Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

PHẢN ỨNG CỦA TRÍ THỨC VỀ BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐANG TRÌNH QH

Phản ứng của trí thức về dự thảo sửa đổi hiến pháp 
Gia Minh - RFA 

Nhóm 72 nhân sĩ, trí thức đưa ra kiến nghị cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 vừa chính thức có văn bản phản đối dự thảo do Ủy Ban Dự thảo sửa đổi hiến pháp trình tại kỳ họp quốc hội thứ 5, khóa 13 đang họp tại Hà Nội. 

Tiếp tục phản biện vì dân vì nước

Có lúc những người đứng đầu Đảng Cộng sản, Quốc hội Việt Nam cũng như truyền thông tập trung phản bác dữ dội nhóm 72 nhân sĩ trí thức sau khi nhóm này đưa ra kiến nghị cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992. Phản bác được nhiều người nhắc đến là lời của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng ý kiến đề nghị bãi bỏ điều 4 trong hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là suy thoái về mặt tư tưởng.

Tuy nhiên, những phản bác mang tính qui chụp đó không làm nản lòng những vị trí thức. Họ vẫn theo dõi diễn tiến của sinh hoạt góp ý sửa đổi hiến pháp. Và sau khi Ủy ban trình cho quốc hội Dự Thảo Sửa đổi Hiến Pháp hồi ngày 17 tháng 5 vừa qua; nhóm 72 nhân sĩ trí thức lại một lần nữa khẳng khái lên tiếng phản bác văn bản đó.

Lý do đầu tiên khiến các vị phải lên tiếng lần này được nêu rõ vì văn bản dự thảo hiến pháp mới vị không có điểm gì mới, thậm chí còn bị cho là thụt lùi rõ nét so với dự thảo mới trình cho ủy ban thường vụ quốc hội hồi tháng tư vừa rồi.

Một người trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức, phó giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói về sự thụt lùi đó như sau: 
Văn bản dự thảo hiến pháp mới vị không có điểm gì mới, thậm chí còn bị cho là thụt lùi rõ nét so với dự thảo mới trình cho ủy ban thường vụ quốc hội hồi tháng tư vừa rồi 
Thụt lùi cũng rõ; thực ra nói như thế không phải đánh giá quá cao đề nghị của Chính phủ rồi Mặt trận trong việc sửa đổi hiến pháp. Nhưng dầu sao ý kiến của chính phủ và mặt trận còn tiến bộ hơn so với dự thảo đang trình vì nó quay trở lại hầu như y nguyên hiến pháp cũ. Như vậy người ta sẽ đặt ra câu hỏi : bày đặt ra chuyện sửa đổi hiến pháp để làm gì? Khi không có nhu cầu sửa đổi mà lại đặt ra chuyện sửa đổi, điều đó không hiểu được! Chẳng hạn người ta cũng đặt ra ít nhất vấn đề có nên thay đổi tên nước không. 

Chủ nghĩa xã hội mù mờ như vậy mà bây giờ đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liệu có động viên được toàn dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước không? Ít nhất các vị trong Mặt Trận cũng cân nhắc về chuyện này và đặt ra phương án là trở lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời năm 45-46; bây giờ cứ khăng khăng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tốt. Có lý do kỳ lạ lắm do một số ông nghị đưa ra là sợ tốn tiền chẳng hạn: như nếu thay đổi phải khắc con dấu lại, tốn tiền. Đất nước này ‘đổ sông, đổ biển’ biết bao nhiêu tiền của: Vinashin, VinaLines… Bây giờ ngại ngần gì số tiền bỏ ra để khắc con dấu: lý do kỳ dị. 

Dự thảo gửi cho quốc hội hiện nay hết sức lạ lùng. Có những người trong ban dự thảo như ông Trần Du Lịch, Dương Trung Quốc đều không biết. Họ làm việc theo nguyên tắc nào mà những thành viên trong ban dự thảo lại không biết nội dung của dự thảo! 

Cơ quan chức năng duy trì quan điểm vì Đảng

Theo nhận định của 72 nhân sĩ trí thức thì trong dự thảo sửa đối hiến pháp trình cho kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa 13 thể hiện sự ‘khăng khăng bám giữ thể chế dân chủ toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin’ đã lỗi thời trên toàn thế giới qua thực tiễn đời sống. 
bày đặt ra chuyện sửa đổi hiến pháp để làm gì? Khi không có nhu cầu sửa đổi mà lại đặt ra chuyện sửa đổi, điều đó không hiểu được!
Tiến sĩ Hoàng Dũng 
Hiện nay trên thế giới chỉ còn vài quốc gia đếm được trên đầu ngón tay theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam. Những quốc gia đó đều thuộc nhóm kém phát triển.

