Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

GS. Nguyễn Văn Tuấn: PHẢI THOÁT TÀU

Phải thoát Tàu 
 Nguyễn Văn Tuấn

Những sự việc gần đây như ngư dân VN bị Tàu tấn công nhắc nhở chúng ta rằng Tàu là cạm bẫy, là rủi ro. Các lãnh đạo VN, từ cấp thấp đến cấp cao, đều than phiền rằng mối quan hệ giữa VN và và China có quá nhiều cạm bẫy. Ấy thế mà các thế hệ lãnh đạo VN tiếp tục đưa VN vào quĩ đạo của Tàu. Những dấu hiệu dồn dập trong thời gian gần đây cho thấy nhà cầm quyền VN ngã về phía Tàu. Nói lịch sự như Alan Phan là "định hướng" Tàu. Nhưng người dân bình thường ít chữ nghĩ hơn thì nói dễ hiểu hơn: theo Tàu. Theo tức là chạy theo đuôi người ta. Theo Tàu là bắt chước và chạy theo đuôi Tàu.

Trước hết là một thắc mắc nhỏ về chữ “Trung Quốc”. Hiểu theo nghĩa thông thường Trung Quốc là “quốc gia trung tâm”. Nhưng nghĩa đằng sau có lẽ là trung tâm của thế giới, là middle kingdom. Nhưng có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”. Trước 1975, ở miền Nam chẳng có danh từ Trung Quốc. Nhưng sau này tự nhiên chữ Trung Quốc xuất hiện, và trở thành chính thức. Cách gọi đó cũng là một cách thần phục chăng? Tôi nghĩ cách thích hợp nhất là gọi họ là China, hay ngắn hơn là Tàu. Hai cách gọi này chẳng có ý xúc phạm họ và dứt khoát chẳng có ý nghĩa thần phục họ.
Ngày nay, phải thừa nhận rằng VN rất giống Tàu. Hình như cái gì Tàu có thì ta cũng có. Kinh tế thì rập khuôn theo Tàu, nhưng sau họ cả chục năm. Tàu có nhóm lợi ích thì VN cũng có. Tàu có phong trào “thái tử đỏ” thì VN cũng có nhưng qui mô nhỏ hơn. Tàu có tình trạng gian lận bằng cấp và gian dối khoa học thì VN cũng y chang. Ngay cả tên tờ báo (như Nhân Dân) mà cũng y chang như Tàu. Đồng phục quân đội cũng na ná giống Tàu, rất khó phân biệt. Sự rập khuôn theo Tàu phải nói là đáng kinh ngạc!

Càng kinh ngạc hơn về sự hiện diện của Tàu trên toàn nước VN. Hơn 90% (?) những gói thầu xây cất là của người Tàu. Mỗi công trình, từ cầu đường đến nhà máy,Tàu xây xong là một thảm hoạ cho VN. Báo chí VN đã từng đưa tin người Tàu ồ ạt sang VN làm công nhân và ở lại. Tôi kinh ngạc khi biết họ về tận các vùng sâu như U Minh (căn cứ cách mạng ngày xưa) lấy vợ và ở luôn trong đó. Vùng Tây Nguyên người Tàu đã có mặt trên 10 năm nay. Có những nơi thậm chí hình thành nhưng khu phố Tàu. Mới đây ở Vịnh Hạ Long hàng quán Tàu cũng xuất hiện làm cho người ta không biết đó là phố ở Tàu hay ở Việt Nam? Một điều trớ trêu là Việt kiều về thăm VN thì bị kiểm tra gắt gao (thậm chí theo dõi), còn Tàu vào VN thì … thoải mái. Tàu chẳng những vào VN mà còn định cư luôn ở VN, nhưng hỏi chính quyền thì người này đùn đẩy cho người kia.

