Đừng xuyên tạc lịch sử để đưa những điều sai trái vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi
Nguyễn Trung
Toàn bộ quá trình đưa Dự thảo Hiến pháp sửa đổi ra thảo luận trong cả nước cho đến nay vẫn thiếu vắng hẳn những cuộc thảo luận công khai, xây dựng theo tinh thần đoàn kết và hòa hợp dân tộc mọi ý kiến khác nhau của các tầng lớp nhân dân. Thay vào đó là cách làm rất hình thức, phô trương, vô cùng tốn kém.
.
Trên mọi phương tiện truyền thông của “lề phải” và trong không biết bao nhiêu cuộc nói chuyện ở cấp cơ sở khắp cả nước, các dư luận viên
liên tiếp một chiều các bài nói, bài viết, các phát ngôn.., nội dung
cùng một giọng điệu gần giống như được gỡ ra hoặc được “tua” lại từ các
băng ghi âm – nghĩa là giáo điều, không lý lẽ, áp đặt, không có sức
sống, na ná giống nhau…
Tham gia mặt trận độc thoại này của những dư luận viên có không ít cây lý luận
của các trường Đảng và cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng… Trong những
người này có các vị mang học hàm giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ.., đôi
ba người có cả quân hàm đại tá… Không cần phân tích, họ lớn tiếng phê
phán những ý kiến khác, những người nói khác với Dự thảo. Không thiếu
trường hợp ngôn ngữ của các dư luận viên này thật ra là sự đả kích như
mạt sát. Họ thẳng thừng quy kết những người nói khác là “thoái hóa về đạo đức chính trị, tư tưởng”, xếp những người nói khác như thế vào loại “các thế lực thù địch chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa và chống phá Đảng…”
Để làm chỗ dựa cho những lời phê phán kiểu độc thoại như thế, một số cây lý luận đã viện dẫn lịch sử, đại ý:
Các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô Đông Âu cũ sở dĩ sụp đổ là vì đã phạm phải 3 sai lầm chết người: (1)phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, (2)xóa vai trò lãnh đạo của Đảng, (3)phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang…
Lập luận như thế trong thảo luận xây dựng hiến pháp mới, thật chẳng khác vừa cảnh cáo, vừa hù dọa.
Vậy sự thật là thế nào?
Nói khái quát, sự thật là chủ nghĩa Mác –
Lênin, diễn đạt đầy đủ hơn là mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa ở các
nước LXĐÂ cũ, đã bắt đầu khủng hoảng mang tính hệ thống từ những năm
1960. Vào lúc nổ ra phong trào Công đoàn Đoàn kết ở Balan trong những
năm của thập kỷ 1980, tất cả các nước LXĐÂ đã đi vào thời kỳ khủng hoảng
trầm trọng. Cao điểm của thời kỳ khủng hoảng này xảy ra vào cuối thập
kỷ 1980 và đã dẫn tới sụp đổ của toàn hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa
LXĐÂ, trong đó Liên Xô là nước sụp đổ sau cùng (ngày 25-12-1991).
Nhìn
lại, lịch sử khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa LXĐÂ thật ra bắt
đầu sớm hơn nhiều. Sớm nhất là cuộc nổi dậy của công nhân xây dựng ở
Đông Berlin, rồi lan ra toàn Cộng Hòa Dân Chủ Đức tháng 6-1953. Lãnh đạo
Cộng Hòa Dân Chủ Đức hồi ấy phải nhờ quân đội Liên Xô đập tan.
Kế tiếp là cuộc nổi dậy đẫm máu ở Hungari tháng 10-1956, bắt đầu từ phong trào sinh viên chống lại nhà nước stalinist, sau đó là sự tham gia của nhân dân cả nước. Quân đội Liên Xô phải trực tiếp can thiệp, đến tháng 1-1957 mới dập tắt được.
“Mùa xuân Phaha 1968”
là cuộc nổi dậy tiếp theo ở Tiệp Khắc, lập ra chính quyền chống lại mô
hình nhà nước xã hội chủ nghĩa, tồn tại được 8 tháng (từ tháng 1 đến
tháng 8-1968), quân đội khối Varsovie do quân Liên Xô là chủ lực phải
kéo vào dẹp bỏ.
“Phong trào Công đoàn đoàn kết” ở Balan (tên đầy đủ: Phong trào Công đoàn Độc lập Tự trị “Đoàn kết”),
bắt đầu từ tháng 8-1980. Với mọi bước đi thăng trầm quyết liệt, phong
trào này giành được thắng lợi quyết định trong cuộc bầu cử ngày
04-06-1989, kết thúc mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa tại đây. Từ tháng
12-1990 Balan đi vào thể chế dân chủ hiện nay.
Nguyên nhân sụp đổ của các nước LXĐÂ cũ không phải là các đảng cộng sản cầm quyền ở những quốc gia này đã phạm phải 3 sai lầm chết người như đã được giảng giải trên mọi diễn đàn “lề phải”.
