bố rộng rãi. Lần này có lẽ là một ngoại lệ chăng?

Chu Hảo
________________________


   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gửi:
 -  BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 -  QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
 -  BAN CHỈ ĐẠO VÀ BAN BIÊN TẬP  SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN đã được thành lập hơn 3 năm. Trước những vấn đề hệ trọng của đất nước, các thành viên của Diễn đàn tham gia với tinh thần trách nhiệm, xây dựng  và có những ý kiến đề xuất cụ thể thông qua Viện Những vấn đề phát triển (VIDS).

Hơn 1 năm qua, chương trình sửa Hiến pháp 1992  đã là một trọng tâm trong  sinh hoạt  của Diễn đàn với nhiều chuyên đề nhằm tìm hiểu quá trình phát triển của Hiến pháp Việt Nam và đã góp nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi  – Diễn đàn đã tổ chức đối thoại trực tiếp với các nhà khoa học (có cả một số thành viên trong Ban biên tập). Qua đó đã khẳng định những giá trị có tính lịch sử và những giá trị pháp lý của Hiến pháp Việt Nam. Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là bước bản lề cho một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Do đó, chúng tôi muốn bày tỏ một lần nữa ý nguyện của DIỄN ĐÀN lên Trung ương một số ý kiến nhân dịp TW  họp có nội dung về Hiến pháp sửa đổi:

1.Về Lời nói đầu và những vấn đề chung: chúng tôi cho rằng nên đặt Hiến pháp đúng tầm  ở bộ luật  cao nhất. Do đó không chỉ giới hạn ở một khung lý luân chính trị của Đảng mà còn cần tiếp thu tinh hoa nhân loại … đó cũng  là tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ngay trong Hiến pháp 1946.

2. Về Thể chế chính trị, chúng tôi cho rằng trong quá trình phát triển và hội nhập, nền tảng và động lực phát triển không chỉ là liên minh một số giai cấp mà phải là Khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó Hiến pháp nên nêu cao nguyên tắc bình đẳng -  không nên thể hiện sự phân biệt thành phần,  giai cấp.

3. Về vấn đề Quyền con người và quyền công dân. Chúng ta khẳng định mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, … khẳng định các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, …biểu tình, …nhưng nếu vẫn diễn  đạt với mô thức: “theo quy định của pháp luật” thì  mặc nhiên các quyền trên sẽ là không khả thi và bị hạn chế.

4. Về quan điểm phát triển trong kinh tế, sở hữu toàn dân” là khái niệm chính trị, không tương thích với khái niệm pháp lý của Hiến pháp bởi vì “sở hữu toàn dân”  không  xác định ai là người có quyền thực sự  - dẫn đến tình trạng rất lúng túng trong quản lý như  thời gian vừa qua.  Không nên giữ quan điểm cũ phân biệt thành phần chủ đạo hay không chủ đạo. Điều này triệt tiêu động lực rất to lớn trong xã hội và khả năng hội nhập quốc tế toàn diện, giảm khả năng huy động các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước

5. Liên quan Luật Đất đai và các quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, những quan điểm gây tranh cãi như “thu hồi”, “thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội”… phải chăng nên cân nhắc , cần chặt chẽ hơn …phải ở cấp nào, mức độ  và có một tổ chức định giá độc lập… Trên thế giới, việc thu hồi đất để phát triển, không phải chỉ có đền bù 1 lần bằng tiền là xong  như ở Việt Nam. Bởi vì giá trị về đất đai  là loại tài sản đặc  biệt – là tài nguyên , việc đền bù phải bao gồm cả bồi thường tài sản và kèm theo đó là bồi thường sinh kế. Ý nghĩa của tài sản đặc biệt ở chỗ  là tài nguyên, đất đai còn là tư liệu sản xuất – có ý nghĩa sinh kế lưu truyền cho các đời sau…

Tóm lại, quá trình sửa Hiến pháp vừa qua cho thấy nhận thức về lý luận và thực tiễn phát triển được sâu sắc hơn: Nhận thức về quyền lực, về quyền con người, quyền cơ bản của  công dân và thể chế chính trị, kinh tế thực thi các quyền ấy –  đã đặt Đảng và Nhà nước ta đang đứng trước thử thách rất lớn, tình hình kinh tế xã hội đứng trước  những khó khăn có tính chất sống còn, “quyền làm chủ của người dân ở nhiều nơi còn bị vi phạm nghiêm trọng”  (Báo cáo tổng kết … 20 năm đổi mới).

Hiến pháp  là luật gốc, việc sửa đổi lần này nếu không có gì mới chung quanh những vấn đề nêu trên sẽ là thất vọng lớn với dân – NIỀM TIN, động lực phát triển  không còn nữa thì  sẽ rất nguy. Sự tụt hậu trên nhiều lĩnh vực kéo dài,  cộng với nhiều điều căn bản của Hiến pháp không có gì đổi mới thì chúng tôi cho rằng nên lui lại việc thông qua  trong thời gian này.  Với HIẾN PHÁP: Thà chậm mà AN TOÀN còn hơn là vội vàng, cố gắng thông qua sẽ để lại những hạn chế và  hậu quả  khó lường.