Ở VN các bậc tiền bối đã từng hô hào "thoát Á luận" hay "thoát Trung luận". Người dân chẳng cần dấu diếm gì để gọi Tàu là kẻ thù của VN. Chẳng những là kẻ thù, mà quan trọng hơn là “kẻ thù truyền kiếp”. Đó là cách hiểu của phần đông người Việt. Cho đến ngay nay, kẻ thù truyền kiếp này vẫn xứng đáng với cách gọi đó, vì chúng còn đang gieo rắc đau khổ cho người Việt. Do đó, không ngạc nhiên khi các bậc tiền bối thuyết phục rằng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của Tàu thì VN mới cất cánh được. Ấy thế mà ngày nay VN đang ngã theo quĩ đạo của Tàu.

Dĩ nhiên, ngoài mặt thì nhà cầm quyền chối rất hăng: chúng tôi chẳng theo ai cả. Nhưng tín hiệu rò rỉ đây đó cho thấy không ít người đương quyền theo Tàu, hay thậm chí thờ Tàu. Một ông đại tá phó giáo sư nhắc nhở các hiệu trưởng đại học rằng Tàu và VN có cùng ông tổ: Mác Lê. Một quan chức ngoại giao chuyên về đàm phán biên giới cho rằng việc Tàu cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta như là ông anh cả phạt nhẹ thằng em nhỏ. Báo chí thì rất say sưa với những màn tuyên truyền về sức mạnh quân sự của Tàu, về sự hiện đại của Tàu, như hàm ý nói theo Tàu là đúng hướng. Đúng hướng hay không thì chưa biết, nhưng những viễn ảnh theo Tàu đã được bác Alan Phan vẽ ra trước đây, và phải nói là rùng rợn. Nếu theo Tàu mà không rùng rợn thì VN chắc cũng thê thảm.

Dân gian bây giờ truyền tụng câu "Theo Tàu thì mất nước, theo Tây thì mất đảng." Tây ở đây là Mĩ. Trong thực tế thì chúng ta đã mất một phần Thác Bản Giốc. Nghe đâu diện tích đất VN mất về Tàu tương đương diện tích tỉnh Thái Bình. Dân thì đồn đại mà Nhà nước thì im lặng. Sự im lặng của nhà cầm quyền càng tăng trọng lượng lời đồn mất đất. Còn mất biển thì chúng ta đã và đang thấy. Còn đâu câu nói giữ từng tất đất của tiền nhân. Còn đâu câu "hãy cùng nhau giữ nước". Rất khó “cùng nhau” khi người trẻ xuống đường chống kẻ thù thì bị đi tù.

Nhưng từ xưa đến nay, từ Âu dang Á, chưa có nước nào theo Tàu mà phát triển nổi. Tấm gương cụ thể nhất là VN. Trong và sau thời chiến theo Tàu mà đến nay thì càng lúc càng tụt hạng. Trước đó, Tàu đừng đô hộ VN, và chúng đã ăn cắp biết bao tài sản của VN. Chúng đã đốt sách của ta. Những dĩ nhiên trong thời gian dài đô hộ đó hai nước cũng có giao thoa văn hoá, tốt có, xấu có.

Ngược lại, hình như nước nào thoát khỏi vòng kiềm toả của Tàu, hay thoát khỏi tư duy Á châu thì khá lên thấy rõ. Tôi có lần nói chuyện với giới trí thức Nhật, và họ cho biết rằng Nhật vẫn xem Tàu là “đàn anh”. Dù xem là đàn anh, nhưng Nhật rất khinh Tàu. Người Nhật cũng sớm thoát ảnh hưởng của các tư tưởng Tàu, sẵn sàng du nhập tư tưởng phương Tây từ rất lâu, và chúng ta đã thấy Nhật trở thành cường quốc như thế nào. Một “kẻ thù” của Nhật là Hàn Quốc, nhưng khác với Tàu, người Nhật có vẻ kính nể người Hàn. Hàn Quốc cũng vứt bỏ Tàu để làm bạn với Âu Mĩ, và chúng ta thấy Hàn Quốc đang phát triển ngoạn mục.