Theo thư phản đối của nhóm 72 nhân sĩ trí thức thì sự hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với xã hội và nhà nước phủ nhận tất cả những điều khác dù có qui định về các quyền con người, quyền cơ bản của công dân...

Cũng theo phó giáo sư- tiến sĩ Hoàng Dũng thì ông lấy làm lạ, không thể hiểu được vì sao Nhà Nước cho tiến hành một cuộc lấy ý kiến người dân một cách rầm rộ từ đầu tháng giêng cho đến cuối tháng ba với tổng kết hơn 26 triệu lượt người góp ý mà cuối cùng văn bản dự thảo chẳng có gì mới. Ông đặt nghi vấn: 
Hiện nay trên thế giới chỉ còn vài quốc gia đếm được trên đầu ngón tay theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam. Những quốc gia đó đều thuộc nhóm kém phát triển 
Tôi phải nói lại không hiểu vì nhu cầu gì mà làm việc này? Hay là trong lãnh đạo có nhiều nhóm, có nhóm muốn thay đổi thật; nhưng cuối cùng nhóm này thua không điều khiển được, không giữ được ý tưởng muốn thay đổi để cho nhóm bảo thủ lấn át và cuối cùng quay lại con đường cũ. Có thể thế chăng? Điểm mới thực ra là đưa quân đội trung thành với Đảng. So với hiến pháp 1992 điều này không có; không lẽ sửa đổi hiến pháp chỉ nhằm mục đích đó thôi hay sao. Thực ra điều 4 là cốt tử nhất; nếu đã thừa nhận đảng lãnh đạo đất nước toàn diện, thì không cần điều khoản quân đội trung thành với đảng; thực chất cũng chỉ thế thôi. Đó là điều cốt tử chi phối hết toàn bộ.

Cơ hội bị bỏ lỡ

Theo nhiều người, ngay cả những người thuộc nhóm theo ‘lề đảng’ thì lần sửa đổi hiến pháp này là cơ hội lịch sử để giúp Việt Nam chuyển đổi. Với một khế ước xã hội tiến bộ, người dân thực sự trở thành chủ nhân đất nước thì giúp hóa giải được nhiều hạn chế lâu nay, đưa đất nước tiến lên sánh vai với những nước khác. 
Điểm mới thực ra là đưa quân đội trung thành với Đảng. So với HP 1992 điều này không có; không lẽ sửa đổi hiến pháp chỉ nhằm mục đích đó thôi hay sao. Thực ra điều 4 là cốt tử nhất; nếu đã thừa nhận đảng lãnh đạo đất nước toàn diện, thì không cần điều khoản quân đội trung thành với đảng
Tiến sĩ Hoàng Dũng 
Về điều này, phó giáo sư- tiến sĩ Hoàng Dũng đưa ra ý kiến:

Tôi nghĩ không phải đơn giản thay đổi hiến pháp là mọi chuyện thay đổi đâu; nhưng đó là một trong những dấu hiệu, biểu hiệu không những báo cho trong nước mà cả nước ngoài rằng Việt Nam đã thay đổi. Nếu cuộc thay đổi hiến pháp này mà chúng ta tiến hành tốt, đó là điều tốt để báo thông điệp như thế. Tiếc rằng thông điệp lại ngược lại: thông điệp cho người dân trong nước và bạn bè nước ngoài là Việt Nam kiên quyết theo con đường cũ.

Trong thư phản đối gửi quốc hội, các vị nhân sĩ trí thức kêu gọi các vị đại biểu phải biểu tỏ ý kiến và đòi hỏi sự tôn trọng khác biệt ý kiến đối với dự thảo do ủy ban soạn thảo đưa ra.

Một đề nghị được các vị nhân sĩ trí thức nên lên là quốc hội sớm quyết định cho tổ chức trưng cầu ý dân về những vấn đề cốt lõi của hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt cho công tác được nhóm 72 nhân sĩ cho là quan trọng và mới mẻ này dù rằng Việt Nam đã qua mấy lần sửa đổi hiến pháp từ năm 1946 cho đến nay, cụ thể vào năm 1959,1980, 1992.

Cảnh báo được các vị nhân sĩ trí thức đưa ra là nếu chỉ làm vội vàng để thông qua dự thảo hiến pháp như đã trình quốc hội thì đó là một tai họa cho đất nước.
Nguồn: RFA Việt ngữ.


