NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH “LẤY
THỊT ĐÈ NGƯỜI”
Nguyễn Trọng Vĩnh
Lại phải nói lại là
chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật
quốc tế về chủ quyền của họ đối với biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ
bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm
tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi”
đối với gần hết biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể
tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippin, Malaixia,
Singapo, Bruney đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại
được với nước lớn Trung Quốc mồm to
hét ra lửa “cả vú lấp miệng em”!
Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.
Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.
Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.
Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ty tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.
Ở biển Đông, Trung quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippin của Philippin; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.
Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà năng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.
Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chả đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía nam” (tức biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thương Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công biển Đông khi cần thiết…”.
Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.
Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.
Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.
Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.
Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ty tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.
Ở biển Đông, Trung quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippin của Philippin; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.
Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà năng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.
Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chả đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía nam” (tức biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thương Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công biển Đông khi cần thiết…”.
Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.
N.T.V
theo công ước quốc tế về luật biển 1982 thì trung quốc đã xâm phạm lãnh
Trả lờiXóahải của VIỆT NAM,PHILIPPIN,MALAIXIA,BRUNEYvà SINGAPO để ngăn cản sự bàng trướng của trung quốc thì chúng ta phải kêu gọi các nước có tranh chấp với trung quốc cùng lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của thế giới để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và việc khởi kiện ra tòa án quốc tế cũng là giải pháp tốt .
Cám ơn vị tướng già đầy nhiệt huyết với nước với dân đã viết lên bài này
rất mong đảng và chính phủ lưu tâm đến tâm tư của vị tướng già và có quyết sách hữu hiệu để toàn vẹn lãnh thổ dảm bảo an ninh khu vực ,an ninh thws giới
ĐCS Trung Quốc là lũ chó điên!
Trả lờiXóaTrong lịch sử TQ, khi họ mạnh họ luôn luôn bành trướng, xâm chiếm để có thêm đất . VN luôn là nạn chân của sự bành trướng này . Thời xưa và bây giờ TQ vẫn còn lấn đất từ qui mô lớn là chiến tranh và nhỏ là gậm nhấm kiểu tằm ăn dâu. Những người biết sử Tầu hoặc chỉ cần để ý một chút khi xem những bộ phim lịch sự Tầu như Tan thuỷ Hoàng , Tam Quốc Chí, Đường Minh Hoàng, Khang Hy, Càn Long, Từ Hi Thái hậu, v.v.. luôn thấy Trung Hoa không che giấu tham vọng và âm mưu bành trướng về phương nam và các vùng biển phương Nam , thôn tính phía tây như Mông Cổ, Tây Tạng , phía đông như Mãn châu, Hàn quốc ..
Trả lờiXóaNgười Hoa tràn ra khắp các láng giềng phương Nam như VN, Thái Lan, Lào, CPC, Malaysia, Indonesia, Philippines , thâm chí cả Bắc Mỹ và gần đây đang tìm đường sang châu Phi và Mỹ châu Latinh. Ở châu Âu họ đòi mua những của hàng to và đẹp ở Paris, London, và ở Roma thậm chí họ còn đòi mua cả con đường đẹp nhất như Via Merulana !
TQ luôn ỷ vào dân số đông để bành trướng , nay lại được chắp cánh bằng sức mạnh kinh tế trong lúc Mỹ và phương Tây suy yếu để bành trướng lãnh thổ .
Đừng bao giờ tin vào lòng tin chiến lược đối với TQ . TQ chỉ có lòng tin chiến lược là thôn tính , thống trị các nước khác .
Trước khi khai mạc hội nghị Thành đô 3-4/9/1990 , "Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao " (theo hồi ký cũa Thứ trưởng ngoại giao Trần quang Cơ) . Lúc đó cụ Đồng đã nghỉ hưu (từ 1987) , chĩ còn là cố vấn cũa Ban chấp hành TW ĐCSVN .
Trả lờiXóaThế nhưng khi phái đoàn VN đến Thành đô thì phe TQ cho biết họ Đặng vì bận việc nên ko dự được ; thế là phái đoàn bị bị hụt hẵng . Các bác biết tại sao TQ cố tình mời cụ Đồng : vì cụ là người đã KÝ CÔNG HÀM 1958 .
Tới đây tôi xin ngừng bút để các bác tự tìm cho mình câu trả lời .
http://dantri.com.vn/the-gioi/phai-tau-toi-eez-my-muu-do-nguy-hiem-cua-trung-quoc-738786.htm
Trả lờiXóaXem ten tay sai Vu Quy