Tàu dĩ nhiên từng có một nền văn minh sáng chói. Tàu cũng là một trong những cái nôi văn hoá lớn. Nhưng đó là Tàu của ngàn năm trước, chứ Tàu ngày nay thì chẳng có gì để chúng ta phải học. Dưới chế độ Mao, thay vào những nét văn hoá tinh tuý nhất là tinh thần quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi, là vô văn hoá, là lưu manh. Các quan chức Tàu khi ra ngoài hành xử như nhưng kẻ côn đồ thất học và vô văn hoá. Người Tàu ra ngoài cũng thể hiện cái cốt lõi bần tiện và man di của họ. Do đó, người ngoài, kể cả người Á châu, rất khinh Tàu.

Cá nhân tôi nghĩ VN cần phải thoát Tàu và ủng hộ những tư tưởng thoát Tàu. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Tàu là cạm bẫy, là mực đen; Âu Mĩ là ánh sáng (cũng có góc tối, nhưng nói chung là sáng hơn Tàu). Vậy thì lựa chọn đã quá rõ. Chẳng những thoát Tàu mà còn thoát Á (như Nhật vậy). Thoát Tàu không có nghĩa là chúng ta không chơi với họ. Thật ra tôi có nhiều bạn Tàu, học trò Tàu, nhưng chúng tôi duy trì tình bạn, tình đồng nghiệp, chứ dứt khoát không học cách ứng xử Tàu của họ. Ông bà mình có câu “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nếu mỗi chúng ta nhận ra những cái gì của Tàu trong đầu mình và cách làm của mình hàng ngày, và lọai bỏ chúng thì dần dần chúng ta sẽ có đủ momentum để thoát Tàu. Để nhận ra những thói đó chỉ cần đọc cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” thì biết ngay.
Nguồn: FB Nguyễn Văn Tuấn
 

30 nhận xét :

  1. Theo 1 bọn sẵn sàng cho xe tăng nghiến nát Đồng bào mình , những Đồng bào vắt từng giọt mồ hôi, nước mắt của mình để đóng Thuế nuôi cả cái chính quyền ấy, theo bọn ấy là học tập theo đuôi chúng nó, tôi và những người Việt nam chân chính không bao giờ muốn nhìn cái cảnh xe tăng nghiến nát Đồng bào mình ngay trên đất nước Việt nam của mình

    Trả lờiXóa
  2. Thực chất chỉ có một con đường đó là tự cường: không theo Tàu mà cũng chẳng theo Tây. Có chăng Tây, hay Tàu chỉ là đối tác cùng có lợi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự cường là một điều lý tưởng. Nhưng trên thực tế, một nước nhỏ phải làm đồng minh với một nước lớn để đối kháng với một nước lớn khác. Làm đồng minh với Tàu thì lợi bất cập hại. Lịch sử nước ta đã chứng minh điều đó.

      Xóa
  3. Có một quy luật mà ông Masson người Pháp đã chỉ ra cho Việt Nam: đó là mỗi lần chúng ta giành độc lập thì Việt Nam lại càng xích lại gần Tàu hơn. Các bạn cứ thử soi xét lại lịch sử xem có đúng vậy không. Càng "độc lập" thì càng bị ảnh hưởng của Tàu mạnh mẽ hơn. Than ôi!

    Trả lờiXóa
  4. Không nghĩ rằng GS Tuấn còn trẻ thế, cảm ơn GS nhiều. Rất tự hào về GS!
    Làm mấy câu thơ từ khi sáng, chưa biết đặt vào đâu, nhân đọc bài của GS, xin được comment vào đây vậy.
    Không quên cảm ơn TS Diện nữa!
    MẤT ĐÂU RỒI KHÍ PHÁCH VIỆT NAM ƠI?

    Ta yếu hèn bởi vì ta quỳ gối
    Mặc cho người cưỡi cổ, đạp lên vai
    Mất đâu rồi khí phách Việt Nam ơi
    Đâu rồi tinh hoa mấy nghìn năm dựng nước?

