Chưa vội thông qua Hiến pháp
Thứ Tư, 05/06/2013 23:53
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 6 và đến kỳ họp thứ 7 (năm 2014) mới đưa vào để xem xét thông qua
Ngày 5-6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của QH.
.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 6 và đến kỳ họp thứ 7 (năm 2014) mới đưa vào để xem xét thông qua
Ngày 5-6, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của QH.
.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng nhiều chế định quan trọng
vẫn còn ý kiến rất khác nhau nên chưa vội thông qua dự thảo Hiến pháp Ảnh: BẢO TRÂN
Không đủ thời gian
Nhiều đại
biểu (ĐB) QH đề nghị đưa dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo Hiến
pháp) ra khỏi chương trình kỳ họp thứ 6 và đến kỳ họp thứ 7 (năm 2014)
mới đưa vào để xem xét thông qua.
ĐB Phạm Đức
Châu (Quảng Trị) thẳng thắn: "Qua 2 ngày góp ý dự thảo Hiến pháp cho
thấy nhiều chế định quan trọng vẫn còn ý kiến rất khác nhau, thậm chí
ngược nhau như: chính quyền địa phương, Hội đồng Bảo hiến, viện kiểm
sát... Chỉ còn hơn 3 tháng nữa sau kỳ họp này, QH sẽ thông qua nên tôi
sợ rằng không đủ thời gian để tổng kết, nghiên cứu hội thảo và kết luận
những vấn đề lớn như vậy".
Đồng tình,
ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đề xuất kéo dài thêm thời gian lấy ý kiến nhân
dân về dự thảo Hiến pháp. "Hiến pháp không chỉ dừng lại trong hội
trường này với 500 ĐBQH mà là đại diện cho 85 triệu dân. Nếu QH bấm nút
thông qua thì một bản Hiến pháp mới sẽ ra đời nhưng xin nhớ đây là vấn
đề hết sức hệ trọng" - ông Lai cảnh báo.
Luật Biểu tình sẽ ngăn hành vi xấu
ĐB Trương
Trọng Nghĩa (TP HCM) đề nghị bổ sung Luật Biểu tình vào chương trình năm
2014. Theo ông Nghĩa, vấn đề chúng ta đang băn khoăn là có những hành
vi lợi dụng quyền biểu tình để làm mất an ninh trật tự, thậm chí vận
động chống Đảng, chống nhà nước... "Tôi tin rằng chính Luật Biểu tình sẽ
ngăn chặn, đề phòng và chống được những hành vi trên và đáp ứng được
quyền hiến định của nhân dân" - ông Nghĩa nhận định.
Theo ông
Nghĩa, từ "biểu tình "không phải mới nghĩ ra mà từ ngày 13-9-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ban hành một sắc lệnh, trong đó nêu rõ: "Xét quyền
tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa
nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần xem xét, kiểm soát những
cuộc biểu tình để tránh bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến nội trị
hay ngoại giao…" và cho phép biểu tình với điều kiện báo trước 21 giờ.
"Không cần ban hành ngay Luật Biểu tình trong năm 2014 mà có thể lùi đến
năm 2015 hoặc 2016" - ông Nghĩa nói.
Nhiều ĐB đề xuất đưa thêm vào chương
trình một số dự luật mới. ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng cần sớm sửa
đổi Bộ Luật Hình sự. "Cử tri bức xúc về tội phạm như Lê Văn Luyện giết
cả nhà người ta cướp vàng mà chỉ có thể xử mức án cao nhất là 18 năm tù.
Trường hợp đó ít nhất phải 30 năm mới giữ được yên ổn cho xã hội và đời
sống của nhân dân..." - ông Đương lý giải.
Nguồn: Người lao động
Nguyễn tấn Trực nói :NGHE NÓI CÓ ĐỀ NGHỊ CHƯA VỘI THÔNG QUA HIẾN PHÁP,NHIỀU NGƯỜI NGAY CẢ NHIỀU ĐẢNG VIÊN GẦN CHỖ TÔI Ở RẤT NHẤT TRÍ,PHẢI TRƯNG CẦU DÂN Ý,KHÔNG NÊN LÀM NHƯ ĂN CƯỚP,DÂN SẼ KIẾN NGHỊ TẬP THỂ XÓA BỎ. HOAN HÔ QUÝ VỊ DẠI BIỂU NÀO CÓ Ý KIẾN HOÃN THÔNG QUA HIẾN PHÁP !
Trả lờiXóaNếu thông qua là QH làm việc cẩu thả, làm cho xong chuyện,
XóaVì cơ bản không có gì mới mẻ,
Vì cách làm vừa qua mang nặng hình thức dân chủ giả tạo,
" Vừa ấy vừa run" thì làm được trò trống gì hỡi các "ông, bà đầy tớ của dân"
TRƯNG CẦU DÂN Ý CHỨ KHÔNG PHẢI LÀM NHƯ KIỂU LẤY CHỮ KÝ VỪA QUA
Trả lờiXóaPhải làm như ăn cướp thì mới trúng âm mưu của một nhóm cầm quyền vì họ giả dối và lừa bịp nên họ cần nhanh, ào ào cho qua chuyện để cầu lợi cho họ. Toàn bọn giả dối, giá áo túi cơm, lừa bị và ăn hại.
Trả lờiXóaNạm nhân chết do bị đánh, nên cần chôn gấp, để lấp liếm sự thật và sinh lôi thôi, lắm chuyện không hay. HP của nước cộng hòa XHCN Việt Nam cũng vậy, cần phải thông qua gấp để tránh bàn cãi, phải không các ông nghị gật ?
Trả lờiXóaCác bạn có biết cưới chạy tang không? Việc thông qua HP lần này cũng vậy, cần phải làm cho kịp, kẻo thể chế chính trị độc tài chết trước , lúc đó phải làm cái HP khác thì cũng uổng công đã làm cái trò bịp 26.091.000 ý kiến đóng góp và 28.000 cuộc họp, hội thảo nhảm nhí quá.
Trả lờiXóaNhân Dân còn được quyền góp ý mà sao vội thong qua HP ? HP nay cho ai chứ ? Cho Dân hay cho Đảng ? Nếu cho Dân thì Dân yêu cầu khoan , UBDTSĐHP chưa tiếp thu hết ý kiến của Dân và những ý kiến xác đáng đã đóng gop chưa được tiếp thu đầy đủ . Còn HP cho Đảng thì đã có Cương Lĩnh . Đối với Đảng cương lĩnh quan trọng hơn HP . Cương lĩnh Đảng phải nằm trong HP thì Cương Lĩnh mới phục vụ Dân. Còn Cương Lĩnh năm ngoài HP thì ĐCS không thể tuyên bố mục tiêu của Đảng là Nhân Dân.
Trả lờiXóaĐảng muốn thông qua HP để chạy tang . HP chạy tang ? Chuyện QG đại sự trường tồn chứ đâu phải HP cho một thời gian ngắn mà vội vàng .