Hà Nội, ngày  30   tháng  9  năm 2013
DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN


Ý kiến nhận xét góp ý xin gửi về địa chỉ: nguyenvikhai@gmail.com 


 

26 nhận xét :

  1. Thực ra những vấn đề lớn có tính quyết định đến tương lai của đất nước trong thời kỳ hội nhập toàn cầu thì vẫn không thay đổi gì cả . Họ chỉ thay đổi những vấn đề vụn vặt làm sao không ảnh hưởng đến quyền lực bất biến và quyền lợi của nhóm nhỏ lợi ích chứ không phải vì sự phát triển của dân tộc . Một Hiến pháp phù hợp lòng dân , đó là một HP phải thực sự Dân chủ , mọi quyền lực đều phải là của dân do dân tạo ra và phục vụ dân tuyệt đối . Còn bản dự thảo HP sửa đổi lần này chỉ thêm mắm bớt muối không thể hiện một tí gì ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện phù hợp với nhân loại .

    Trả lờiXóa
  2. Tuyệt vời! đúng là Việt Nam nhân tài đời nào cũng có

    Trả lờiXóa
  3. Mong rằng Ông nguyên chủ tịch Quốc hội sẽ cho ý kiến về hiến pháp sửa đỗi ....Mong lắm thay

    Trả lờiXóa
  4. Như TBT Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Ba Đình ngày 26/9/2013, đại ý là : "Sửa đổi HP 1992 phải là cương lĩnh thứ 2 của Đảng". Qua đó thấy nhận thức của TBT về nguyên tắc lập Hiến nhầm lẫn và sai lạc . HP là đạo luật cao nhất của một nhà nước pháp quyền, là gốc của các đạo luật khác . Vậy mà TBT truyền đạt tư tưởng lập hiến lệch lạc, HP lại chỉ là cụ thể hóa cương lĩnh của đảng, lấy cương lĩnh của đảng làm căn cứ để soạn thảo HP. Hóa ra cương lĩnh đảng phái lại có giá trị cao hơn HP Nhà nước, đảng đứng trên Nhà nước sao?. Thế kỷ 21 đi vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, dân chủ hóa cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế kỷ của nhà nước pháp quyền dân chủ, mà TBT lại nói như thời chuyên chế độc tài và phong kiến thì sửa đổi HP 1992 sao được?. Kiến nghj tạm dừng chưa thông qua QH sửa đổi HP 1992 của VIDS là có trách nhiệm, đúng lúc, đúng tầm mức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các GS, TS giảng dạy lý luận về nhà nước và phap luật sắp phải soạn lại giáo trình rồi. TBT đã nói như vậy thì NQ của đảng là luật gốc, luật mẹ chớ không phải HP là luật gốc, luật mẹ đâu.
      Làm luôn theo thằng Tàu cho xong chuyện. Tàu nó không gọi là Điều lệ đảng, mà nó gọi là hiến pháp đảng đấy, HP do QH thông qua là HP diễn giải cái HP đảng đấy. Nhờ các bác giỏi tiếng Tàu đọc xem có đúng vậy không? Chứ văn bản Tàu nó dịch qua tiếng Anh, dịch từ Anh qua Việt là HP đảng các bác ạ. Em ngu nghĩ, không biết có đúng không?
      Nói như TBT thì mọi việc VŨ NHƯ CẪN thôi.

      Xóa
  5. Tổng bí thư chỉ là người đứng đầu của một đảng chính trị , một tổ chức chính trị hơn 3 triệu người , tuyệt đối không phải là người đứng đầu một dân tộc 90 triệu dân VN . Hiện nay 87 triệu người còn lại có rất nhiều người tài đức hơn TBT rất nhiều .

    Trả lờiXóa
  6. Hoan nghênh kiến nghị chưa thông qua HPSĐ của Viện VIDS ! Quốc hội cần lắng nghe những đống góp đúng đắn trên

    Trả lờiXóa
  7. Hoãn thông qua HP đến sau Đại hội đảng kỳ tới là thích hợp: các ông chóp bu thì có thể lấy cớ là chờ quyêt định của Đại hội, còn Nhân Dân thì tránh được một "việc đã rồi"!

    Trả lờiXóa
  8. Kiến nghị của các vị hoàn toàn chính xác. Tôi cho rằng các vị đã thấy rõ bản chất của vấn đề. Đất nước còn có các vị thì còn có niềm tin vào sự thay đổi . Xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  9. Không biết trong các đại biểu QH có mấy người có lương tri? Tôi mong các đại biểu QH hãy một lần sống thật với lòng mình, thật với nhân dân, thật với non sông, đất nước, đừng để nhân dân khinh bỉ các vị.