    Xưa Ải Nam Quan, Vị Xuyên, Bản Giốc…
    Những tên làng, tên đất thuộc về ta
    Và ngoài kia là quần đảo Hoàng Sa
    Không để một phân vào tay phương Bắc.

    Vì đâu hôm nay Việt Nam để mất
    Đâu bọn Việt gian bán nước cầu vinh?
    Chỉ mặt ghi tên cho thật phân minh
    Để muôn dân đời đời nguyền rủa.
    14.7.2013

    Trả lờiXóa
  5. Nhật Bản đáng để cho chúng ta học hỏi khi họ dứt khoát ăn Tết Tây (Dương lịch) để cắt hẳn cái đuôi China. Tôi đồng ý không gọi Trung Quốc nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải rồi, chỉ nên gọi là (giặc) Tàu, như ông bà ta từ xưa đến nay vẫn gọi vậy.

      Xóa
  6. Ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thoát Tàu nhưng lại tận dụng rất ngoạn mục những cơ hội thân Tàu.Nếu hôm nay không tính đến chuyện thoát Tàu thì khả năng này ngày càng khó thành hiện thực.Tại sao những nước nhỏ như Extonia, Latvia, Litva dân số chỉ từ vài đến dăm triệu, ở sát nách Nga mà thoát khỏi Nga dễ dàng như thế? Suy cho cùng chỉ tại "quyết tâm chính trị" của các nhà lãnh đạo chưa cao.

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn lại lịch sử thế giới , chưa nước nào theo Tàu , theo Nga mà ngóc đầu lên được hết , đúng vậy . Tại sao 15 nước trong liên bang xô viết tan rã và độc lập chỉ trong 1 năm , và ngày nay chỉ có Ukraina và Belarus còn thân Nga , và hai nước này vẫn đang bơi trong vòng lẩn quẩn không phát triển được . Còn Myanmar đang tích cực thoát Tàu rất nhanh trong 2 năm nay , và cơ hội phát triển nhanh của họ ai cũng thất rỏ . có nước nào trên thế giới dùng xe tăng tàn sát hàng ngàn đồng bào mình như sự kiện đẩm máu Thiên an môn năm 1989 mà không hề ghê tay như Tàu . Thế thì làm sao mà việt nam không nhanh chóng thoát Tàu , vì sao ? Còn việt nam thì than ôi ...! Lịch sử việt nam sẽ ghi rõ tội lỗi của những kẻ đã làm đất nước lụn bại và chia rẽ hơn bao giờ hết .

    Trả lờiXóa
  8. "Nhưng có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”." ===> giáo sư có sự nhầm lẫn rồi ạ, người Hàn cũng gọi như vậy "Chung-kuc" (Chung = Trung, Kuc = Quốc)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không muốn gọi là Tàu thì gọi là Trung cộng để thay cho cái tên Trung quốc
      Chữ Trung cộng tự nó đã nói lên ý tưởng chế diễu và khinh bỉ

      Xóa
    2. Tàu nào cũng là Tàulúc 11:11 15 tháng 7, 2013

      Tôi gọi chúng là Tàu cộng để phân biệt với Tàu Đài Loan,Tàu Hồng Kông.

      Xóa
    3. Cứ gọi Trung Quốc bình thường đi. Trung Quốc, người ta nghe tên này cũng đã chán ngay mà!

      Xóa
  9. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 22:19 14 tháng 7, 2013

    Còn CS Tầu, còn CSVN . CSVN thoát ly Tầu thế nào được ? CS Tầu bao vây VN tứ phía rồi. Thoát đường nào ?

