Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

ĐẾN KHỔ! Ở NHÀ THÌ LOA PHƯỜNG, RA ĐƯỜNG THÌ LOA GIAO THÔNG

Hà Nội: Hàng trăm triệu lắp loa tuyên truyền ở đèn đỏ

(ĐVO) - "Việc sử dụng loa phóng thanh tại các nút giao thông tuyên truyền cho người dân hướng đến đại đa số người tham gia giao thông chứ những người lái xe ô tô không cần đến những nội dung tuyên truyền này", Trung tá Nguyễn Văn Tài - Trưởng phòng Tuyên truyền, Phòng CSGT TP. Hà Nội nói.
Ngày 31/7, báo Đất Việt đăng tải thông tin Phòng CSGT Hà Nội sẽ lắp đặt loa tuyên truyền ở các chốt giao thông để phổ biến nâng cao ý thức người dân khi lưu thông trên đường đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của độc giả. 

Trung tá Nguyễn Văn Tài - Trưởng phòng Tuyên truyền, Phòng CSGT TP. Hà Nội đã có cuộc trao đổi giải thích rõ vấn đề này.

PV: Theo dự kiến trong tháng 8/2013, loa phát thanh sẽ được lắp ở 16 điểm giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội. Khâu chuẩn bị và kinh phí thực hiện quy định sắp tới này đã được triển khai như thế nào, thưa ông?.
 
Trung tá Nguyễn Văn Tài: Thực ra việc này đã được chúng tôi chuẩn bị từ đầu năm. Sau khi lấy ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau, tìm đơn vị thi công, dự trù kinh phí, các bước thực hiện, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể để trình lãnh đạo chính thức phê duyệt.
 

Việc này đã được tiến hành từ đầu tháng 6/2013, Phòng CSGT Hà Nội đã tiến hành lắp thí điểm ở 5 chốt giao thông, trong đó Ngã tư Phạm Hùng - Xuân Thủy, Ngã tư Chùa Bộ - Thái Hà đã đi vào hoạt động.

Bước đầu, kinh phí chi cho việc lắp đặt 5 điểm này hết vài trăm triệu đồng, chưa tính tiền thuê nhân công,  tiền hệ thống đường điện riêng, ống dẫn đối với điểm nút tại các chân cầu vượt, bố trí nhân lực...
 

Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ở 11 điểm khác nữa trong địa bàn TP. Hà Nội. Việc bao giờ hoàn thành còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác nên chưa thể khẳng định được bao giờ sẽ hoàn thành việc này.

Lái xe ô tô ở Thủ đô  không cần nghe tuyên truyền luật.
Lái xe ô tô ở Thủ đô không cần nghe tuyên truyền luật.

PV: Có ý kiến cho rằng, việc đặt các loa phát thanh tại 16 điểm chốt chỉ hướng được đến đối tượng là người đi bộ? Hơn nữa, những âm thanh phát đi phát lại nhiều lần giữa lúc chờ đèn tín hiệu có thể làm người tham gia giao thông mất tập trung, mất an toàn?
 
Trung tá Nguyễn Văn Tài: Hệ thống loa phát thanh được lắp theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nội dung ngắn gọn khát quát, dễ hiểu. Đồng thời chỉ phát ở khung giờ cao điểm ở buổi sáng, trưa, chiều và lúc có đèn đỏ nên sẽ thuận lợi cho phương tiện xe máy chứ không riêng gì người đi bộ.
 

Hệ thống phát thanh được điều chỉnh phù hợp theo từng điểm chốt. Tín hiệu đèn xanh, loa phát nhạc chờ không lời gây thiện cảm; khi báo đèn đỏ loa sẽ phát những thông tin về luật giao thông đường bộ.
 

Âm thanh phát ra vừa đủ nghe, rõ lời, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác nên không có chuyện người tham gia giao thông sẽ bị phân tâm vì việc này.
 
PV: Tại một số điểm giao thông cao điểm, tập trung nhiều phương tiện đi lại hiện nay, độ ồn đã cao gấp 1.18 lần. Hầu hết các điểm khác đều vượt tiêu chuẩn 1 đến 1.15 lần cho phép. Việc đặt loa phát thanh có ảnh hưởng đến một Thủ đô đang bị ô nhiễm tiếng ồn đáng báo động như hiện nay không, thưa ông?
 
Trung tá Nguyễn Văn Tài: Sau khi nghiên cứu, chúng tôi quyết định trong phạm vi nút giao thông có đường kính từ 100m đến 150m, loa phát thanh có công suất 25W tương đương với 50 DB (đề-xi-ben) vừa đủ tuyên truyền một nội dung đến người tham gia giao thông.
 

Vị trí lắp đặt loa phát thanh cách mặt đất 5m, cách bục chỉ huy giao thông khoảng 50m và cách hệ thống đèn tín hiệu giao thông 40m - 300m.
 

Hơn nữa, thời gian phát loa tuyên truyền chỉ tập trung vào giờ cao điểm, buổi sáng từ 7h - 9h, buổi chiều từ 16h30 - 1bh30.
 
