Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

VIỆT NAM CÓ TRỞ THÀNH BẢN SAO CỦA ZIMBABWE?

Đoàn Minh Sơn

Đến hẹn lại lên, thời gian này, vấn đề xăng dầu, điện, nước... lại trở thành chủ đềđược đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm. Một cụ già trời nóng chẳng dám bật điều hòa vì sợ tốn điện, một em bé thường ngày được bố mẹ đưa đón bằng xemáy, nay phải tự đi bộ đến trường. Và còn rất rất nhiều những vấn nạn khác nữa được đưa ra bàn tán từ công sở cho đến quán cóc ven đường... 

I. Phí chồng phí

Vâng, vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là tình trạng lạm phát. Chính phủ có vẻ như năm nào cũng đưa ra những quyết sách để kìm hãm lạm phát tăng với tốc độ phi mã. Không phải là chuyên gia kinh tế, cũng chẳng cần phải là những nhà xã hội học, người dân lao động phổ thông cũng cảm nhận được cuộc sống của mình như thế nào, khi miếng cơm manh áo kiếm được dựa trên những đồng tiền mồ hôi nước mắt, mà giá cả thì cứ liên tục nhảy múa một cách bất thường, mất kiểm soát.

Ngày nay, đứa trẻ từ khi mới còn ở trong bụng mẹ hay khi được sinh ra đã phải dùng đến nguồn sữa bổ trợ từ bên ngoài, tức là không phải sữa mẹ, sữa sản suất trêndây chuyền công nghiệp. Nhưng, giá sữa theo từng năm cứ tăng vù vù, nhiều năm liền, trong khi các cơ quan hữu quan liên ngành vẫn còn đang bận “họp” để tìm ra giải pháp, thì những người có thu nhập thấp vẫn phải bớt ăn, bớt mặc, bấm bụng mua sữa cho con.

Lớn ên, khi trẻ bắt đầu đi học, đến khi học đại học, ngoài việc tăng học phí theo từng năm, gia đình các em còn phải đóng cả những loại phí giời ơi đất hỡi khôngcó trong quy định của Bộ.

Ốm đau bệnh tật, người dân lại phải đối mặt với nỗi lo tăng viện phí, thuốc men, nhiều người bệnh vẫn còn cơ hội tồn tại trên thế gian, nhưng do nghèo quá mà đành gạt nước mắt ra viện sớm, chấm dứt nợ đời…

Rồi phí cầu đường, phí lưu hành khi tham gia giao thông, lệ phí thi, lệ phí xét tuyển… vô vàn các loại phíđè đầu cưỡi cổ người dân, với lời giải thích “hợp lý”: Nộp phí là yêu nước!

II. Nguy cơ tiềm ẩn

Xăng dầu, điện, khí đốt lànhững đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến lạm phát, bởi nó sản xuất ra những mặthàng thiết yếu trong cuộc sống, từ hàng gia dụng cho đến đồ dùng cao cấp. Điệntăng 2 lần trong tháng 6, xăng dầu cũng lặp lại 2 lần trong tháng 6, gas cũngđã “nhảy xổ” lên tăng giá cho “bằng anh, bằng em”. Bộ Công Thương nói trên Vietnamnet: “tăng giá xăng 2 lần trong tháng 6 là phù hợp với nhịp độ của thếgiới!”

Không tăng trưởng dần đều nhưngười anh em: xăng, điện, khí đốt, “chị” vàng thì lại tỏ ra quá ư đỏng đảnh,tăng giảm theo đồ thị hình sin. Trong vòng 1 tháng, từ ngưỡng trên 40 triệuđồng/lượng đã tụt dốc không phanh xuống còn 34 triệu đồng/lượng, báo chí giậttít: “vàng rơi tự do”, “vào viện tâm thần vì cơn điên của vàng”, “công chức bỏviệc đi mua vàng”… tiền vàng đang gây náo loạn trên thị trường, từ đó ảnh hưởnglớn đến tiền đồng và tình trạng lạm phát lại có thời cơ để bùng nổ.

Người thu nhập cao có thểrủng rỉnh với túi tiền mình kiếm và chi tiêu hàng tháng, nhưng tầng lớp thunhập thấp là cảm nhận được rõ nhất, họ bắt buộc phải cân đong đo đếm, phải làmđộng tác “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”, không thể ăn ngon mặc đẹp, mà chỉcó thể cố gắng làm cho cuộc sống gia đình mình ăn no mặc ấm.

Thời buổi này, đừng tỏ vẻkhinh thường người đàn ông nào mua bán thứ gì mà cò kè bớt một thêm hai, bởitính cách chỉ là một phần, cuộc sống tạo ra tính cách con người, điều ấy có lợinhiều cho cuộc sống chứ không phải là hình ảnh bên ngoài.