    Trả lờiXóa
  10. Lúc nào đất nước theo Tầu là lại đem cho dân tộc bao cay đắng, cùng cực như thời CCRĐ đã phá hủy nền tảng văn hóa dân tộc, biến đất nước thành những đau thương do chính người Việt gây nên. Rồi bao người dân nghèo hy sinh nhân mạng để cầm súng Tầu, Nga để làm bia đỡ đạn phục vụ cho con đường bành trướng của mình. Thời bình thì cả dân tộc chết bởi TQ đầu độc đủ thứ, thôn tính từ bên trong như mua đất, trúng thầu dự án, vơ vét khoáng sản. Chính quyền lợi ích cá nhân đặt lên trên hết, bỏ quên lợi ích quốc gia ra sức vơ vét tài sản, khiến cho đất nước nợ nần, ngu cơ mất nước đang đến gần.
    Ai là kẻ phản bội tổ quốc, đưa dân tộc chìm vào bóng đêm không lối thoát như ngày nay.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi cũng không ưa gì TQ và phần nào nhất trí với quan điểm thoát Tàu, theo Tây. Tuy nhiên, vì người viết là GS, là người làm khoa học nên tôi mạn phép góp ý một ý nhỏ chưa chính xác trong bài viết. Tác giả viết "Nhưng có lẽ VN là nước duy nhất trên thế giới gọi China là “Trung Quốc”". Điều này hoàn toàn sai. Nhật Bản cũng gọi China là Trung Quốc (tiếng Nhật là "Chugoku"). Tôi cho rằng việc thay đổi cách gọi không phải là giải pháp để thể hiện thái độ không theo Tàu. Tôi đang sống và làm việc tại Nhật Bản. Tôi có người bạn thân là người TQ. Chúng tôi hay đi shopping cùng nhau. Khi mua đồ, tôi luôn xem mác nơi sản xuất. Nếu thấy đề Made in China thì tôi thường bỏ xuống, không mua. Tôi nói rõ với bạn, cái này Made in China nên tớ không mua. Cậu cũng không nên mua, vì nó rất chóng hỏng. Bạn tôi cũng luôn đồng ý với ý kiến đó.
    Kể lể dài dòng như trên, nhưng tóm lại, ý tôi muốn nói rằng, như GS nói ở phần cuối, thoát Tàu là từ ý thức, hành động hàng ngày, và quan trọng là phải tích cực công khai thái độ đó của mình, cho dù đối phương là ai. Còn việc thay đổi tên gọi chính thức của đối phương, trong một số trường hợp, không phải là thái độ lịch sự, văn minh.

    Trả lờiXóa
  12. Lụy Tàu thì không bao giờ ngóc cổ lên đượclúc 05:35 15 tháng 7, 2013

    Thay đổi tên nước thành "Việt" hoặc "Cộng hòa Việt". Nên bắt đầu bằng việc tổ chức ăn tết chính thức dương lịch. Tết âm chỉ giữ lại và cho nghỉ 2-3 ngày. Hàng hóa TQ thì phải kiểm soát gắt gao, kiên quyết chỉ cho nhập những gì ta không sản xuất được. Hạn chế phim ảnh TQ, văn hóa phẩm TQ. Tổ chức đấu thầu quốc tế công bằng để tạo cơ hội cho các nhà thầu phương Tây. Kiểm tra hộ khẩu hộ tịch nghiêm túc tránh sự cư trú bất hợp pháp của người Tàu trên đất Việt. Đưa tin nhanh, kịp thời tình hình biển đảo, ủng hộ nhân dân lên tiếng bảo vệ Tổ quốc. ... chỉ cần vài thao tác nhỏ ấy thôi, nếu làm được, cũng "thoát" được rất nhiều rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tết Dương Lịch ngày càng được tổ chức ớ Việt Nam - đó cũng là một tiền đề hay cho việc thoát khỏi văn hóa Hán của ta.