PV: Theo ông, với công suất của loa như thế này, liệu những tài xế lái xe ô tô hay người đội mũ bảo hiểm trùm tai có thể nghe rõ những điều mà Phòng CSGT Hà Nội muốn tuyên truyền?.
 
Trung tá Nguyễn Văn Tài: Việc lắp đặt loa phóng thanh tuyên truyền luật ở các chốt giao thông khi có đèn đỏ là hướng tới đại đa số người dân tham gia giao thông ở Việt Nam.

Còn những người ngồi trong ô tô, đội mũ bảo hiểm trùm tai thì khó có thể tiếp cận được với việc tuyên truyền qua loa phát thanh này.
 

Thực tế trên địa bàn Hà Nội, có khoảng 65% đến 70% người dân di chuyển bằng xe máy xe đạp. Lượng người đi bộ cũng tương đối. Trong khi 30% còn lại được cấp giấy phép lái xe ô tô đều đã hiểu rõ các điều luật. Như việc kênh VOV Giao thông thì chỉ hướng tới những người lái xe ô tô chứ những người lái xe máy không thể nghe được.
 
PV: Nội dung tuyên truyền cụ thể người dân sẽ được nghe là gì thưa ông?
 
Trung tá Nguyễn Văn Tài: Nội dung tuyên truyền chúng tôi muốn hướng tới là tuyên truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước; Lên án mạnh mẽ những hành vi coi thường, vi phạm pháp luật gây bức xúc dư luận...
 

Chúng tôi sẽ chia nhỏ từng nội dung nhỏ nhất trong văn bản để phát trong thời gian nhất đụng ứng với thời gian đèn đỏ hoạt động, chỉ đến khi đèn đỏ xuất hiện thì loa phát thanh mới đọc các điều Phòng CSGT Hà Nội muốn tuyên truyền.
 

Nội dung tuyên truyền sẽ theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành ủy, thay đổi theo từng ngày, tuần, tháng, năm.
 
Xin cảm ơn ông!
Việt Thành - Thanh Hồng (Thực hiện)

Rồi họ sẽ phải dỡ bỏ thôi!
Lập dự án lên kiếm chút rồi sẽ bỏ mặc thôi!


12 nhận xét :

  1. "Còn những người ngồi trong ô tô, đội mũ bảo hiểm trùm tai thì khó có thể tiếp cận được với việc tuyên truyền qua loa phát thanh này",Giời ạ! Phải nói rang, đối tượng cần tuyên truyền chủ yếu là xe gắn máy, mà chạy xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm,mà "đội mũ bảo hiểm trùm tai thì khó có thể tiếp cận được với việc tuyên truyền qua loa phát thanh này",thì lắp đặt loa làm gì cho tốn tiền của Dân? À d9ugn1 rồi! TIÊN SƯ CÁI ANH TÀO THÁO (CSGT HN) này,"cao cơ" that. Ý CSGT Hn muốn đề nghị bỏ qui định đội mũ bảo hiểm trong nội thành đây mà! TÔI ỦNG HỘ VIỆC LẮP LOA TUYÊN TRUYỀN CỦA CSGT HN VÀ BỎ QUI ĐỊNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM TRONG NỘI THÀNH, VÌ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM TRONG NỘI THÀNH KHÔNG CẦN THIẾT VÀ KHỐN KHỔ.

    Trả lờiXóa
  2. Từ xưa đến nay, cái loa phường vẫn là đặc sản . . . của miền Bắc XHCN!!!

    Trả lờiXóa
  3. Thằng bé nhà tôi khi về thăm VN, khi dì nó hỏi về cảm tưởng sau ba ngày ở Sài Gòn, trả lời: "Ở Việt Nam cái gì cũng thiếu. Đi đường ăn xong cây kem, muốn vất cái que cũng không tìm ra được một cái thùng rác để vất. Nhưng có hai cái không thiếu: bảo vệ và khẩu hiệu dọc đường. Bảo vệ thì chỉ thấy ngồi một chỗ đọc báo và hút thuốc, còn khẩu hiệu thì dài thế kia (đúng ra là nó dùng chữ "wordy" - nhiều chữ vô ích) thì có muốn đọc cũng không có giờ mà đọc."

    Bây giờ thêm cái "loa giao thông" nữa!

    Thằng bé còn nói thêm một câu thế này, "They have no concept of noise pollution." (Họ không có ý niệm gì về sự ô nhiễm do tiếng ồn.")

    Nghe thì đau lòng, nhưng nó nói đúng, không cãi được!