19 nhận xét :

  1. "Dự thảo gửi cho quốc hội hiện nay hết sức lạ lùng. Có những người trong ban dự thảo như ông Trần Du Lịch, Dương Trung Quốc đều không biết."
    ___________________

    Không có gì là "lạ lùng" đâu các bác ơi! Cách là của ta xưa nay vẫn vậy. Mọi công việc đều được các cơ quan lãnh đạo trực tiếp kiểm soát, còn ban bệ bầu ra chỉ để . . . gọi là có thôi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đắng cay quá 90 triệu người dân lại sợ đảng , sợ một ý thức hệ đã lỗi thời . Nhân dân VN ko cần đảng lãnh đạo nữa , chúng tôi hoàn toàn đồng ý 72 nhân sĩ trí thức là người lãnh đạo chúng tôi , vì những ý tưởng tốt đẹp vì dân vì nước của các bác . Cho tôi hỏi người dân VN có đồng ý 72 nhân sĩ là đại diện cho chúng ta ko và hoàn toàn xứng đáng và tuyên bố với thế giói 72 nhân sĩ là đại diện cho dân tộc và nhân dân việt Nam , đấy mới là lãnh đạo đích thực vì dân vì nước , chúng tôi hoàn toàn ủng hộ

      Xóa
    2. 72 nhân sĩ trí thức hãy ra lời kêu gọi , thành lập Đảng dân chủ VN , tôi sẽ từ bỏ đảng CS , để đi theo các nhân sĩ

      Xóa
    3. phải lắm

      Xóa
  2. Cái cò cái vạc cái nông
    Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò
    Con ơi Hiến pháp hiến phò
    Đục nước béo cò là chuyện xưa nay
    Cái cò là cái cò quay
    Khuấy cho đục nước cho đầy diều tham
    Cái cò là cái cò quan
    Mày xéo hết ruộng mày tàn hại ông
    Trời ơi có thấu cho không
    Hội trường Quốc hội đầy nông vạc cò
    Thành ra Hiến pháp hiến phò
    Tham quan ta ngỏng cổ cò giơ tay
    Khá thương cho đám dân này.

    Trả lờiXóa
  3. Đảng lãnh đạo hết trơn, kể cả việc sửa đổi hiến pháp. Thế thì ta hiểu ra rằng: sửa đổi là để có lợi cho đàng hơn nữa, chứ không phảo có lợi cho dân. cho nên dân đừng có mơ, nếu như không đứng lên đấu tranh để giành lại quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 72 nhân sĩ đã già đừng sợ chết nhé , đời người đường nào cũng chết một lần , các bác cũng ko cần " sổ hưu " hãy dẫn dắt dân tộc Việt đi lên các bác , bây giờ đừng " kiến nghị " nữa , chúng nó ko tôn trọng và sợ các bác đâu , cứ kiến nghị mãi như ĐÁ NÉM AO BÈO bấy nhiêu cho đủ , mà phải yêu cầu KO CHÚNG TÔI SẼ ĐỨNG DẬY , hồn thiêng sông núi đang chờ các bác , đừng sợ tù đày và chết chóc các bác nhé

      Xóa
  4. Tôi cũng là một đảng viên đã gần 30 năm tuổi đảng , gia đình tôi bố mẹ tôi đều là đảng viên , nhưng nay tôi chuẩn bị bỏ đảng vì đã thấy quá rỏ sự thật về đảng CS gần 30 năm nay , vì cũng không muốn mang tiếng " hắn tuy là đảng viên nhưng mà người tốt ' , đau lắm . Tôi mong muốn , một ngày gần đây có một đảng mới mang tên " Đảng dân chủ Việt nam " thực sự nghĩ và lo cho đất nước , đưa đất nước thực sự là một nước dân chủ tự do , mà đại diện là 72 vị nhân sĩ trí thức này . Nếu có tôi sẽ là người đầu tiên theo đảng tiến bộ này . Mong lắm .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng tôi 72 nhân sĩ , cảm ơn nhân dân đã ủng hộ chúng tôi , nay tuyên bố : 72 nhân sĩ quyết định thành lập ĐẢNG DÂN TỘC DÂN CHỦ VN , mong người dân Việt hãy đứng giới ngọn cờ chúng tôi để cứu nước

      Xóa
    2. Tôi đã li khai ĐCS từ năm 1989 kia.

      Xóa
  5. Mặc dù có ý kiến này nọ nhưng chắc các nhân sỹ trí thức cũng thừa hiểu bộ máy cai trị "của TQ, do TQ, và vì TQ" nên đất nước này chỉ thay đổi khi TQ thay đổi - mà điều đó thì còn rất xa !.ôi dân tộc VN .