      Xóa
  13. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 06:34 15 tháng 7, 2013

    Sau khi VNCH sụp đổ , dân miền Nam và cả thế giới nhìn xem hình thù VN sẽ là gì . Xem CS có thực sự đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc hay không ? Nhưng người miền Nam, trừ những người theo CS , phần lớn thất vọng. Còn thế giới ? Qua nhãn quan đài BBC, thì khối TB coi như mất VN, nhưng người ta vẫn cố tìm mọi cách để có thông tin về VN . VN sẽ theo mô hình nào ? LX hay TC ? Mới đầu là mô hình LX " Tiến mau tiến mạnh lên CNXH ". Mô hình này thất bại . LX sụp đổ . VN chơi vơi. TC nổi lên như một mô hình cứu tinh cho VN. Và từ đó ảnh hưởng của TQ cứ lớn lần , lấn at tất cả . Cho tới nay thì VN hiện ra giống TQ nhiều mặt và càng ngày càng giống TQ hơn . Đảng , CQ, quân đội, Kinh tế đề sang TQ tập huấn học hỏi thì làm sao không giống ? Không lẽ đi cưỡi ngựa xem hoa. Học thì phải hành , phải kiểm tra nữa .
    VN gắn bó với Tầu như thế làm sao gỡ ra ? Bàn tay lông lá của chú Chệt cứ ôm riết lấy VN. Nói cho ngay thì VN tự nguyện rơi vào tay Tầu, nhất là sau HN Thành Đô !
    Tuy thê cũng hãy còn cách là VN trừ bỏ XHCN, SĐHP, dứt khoát có HP Dân Chủ, có tam quyền phân lập, bầu cử thật sự tự do . Ít ra cũng như Myanmar thì hi vọng thế giới sẽ giúp VN thoát Tầu !

    Trả lờiXóa
  14. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng...Phải thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của tên du côn nhơ bẩn Tung Cẩu thì cánh cửa tương lai cho dân tộc mới có thể hé mở....!

    Trả lờiXóa
  15. Hỏi 86 triệu người VN chắc chắn có đến 85 triệu người đồng ý "thoát Tàu" , nhưng thoát như thế nào? Bằng cách nào? Đó mới là điều nên bàn.

    Trả lờiXóa
  16. "Cá nhân tôi nghĩ VN cần phải thoát Tàu".

    Ngày nào con bắt dân đi tù vì tội "chống Trung Quốc" thì chẳng thoát gì cả. GS Tuấn đã im lặng rất lâu chắc vì công việc và ông thường xuyên về VN.  

    Tuy vậy ông dùng chữ "thoát Tầu" thay cho thái đó khinh bỉ đối với sự hèn hạ của DCS cầm quyền.

    Trí thức phải lên tiếng, trễ còn hơn không.

    Trả lờiXóa
  17. BẠN Nặc danh01:08 Ngày 15 tháng 7 năm 2013, nói: "Còn việc thay đổi tên gọi chính thức của đối phương, trong một số trường hợp, không phải là thái độ lịch sự, văn minh".
    Mình đọc nỗi dung của Nặc danh01:08 thì mình mới nhận thấy rang câu kết comment của bạn là dành riêng cho người bạn TÀU (theo cách gọi của bạn là TQ). THẾ MỚI BIẾT QUAN ĐIỂM GIỮA HỌC VỊ GS VỚI NGƯỜI KHÔNG PHẢI GS CÓ KHÁC BIỆT. TÔI KO PHẢI GS.TS, NHƯNG TÔI ĐỒNG QUAN ĐIỂM VỚI GS. TUẤN. BỞI TÔI HIỂU QUAN ĐIỂM MÀ GS. TUẤN NÊU LÊN LÀ MỘT KHÁI NIỆM RỘNG...
    Đã thể hiện quan điểm thay đổi một cái gì đó rõ rang thì dứt khoát phải thay đổi từ cái nhỏ nhất.
    Cảm ơn Gs. Tuấn. Những gì Gs. nói tôi đã thực hiện từ rất lâu rồi, chí it là từ 1979..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ạ, trước hết mình xin đính chính, Giáo sư không phải là học vị, mà là học hàm.
      Thứ hai, giáo sư hay không giáo sư thì liên quan gì đến sự khác nhau trong quan điểm cá nhân nhỉ?
      Về việc thay đổi tên gọi, tôi xin bàn thêm như sau:
      Ở cấp độ cá nhân, chúng ta hoàn toàn muốn gọi TQ là gì cũng được. Là Tàu, là Khựa, là Hán gian... đều được. Nhưng tác giả bài viết đưa ý kiến mà theo tôi hiểu là sự kêu gọi thay đổi ở cấp độ quốc gia về cách gọi tên đã được đăng ký chính thức của một quốc gia khác thành cách gọi không chính thức, như vậy là không hay.
      Nhật Bản và Bắc Triều Tiên đã từng xỉ vả nhau gay gắt tại Liên hiệp quốc chỉ vì cách gọi tên không thích hợp. BTT muốn được gọi là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, nhưng NB chỉ gọi là Bắc Triều Tiên. Để đáp lại, đại sứ tại LHQ của BTT công khai gọi NB là Jap (không phải viết tắt, mà họ phát âm như thế, là nước zap...).
      Tên gọi chính thức của người khác là điều tối thiểu cần tôn trọng. Cho dù tôi căm ghét người TQ tới mấy, tôi cũng không vì thế mà chọn cách gọi tên xách mé. Tương tự, tôi cũng không tha thứ cho người nước ngoài gọi VN một cách xách mé.