    Trả lờiXóa
  4. Ở Tokyo, Nhật Bản cũng có hệ thống loa công cộng. Nhưng tôi làm việc ở đó 5 năm, chỉ nghe thấy tiếng loa hoạt động dúng một lần ở khu phố tôi ở.
    Số là, tối hôm đó vợ chồng tôi cùng con trai (8 tuổi) đi xe đạp đến nhà người quen cách nhà độ 3 km. Mỗi người đi một xe (kể cả cháu). Đến khoảng 10h00 chúng tôi ra về. Vì đã nhiều lần đến chơi nơi này, nên cháu nhà tôi nhanh nhảu đạp xe đi trước, chúng tôi nhẩn nha đạp theo. Về tới nhà không thấy cháu đâu, chờ tới hơn 10 phút vẫn chưa thấy cháu về. Chúng tôi khá lo lắng, mặc dù biết rằng ở Tokyo, an ninh rất tốt. Chúng tôi quyết định đến trạm cảnh sát khu vực thông báo và nhờ tìm kiếm. Ít phút sau, hệ thống loa trong khu vực phát thông báo tìm kiếm (mô ta hình dáng cháu, khu vực, cung đường cần tìm...).
    Hệ thống loa công cộng ở ta hiện nay, tôi chỉ thấy có một thông tin duy nhất được cập nhật là trong khu dân cư ta sống hôm nào đó xuát hiện thêm nhà thơ mới. Cũng hay.

    Trả lờiXóa
  5. Không sao ,thêm nhiều loa nữa thì VN vẫn thua Triều Tiên ! VN đứng hàng thứ 2 trên thế giới về loa !

    Trả lờiXóa
  6. dân chủ ở nước ta là thế đấy.
    không muốn nghe cũng phải nghe.
    Ở nhà, ở chợ, ở ngoài đường.
    làm như thế mới đúng là THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN.
    Chán như con Gián

    Trả lờiXóa
  7. Một ông ở chỗ tôi đề nghị: "Các cháu học sinh ôn thi hoặc học bài cần yên tĩnh, người đi làm về cần có phút nghỉ ngơi, đề nghị loa phường chỉ đưa tin thật sự cần thiết". Hôm sau họ mang loa tổ bố đến lắp chĩa thẳng vào nhà ông ấy.

    Trả lờiXóa
  8. Lắp loa to tiếng - RẤT CẦN.
    Nhưng dân giả điêc cố tình không nghe.
    Còi to, vẫn cứ phớt lờ.
    Lại còn lạng lách, trêu đùa công an.
    Lại còn cản trở nghênh ngang.
    Lại còn lắm chuyện làm càn khó coi.
    Truyền thông nhắc nhủ nhiều rồi
    Tăng cượng phạt nặng những người không nge.
    Cứ đánh "cái túi " cho què
    Đường thông, hè thoáng mới nghe lời người
    Loa nhiều chỉ điếc tai thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Hệ thống loa truyền thanh hiện nay ở nông thôn ngoại thành Hà Nội đang là một thứ rác văn hóa, gây ô nhiễm tiếng ồn Bạn cứ thử tưởng tượng các buổi sáng mùa hè yên bình ở nông thôn bỗng bị phá tan bởi tiếng loa công cộng từ lúc 5 giờ 30 phút sáng, khi nhiều người còn đang ngủ say trong cái mát mẻ của sáng mùa Hè. Họ bị tra tấn bởi các thông tin như đặt vòng tránh thai, xuất tinh ngoài âm đạo, quảng cáo điện thoại...

    Trả lờiXóa
  10. ...Sống ở vn bây giờ là...sống...QUA LOA... ( không thực )

    Trả lờiXóa
  11. Thế thì cho hỏi, cùng ở một góc đường bên đènn xanh thì nghe nhạc, bên đèn đỏ thì nói in ỏi, ông chạy ở giưa ,loa kèn rần rộ thì nghe được bên nào đây?

    Trả lờiXóa
  12. Thực ra sự khủng bố của hệ thống (nước ta mặt trái nào cũng thành hệ thống chứ không đơn lẻ) ở HN và SG là nhẹ hơn nhiều so với ở nông thôn và bán nông thôn, nhất là ở các thị trấn.
    5g kém 15 sáng, nếu là mùa đông thì hãy còn tối om, nếu là mùa hè thì đã tang tảng sáng nhưng nhiều người cần tranh thủ ngủ vì bị hành suốt đêm nóng nực rồi (nông thôn lấy đâu ra điều hoà), ấy thế mà tiếng nhạc hiệu Đài tiếng nói VN phát qua loa truyền thanh của huyện, xã làm chấn động tất cả các "cơn mơ hoa". Dân chúng phải nghe trọn ven chương trình Đài TNVN, toàn những thứ đâu đâu, kể cả bồi dưỡng lý luận Marx - Lenin. Cho đến 6g thì phát chương trình địa phương. Buổi chiều lại bắt đầu từ 5g. Chương trình địa phương thì ngoài tin tức, phổ biến thông tư, nghị quyết, có "thơ", có "tuỳ bút" của các "nhà thơ", "nhà văn" cấp phường, nghe như đấm vào tai. Khổ hết chỗ nói. Một hồi ông bạn tôi là trưởng phòng văn hoá huyện, phụ trách món này, tôi phong cho hắn là "trùm khủng bố".

    Trả lờiXóa