    Trả lờiXóa
  6. trong khi thế giới đầy biến động .thời cơ cho dân tộc Việt nam khẳng định mình bởi ý chí đoan kết và lòng yêu nước thì ban dự thảo SDHP tự lấy đá đập chân mình .bỏ qua các ý kiến đóng góp trí tuệ ?phải chăng hơn 100 năm trước ý tưởng của Nguyễn trường Tộ để lại sự hối tiếc

    Trả lờiXóa
  7. Tiếc rằng thông điệp mà CS (chính phủ VN, chứ không phải nhân dân VN) muốn nói với thế giới rằng: Chúng tôi muốn đi ngược lại những gì mà các ông đang đi, chúng tôi kiên quyết theo con đường cũ, con đường XHCN, mặc dù con đường này chúng tôi đã đi hơn nửa thế kỷ rồi và gặp rất nhiều thất bại, nhưng chúng tôi tin là trong tương lai, XHCN sẽ là rất tốt đẹp.
    Cũng giống như tập đoàn Vinacomin vẫn hay nói và ông Vũ Đức Đam, đại diện chính phủ vẫn hay nói về dự án Bô xít Tây Nguyên: hiện nay và tương lai gần là sẽ lỗ nặng, nhưng trong tương lai dự án sẽ lời to (!).
    Nói như thế này thì ngay cả ông tổ của Chủ nghĩa CS là Karl Max cũng chịu thua, vì theo thuyết duy vật biện chứng của ông ta "vật chất có trước, ý thức có sau". Còn CSVN bây giờ đang dùng ý thức để quyết định cho vật chất trong tương lai, hay nói cách khác là luôn dùng chủ nghĩa "DUY Ý CHÍ" để phản bác lại tất cả các góp ý của nhân dân, của bạn bè trên thế giới để áp đặt ý thức hệ méo mó, không đúng với ngay cả ý thức hệ của ông tổ của mình lên đầu mọi người, kể cả trong nước và quốc tế. Như một nhà quan sát nước ngoài đã nói là CSVN đang là một loại CS lưu manh và cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một loại kinh tế Tư bản man rợ!

    Trả lờiXóa
  8. Trên đời này chẳng có ai đang ở ngôi cao hưởng nhiều bổng lộc lại tự từ bỏ để được tiếng là vì dân vì nước cả. Những người như thế hiếm lắm, do vậy một xã hội chỉ có thể phát triển khi quyền lực bị kiểm soát. Quyền lực chỉ được kiểm soát khi có dân chủ thực sự. xin hỏi bao giờ nước ta sẽ đạt được điều đó?

    Trả lờiXóa
  9. Bản dự thảo hiến pháp lần này có thể đáp ứng được quyền lợi cho hơn 3 triệu đảng viên trong xã hội số còn lại chắc không hài lòng

    Trả lờiXóa
  10. P. THƯỜNG DÂN NAM bỘlúc 14:54 5 tháng 11, 2013

    HP SĐ lại sắp thành văn bản tồn kho . Nó sẽ được in thật đẹp . Đẹp hơn cả những cuốn sách về chủ nghĩa Mac-Lê trước đây . Rồi nó lại tồn kho . Người ta bảo vệ nó như một cuốn sách chứ có ai bảo vệ Hiến Pháp đâu vì không có điều khoản nào trong HPSĐ là phải bảo vệ HP ! Chả có nước nào độc lập chưa tới 70 năm lại thay đổi HP nhiều như CHXHCNVN mà lại chẳng có gì thay đổi . Lạ thật ! Cho nên nó cứ thay đổi hoài !

    Trả lờiXóa
  11. Tôi đề nghị các nhân sỹ, trí thức ra lời kêu gọi toàn dân biểu tình phản đối bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang trình Quốc Hội

    Trả lờiXóa
  12. ơn đảng ơn chính phủ đã dẫn đắt chúng tôi đi 60 năm cuộc đời. nhưng bây giờ có ai hỏi tôi có đi theo đảng nữa không thì tôi xin thưa ; thôi ạ, hoa thơm để mỗi dân tộc ngửi một tí.

    Trả lờiXóa
  13. Đa nguyên,đa đảng,tự do dân chủ,phát triển đất nước là điều tất nhiên không bàn cải của chúng ta hôm nay ! Đất nước VN là của chung 90 triệu dân,chứ không phải của riêng ai !

    Trả lờiXóa