Có khi nào bạn đặt câu hỏi:Những đồng tiền Việt Nam sau thời kỳ đổi mới như 100 đồng, 200 đồng, sắp tới là500 đồng vì sao biến mất? Vì cuộc sống đã không “chấp nhận” sự có mặt củachúng. Còn những đồng tiền USD trị giá thấp như 1 - 2 USD vẫn còn nguyên giátrị, dưới chúng là những đồng cent từ 1cent – 100 cent (giá trị thấp hơn đồng1USD) vẫn được đông đảo người dân Mỹ và các quốc gia khác tiêu dùng. Bởi chínhsách tiền tệ và sự điều chỉnh giá cả thị trường, sự điều chỉnh xuất – nhập khẩu,cung - cầu, cơ cấu ngành nghề, bất hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát tăng nhanh. Khôngcó sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi lạm phát như Zimbabwe. Đã cóthời điểm, người dân Zimbabwe dù có mang số tiền của mình lên đến 14 tỷ đô laZimbabwe cũng không thể mua được một món hàng, bởi đô la Zimbabwe đã bị ngườitiêu dùng bài trừ, và chỉ có thể mua bán bằng ngoại tệ. Cứ cho là một sự tưởngtượng viển vông, nhưng đến khi lạm phát ở Việt Namchạm ngưỡng như Zimbabwe,tôi sẽ không còn sốc.
                                                                                                                         4/7/2013


9 nhận xét :

  1. Việt Nam sẽ không là bản sao của Zimbabwe ! Vì Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh lãnh đạo ! Lại thêm có chế độ dân chủ gấp vạn lần so với chế độ tư bản !!! Đoàn Minh Sơn chỉ được cái "nói dại", hãy xin lỗi đảng đi . Vì, như Nhà thơ Tố Hữu đã viết : " Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt. Đảng ta đây xương sắt, da đồng.", Hơn nữa. mọi việc của đất nước, của nhân dân đã " CÓ ĐẢNG và NHÀ NƯỚC LO !". Đoàn Minh Sơn hãy yên tâm đi ! Nếu cứ theo đà xuống dốc không phanh của tình hình chính trị-kinh tế-xã hội như hiện nay thì sớm muộn gì Đất nước Việt thân yêu của chúng ta sẽ tự hào là MỘT TRONG NHỮNG NƯỚC PHÁT TRIỂN ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI TÍNH TỪ DƯỚI LÊN !!! , đến khi đó sẽ chẳng còn ai kịp sốc chứ không riêng gì Đoàn Minh Sơn ! Thân ái chào Bạn !.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết chính xác vô cùng-người dân nghèo chúng tôi đang thấp thổn lo từng ngày từng ngày!

    Trả lờiXóa
  3. Tiền kim loại thì dân không xài, người bán hàng không thu. Tiền mệnh giá nhỏ 100, 200, 500, 1000 nay thành 100 ngàn , 200 ngàn , 500 ngàn . Từ lâu người dân gọi 1000 là 1 đồng . Vì 100 ngàn , 200 ngàn, 500 ngàn là 100, 200, 500 chữ ngàn ít nhắc tới . Đồng tiền VN có vẻ giống tiền Zimbabuwe rồi đấy . Tuy vậy tiền polymer vẫn còn đẹp hơn tiền cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp . Hồi đó cũng xài tiền vạn trở lên chứ ai xài tiền lẻ mà mua được gì . Một dúm mắm tôm ăn với bánh đúc cũng phải cả vạn ! Mua bán gì cũng phải tiền gánh ! Một đồng Đông Dương hồi đó còn hơn 1 đô bây giờ !

    Trả lờiXóa
  4. chị Dậu bán cả chó lẫn con mới được có mấy đồng bạc.chứng tỏ tiền thời thực dân phong kiến còn giá trị hơn cả USD nữa ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  5. bó rau muống 1 triệu đồng vn , dân vẫn nghèo và khổ hơn

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam trở thành một Zimbabwe là tất yếu. Điều này xảy ra càng sớm càng tốt, vì sự thay đổi toàn diện, triệt để đến càng sớm càng tốt.

    Trả lờiXóa
  7. Một bà mẹ nhập viện cùng với một đứa con mang bệnh chỉ có với 20 nghìn bạc Việt nam Xã hội chủ nghĩa trong túi. Khốn thương thay.

    Trả lờiXóa
  8. (Nhìn hình trong bài)

    Phải chi tôi ở trong nước đế tôi hỏi "Bà ơi ! Bà buôn bán ở đâu để chúng cháu ghé mua dùm cho bà bó rau, bó cải mỗi ngày"

    Không lẽ người đi đường nhìn thấy vậy mà vẫn ngó lơ ?

    Trả lờiXóa
  9. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 15:14 8 tháng 7, 2013

    Với cách tiêu xài của Đảng và NN VN hiện nay thì hậu quả là VN là phiên bản của Zimbabwe . Nhân dân bị bóc lột bằng thuế má và các phí và phạt . Khó mà nghe thấy nói một quan chức nào nghèo . Một tỉnh xưa nay tưởng là nghèo như Quảng Nam mà quan chức mất trộm hàng trăm cây vàng, hàng trăm triệu lại không dám nói ra, không dám báo CA . Kê khai tài sản chỉ là trò đùa . Quan chức lớn của tỉnh Bình Dương nuôi thú hoang dã và quí hiếm cả chục năm nay, vói chuồng trại hàng chục, hàng trăn ha . Cứ coi nhà cửa , xe cộ, gia đình các quan chức cấp phường thôi dân đã thấy hết hồn . Có một đảng viên CS là công nhân một nhà máy ở Bình Thạnh , thông gia với 1 CT UBND Phường , anh ta thuê một phòng nhỏ của tôi để ở đi làm cho gần, nói khẽ với tôi , ông Ct nhiều nhà nhiều đất quá trời ! Tôi nghĩ anh ta nói thật, vì chẳng có gì để anh ta có thể hù tôi hay khoe với tôi. Đất nước nghèo để cho CB giàu , hết lớp CB này giàu đến lới kế tiếp giàu . NN mình xóa đói giảm nghèo cho CB mau nhất thế giới ! Có lẽ nó cũng khác Zimababwe ở chỗ này !

    Trả lờiXóa