    Trả lờiXóa
  10. Sửa đổi hiến pháp và pháp luật về đất đai kỳ này, liên quan đến sự sống còn của ĐCS Việt nam . Song tôi tiên đoán với sự bảo thủ trì trệ, có hệ thống mang tính bản chất chắc chắn Hiến pháp và pháp luật về đất đai sẽ được thông qua nhằm dằn mặt và thách thức những nhân sĩ trí thức có tâm huyết với vận mệnh đất nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không chỉ là "thách thức những nhân sĩ trí thức" mà là chống lại ý dân, chống lại cả dân tộc này bạn ạ.

      Xóa
  11. Sẽ không có gì thay đổi nếu ĐCSVN còn tồn tại trên mảnh đất đau thương đầy nước mắt này

    Trả lờiXóa
  12. Sau 30 năm 1985 và tới đây 2015 sự vật vã trong sự kiện giá, lương , tiền mới có thể làm cho các nhà vạch định chính sách mới sang mắt

    Trả lờiXóa
  13. Hãy cố sống, cố chờ đợi, thắt lưng, buộc bụng đến năm 2015 để chứng kiến chu kỳ sau 30 năm câu nói của Lê – Nin lại hiện về ở đất nước này(Ngu si dốt nát cộng với nhiệt tình cách mạng trở thành kẻ đại phá hoại)

    Trả lờiXóa
  14. Họ không ngu! Thế mới chết!
    Nếu họ ngu thì chỉ cần chỉ ra cái sai là họ sửa (hết ngu). Đằng này họ rất biết họ đang làm gì, dân phản đối ra sao, thế giới phản đối thế nào... nhưng họ vân quyết làm! Tại sao? Vì họ làm, làm bằng được, bất chấp tất cả vì họ không muốn từ bỏ quyền và tiền!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sai lầm trong vụ CCRĐ với hơn 172 nghin người bi đấu tố chết và bao nhiêu gia đình tan nát, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, Đánh Tư Sản, vùng Kinh Tế Mới cũng là sai lầm ( nên đã phục hồi phần nào cho các nạn nhân) Hiến pháp thí mươì năm lại sửa 1 lần ( có sai mới sửa )... Đảng CS lãnh đạo đất nước đã sai lầm quá nhiều, nhưng quá tự tôn, quá duy ý chí nên không nghe lời của nhân sĩ trí thứ và lấy y kiến trung thục của người dân.... Rồi mai đây với quyết tâm với điện hạt nhân, boxit tây nguyên, phá rừng...đất nước minh sẽ đi đến đâu TNV

      Xóa
  15. Sẽ không có sự thay đỗi nào cả nếu chúng ta cứ gởi đơn " Thỉnh cầu " và " Kiến nghị "

    Trả lờiXóa
  16. ĐCS Việt Nam với khoảng 3 đến 4 triệu đảng viên trong tổng số 90 triệu dân, một tỷ lệ khá chênh lệch với số người không phải là đảng viên ĐCS. Ấy vậy mà họ tự cho họ có quyền quyết định cả tư duy của hơn tám chục triệu người. Hiến pháp do họ chỉ đạo thì không thể nói như ông TBT nói là tuyệt đại đa số đồng ý với dự thảo HP do Quốc hội sửa đổi (!) Bó tay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ còn tha chưa nói rằng "Hiến pháp nước CHXHCNVN được cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đồng tình ủng hộ" ấy chứ !

      Xóa
  17. Đại biểu quốc hội đều là đảng viên đcsvn. tổng trọng đã quán triệt rồi thì làm sao mà hoãn thông qua được.
    Mọi thứ vũ như cẩn thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Một kỳ họp dài nhất nhưng rồi cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cho quốc kế dân sinh.Chỉ gây thêm tốn kém cho ngân sách vốn đã rất èo uột mà thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Thì ra, Đất Nước ta vẫn chưa hết người có tâm huyết với Dân tộc.
    Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với kiến nghị của các vị. Nếu không thay đổi cơ bản, Đất Nước ta, Dân tộc ta vẫn tiếp tục cực khổ, chưa biết bao giờ ngẩng mặt lên và "sánh vai với các cường quốc 5 châu" được.
    Đã giải phóng hơn 30 năm, nếu thay đổi ngay sau 1975, chúng ta đã phát triển như Hàn Quốc bây giờ rồi...
    Nều các Đại biểu Quốc hội mà thông qua Dự thảo HP lần này thì coi như họ đã từ bỏ chức danh ĐẠI BIỂU của Dân.

    Trả lờiXóa
  20. Trước khi sửa đổi HP thì nên sửa đổi Tổng Bí Thư ĐCS VN. Khi đó mới còn hy vọng sửa đổi được HP theo hướng dân chủ hơn.

    Trả lờiXóa