      Xóa
    2. Thời PK, nước Tầu được gọi tên theo các triều đại . Từ thời Tần thủy Hoàng , tuy thống nhất nước Tầu nhưng xưng tên nước là Đại Tần, thời Đường gọi là Đại Đường, thời Tống là Đại Tống rồi Đại Minh , Đại Thanh . Đến thời Công Hòa mới chính thức gọi là Trung Hoa Dân Quốc , thời Cs ngày nay với quốc hiệu chính thức là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa . Cách tốt nhất ta nên gọi họ là CHNDTH chứ không nên gọi là Trung Quốc . Người Tầu ngày nay thích gọi nước họ là Trung Quốc và có vẻ khinh thường các nước khác . Phương Tây thường gọi họ là China . China là cái tên từ thời Tần !

      Xóa
  18. "Giáo sư không phải là học vị, mà là học hàm" - bạn NẶC DANH nói đúng. Cảm ơn bạn và mong bạn thông cảm do "lỗi đánh máy" ấy mà. Mình biết, Ts. mới là học vi.
    "Thứ hai, giáo sư hay không giáo sư thì liên quan gì đến sự khác nhau trong quan điểm cá nhân nhỉ?" - câu này thì mình không đồng ý rồi. Vì cho dù quan điểm cá nhân hay quan điểm gì thì theo lẽ thường cũng xuất phát từ trình độ học vấn. Tôi nói ủng hộ quan điểm của Gs. Tuấn về quan điểm "rộng" trong nội dung bài viết. Còn gọi là Tàu hay là gì, tôi chưa đề cập. Nhưng về tên gọi, tôi đồng tình không gọi là Trung Quốc. Gọi China thực ra là ko thuận lắm, có thể gọi là Trung Hoa, hoặc Tàu cũng ok. Bởi ko ai đi tôn trọng kẻ đáng khinh bỉ bao giờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã hiểu rằng bạn là người xem xét một quan điểm đúng hay sai dựa vào học hàm hay học vị của người phát ngôn hơn là dựa vào tính hợp lý và chính xác trong phân tích. Tôi tôn trọng tôn chỉ hành động đó của bạn.
      Tôi thì đồng ý về ý tưởng thoát Tàu mà tác giả đưa ra, nhưng vẫn phải chỉ ra rằng, lập luận và dẫn chứng của tác giả có nhiều sai sót.
      Về chuyện tôn trọng TQ hay không, tôi không nói ta phải tôn trọng đất nước TQ, nhưng TQ là tên gọi chính thức họ đã đăng ký tại LHQ (TQ là nói tắt theo tiếng Trung của Nước CHND Trung Hoa), ta muốn hay không cũng phải tôn trọng. Giống như tôi phải tôn trọng tên gọi của anh A nào đó cho dù tôi không thích, vì rõ ràng, tôi không có quyền gì đối với tên gọi của anh ta cả (Ở đây, tôi nói đến việc gọi tên trong bối cảnh chính thức, ví dụ tại LHQ hay trong các văn bản; còn ở cấp độ người dân gọi một cách không chính thức thì hoàn toàn không cần giới hạn). Như một triết gia phương Tây đã nói, tôi phản đối những gì anh nói, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói của anh, những thứ thuộc về quyền không tách rời của người khác như tên gọi, thì ta không nên xâm phạm.

