Tọa đàm giới thiệu sách
VĂN HỌC CỔ CẬN ĐẠI VIỆT NAM – TỪ GÓC NHÌN
VĂN HÓA ĐẾN CÁC MÃ NGHỆ THUẬT
Diễn giả: GS. Nguyễn Khắc Phi, TS.
Đặng Thị Hảo, GS. Nguyễn Huệ Chi;
Điều hành: GS. Chu
Hảo
14:00, thứ Năm, ngày 19 tháng Chín năm 2013,
Hội trường L’Espace, 24
Tràng Tiền, Hà Nội
Cuốn sách là tinh tuyển các công
trình của GS NGUYỄN HUỆ CHI, do NXB Giáo Dục công bố tháng 4-2013, phản ánh một
cách đọc, hiểu và cảm của một người nghiên cứu chuyên sâu văn
học Cổ cận đại dân tộc trong 50 năm, được sắp xếp thành bốn phần, bám sát hệ
thống tư duy khoa học của tác giả.
Hai phần đầu, tiếp cận các hiện
tượng văn học, từ dạng thức văn bản (thơ, văn) đến gương mặt
văn, thi gia, trải dài mười thế kỷ. Truy tìm các “mã nghệ thuật” như những chìa
khóa và xoay quanh các thủ pháp diễn ngôn của từng nhà thơ nhà văn, người viết
cố gắng nắm bắt đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của các kiểu loại sáng tác và tư
tưởng thẩm mỹ của chủ thể nghệ thuật như những cá tính sáng tạo không lặp lại,
cũng không tách rời khát vọng tự do của những cái “tôi” cá thể cá nhân.
Phần thứ ba, tiếp cận các tiến trình
văn học, theo chiều hướng biến chuyển hết thăng đến giáng của chế độ phong
kiến, hoặc thông qua các chuyển động lịch sử bất thường có ảnh hưởng đến tâm lý
toàn xã hội như biến cố chống xâm lăng, giải phóng dân tộc, cùng với cả những
biến đổi tiệm tiến, sâu xa trong phạm vi vĩ mô của vùng văn hóa Đông Á có tác
động nhiều ít đến quan niệm thẩm mỹ chi phối văn học mỗi thời kỳ. Chú ý vạch ra
ở mỗi tiến trình một dấu mốc riêng của lịch sử văn học, trong đó, đằng sau biểu
hiện nghệ thuật, tinh thần dân tộc từng bước trưởng thành và rõ nét bản sắc.
Phần thứ tư, tư duy phương Đông và
một vài đặc trưng văn học sử, nhấn mạnh tính chất “khu vực” quy định phương
thức tư duy nghệ thuật đặt thù của văn học Việt Nam Cổ cận đại, tạo nên sự dung
hợp các nhân tố Nho, Phật, Lão, các phạm trù “động” và “tĩnh” cũng như quy luật
tiếp thu và thanh lọc thường xuyên qua lại giữa ngoại vi và trung tâm như một
chu trình diễn ra không ngừng trong mười thế kỷ sáng tác văn học.
Thông tin về diễn giả
GS. Nguyễn Khắc Phi nguyên Tổng biển tập NXB Giáo Dục,
là chuyên gia nghiên cứu văn học Cổ cận đại Trung Quốc.
TS. Đặng Thị Hảo nguyên Phó ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học,
chuyên nghiên cứu văn học Cổ cận đại Việt Nam, là người tuyển chọn và viết bài giới thiệu đầu sách.
GS. Nguyễn Huệ Chi nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Trưởng ban Văn học Cổ cận đại.
GS. Chu Hảo nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Giám đốc NXB Tri thức, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Thông tin về diễn giả
GS. Nguyễn Khắc Phi nguyên Tổng biển tập NXB Giáo Dục,
là chuyên gia nghiên cứu văn học Cổ cận đại Trung Quốc.
TS. Đặng Thị Hảo nguyên Phó ban Văn học Cổ cận đại Viện Văn học,
chuyên nghiên cứu văn học Cổ cận đại Việt Nam, là người tuyển chọn và viết bài giới thiệu đầu sách.
GS. Nguyễn Huệ Chi nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Trưởng ban Văn học Cổ cận đại.
GS. Chu Hảo nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Giám đốc NXB Tri thức, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Xin hỏi: Ai là những người được tham gia toạ đàm ?
Trả lờiXóaTất cả mọi người thấy cần tham dự dể nghe hoặc trao đổi bạn ạ. Càng đông càng tốt.
XóaAi cũng được hết miễn là đến cốt để nghe, vì muốn hiểu biết về văn hóa dân tộc, hoặc muốn góp ý cho cuốn sách.
XóaRất vui mừng vì các công trình khai dân trí của các học giả yêu nước.Đất nước VN ta hưng thịnh đều trông nhờ vào các vị chứ chẳng thể nào trông mong được thứ văn học định hướng nữa đâu.Cảm ơn các vị
Trả lờiXóaChúc mừng giáo sư Huệ Chi! những trí thức đáng ngưỡng mộ!
Trả lờiXóaCác nhà trí thức như những con ong cần mẫn làm tổ, sản xuất ra mật làm giàu cho văn hóa nước nhà. Nếu nhìn bằng khía cạnh kinh tế có khi chẳng thấy được cái đóng góp gì từ những cuốn sách của Gs Huệ Chi . Nhưng nếu ai đánh giá như thế thì thật thiển cận . Một nền kinh tế không có nhân văn sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm vì xây nhà bằng những khối bêtôn lạnh lùng để cho những sinh vật thiếu tâm linh trú ngụ . Những sinh vật thiếu tâm linh có khác gì những người gỗ, những robot ? Những công việc làm của các nhà trí thức như Gs Huệ Chi chính là làm giàu cho tâm hồn người Việt . Làm cho cái Việt Hồn thêm sức mạnh , nuôi dưỡng cái sinh khí cho tâm hồn Việt . Làm nên cái đặc trưng của Văn Hóa Việt , bón cho cây VH VN luôn xanh tốt, trường sinh . Cám ơn Gs Huệ Chi .
Trả lờiXóaĐúng đấy bác P.THƯỜNG DÂN NAM BỘ. Đọc hơn nghìn trang sách của GS. Huệ Chi, chúng ta được củng cố điều mà Nguyễn Trãi đã nói 500 năm trước:
XóaNhư nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu (...)
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần từng gây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy yêu mạnh từng lúc khác nhau
song hào kiệt đời nào cũng có
Rất tiếc là không được dự toạ đàm vì xa xôi quá, nhưng nhất định tôi sẽ tìm gặc các quý vị.
Trả lờiXóa