      Xóa
    2. Tôi không muốn tham gia bàn cãi về việc tên gọi, nhưng đọc cái phản hồi của bạn buộc tôi phải ngứa miệng nói vài từ.
      thứ nhất: nếu bạn bảo họ đăng ký ở LHQ là Trung Quốc thì là cực kỳ sai lầm, bạn nên nhớ rằng ngôn ngữ của họ là chữ tượng hình, khác hoàn toàn với ngôn ngữ chữ viết của VN ta, nên chẳng có cơ sở và tính logic thuyết phục nào để nói rằng họ đăng ký là "Trung Quốc" cả. có thể bạn chưa được biết về điều này nên tốt nhất là bạn tìm hiểu thêm về ngôn ngữ trước khi nói kẻo không hay.
      thứ 2 là: tác giả- GS Tuấn dịch ra chữ Tàu cũng rất là bình thường, bạn dẫn giải ra ví dụ để chứng tỏ ý kiến của bạn là thuyết phục nhưng tôi thấy nó lại chẳng thuyết phục chút nào. cái mà bạn nói là nói tắt chẳng qua là do bạn bị dạy phải nhận thức là như vậy khi học ở môi trường VN này thôi, bản thân tôi cũng là người học trong môi trường như bạn, nhưng chúng ta cần xem xét đến lý do và ý nghĩa của ngôn từ, cách gọi mà không những tổ tiên ta mà còn cả nhân dân ta gọi, giản dị thì vẫn gọi là Tàu, cách dịch đó là ngôn ngữ dịch thuật phổ biến của người dân VN đó bạn ah.
      thứ 3: Tên gọi vốn dĩ chẳng làm nên thành công hay thất bại, mà những gì thể hiện ra mới đáng kể, gọi tên là gì thì tuỳ bạn thôi. còn một ý kiến mà bạn nói là lập luận và dẫn chứng sai sót thì bạn nên thuyết phục bằng lập luận và dẫn chứng thuyết phục của bạn, nói leo, nói hùa, nói tát nước như bạn thì nói thật là thằng chăn trâu nó không học cũng nói được, thậm chí nói hay hơn bạn cơ. bạn nên nhớ là một người làm khoa học, đặc biệt là GS Tuấn là 1 trong những nhà khoa học thành đạt nhất ở Úc thì việc ăn nói càng phải khoa học và logic. nếu bạn có khả năng lập luận và dẫn chứng thuyết phục như bạn nói thì hãy chứng minh đi, có thể nhờ bác Tễu đăng ý kiến phản biện của bạn được đó. nào, chờ xem bạn nhé?

      Xóa
  19. Từ nhỏ tôi đi học ở Miền Nam, sách sử gọi là Người Tàu, quân Tàu, nước Tàu, giặc Tàu.
    Còn thông tin hàng ngày trên báo chí thì gọi là Trung Cộng, so với Trung Hoa Quốc Gia là Đài Loan.
    Riêng tôi cho rằng gọi Tàu trong giao tiếp giữa người Việt với nhau là hay.
    Khi tôi nói : Tàu , thì tôi cảm thấy gần gũi, có sự liên lạc với tiền nhân, với cha ông tôi, người Việt.
    Tôi nghe người ta gọi là Tàu, thì tôi cũng cảm thấy gần họ hơn, một sợi dây liên lạc vô hình.

    Trả lờiXóa