Có
thể đánh giá các đảng cộng sản cầm quyền tại các nước LXĐÂ cũ hồi ấy đã
làm tất cả để đối phó với khủng hoảng, nhưng không chống đỡ nổi sự sụp
đổ. Đơn giản là họ bị các lực lượng dân chủ của nhân dân nước mình đánh
bại; mặc dù vào thời điểm sụp đổ, hiến pháp và điều lệ các đảng cộng sản
cầm quyền ở những nước này vẫn còn quyên vẹn. Giả thử các đảng này lúc
ấy được ai cố vấn và muốn cố thực hiện “3 sai lầm chết người” này để cứu vãn tình hình – như các cây lý luận của mặt trận dư luận viên
biện bạch, chắc cũng không kịp. Đơn giản là hệ thống chế độ chính trị
cũ của những nước này cuối cùng đã bị phong trào dân chủ của nhân dân
nước họ thay thế nhanh quá, bằng những biện pháp hòa bình.
Riêng
tại Rumani, chế độ độc đảng toàn trị diễn ra khắc nghiệt nhất so với
các nước LXĐÂ khác. Tổng bí thư Nicolae Ceausescu sớm theo đuổi đường
lối thân phương Tây và Trung Quốc, chống Liên Xô, ngay giữa lúc phe xã
hội chủ nghĩa còn đang mạnh. Ông ta cũng là người trực tiếp chỉ huy quân
đội. Nhưng tại đây chế độ chính trị của ông ta đã bị thay thế bằng bạo
lực, quân đội lại là người trực tiếp kết liễu vợ chồng ông ta.
Nói thêm về Liên Xô
Khói súng của Chiến hạm Rạng Đông chưa
tắt, nước Nga của Cách mạng tháng Mười đã sớm rơi vào cuộc nội chiến
khắc nghiệt và đẫm máu (1917-1922). Nói khái quát, giữa một bên là cách
mạng và một bên là phản cách mạng.
Chẳng
những thế, từ năm 1918 đến năm 1920, trên đất nước Liên Xô còn xảy ra
cuộc chiến tranh can thiệp của các nước tư bản, đi đầu là các cường quốc
Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật. Những nước này cùng với các lực lượng phản
cách mạng ở LX quyết tâm tiêu diệt bằng được nhà nước cộng sản đầu tiên
trên thế giới.
Cuối
cùng Liên Xô đã đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp này và dập tắt nội
chiến. Chẳng những thế, Liên Xô sau này còn là lực lượng chủ chốt nhất
đánh bại phát xít Đức và phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới II,
góp phần quyết định tạo ra sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa làm chủ 1/3 địa cầu, sau đó kiềm chế phe đế quốc ngót nửa thế kỷ (xin được dùng khái niệm “phe” theo ngôn ngữ thời ấy – N.T.).
Đáng
lưu ý: Ngày nay, dưới chính thể mới của Liên bang Nga, quân đội Liên
bang Nga vẫn kế tục truyền thống hào hùng của Hồng quân Liên Xô, mặc dù
quân đội đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc chính biến 1990-1991 xóa bỏ nhà
nước xô-viết.
Hiển
nhiên không thể không đặt ra câu hỏi: Tại sao Liên Xô sụp đổ ở lúc đạt
đỉnh cao mọi mặt của chính quyền và sức mạnh xô-viết? Sụp đổ không nội
chiến, không có lấy một phát súng can thiệp từ bên ngoài? Sụp đổ nhanh
tới mức toàn bộ thế giới phương Tây ngỡ ngàng, toàn bộ mạng lưới tình
báo phương Tây chết khựng vì bất ngờ! Sụp đổ ở đỉnh cao của một cường
quốc và trong nguyên vẹn sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Liên Xô và Hồng
quân Liên Xô!?…
Chỉ xin điểm lại một số sự việc có liên quan đến hiến pháp:
Toàn
bộ lịch sử Liên Xô có 4 hiến pháp. Hiến pháp năm 1977 (còn gọi là Hiến
pháp Brejnev) là hiến pháp đầu tiên có riêng một điều nói cao hơn rất
nhiều so với cả 3 hiến pháp trước đó (các Hiến pháp năm 1918, 1924 và
1936) về ĐCSLX và về chế độ xô-viết – đấy là điều 6. Hiến pháp Brejnev
là hiến pháp cuối cùng khi Liên Xô sụp đổ.
Thời
Brejnev là thời kỳ Liên Xô lâm vào đình đốn và trì trệ toàn diện. Để
cứu vãn tình hình này, khi được bầu làm Tổng bí thư ĐCSLX, ông Gorbachov
đề xướng đổi mới kinh tế và dân chủ hóa hệ thống nhà nước, cũng giống
như những công việc đổi mới được đề xướng ở nước ta bây giờ. Nhưng ông
ta thất bại.
Tuy
nhiên không thấy Gorbachov đề ra việc sửa đổi hiến pháp. Hay là ông ta
chưa kịp làm việc này?.. Chỉ biết rằng tháng 1-1991 ông ta vẫn còn vận
dụng Hiến pháp xô-viết 1977 (Hiến pháp Brejnev) chống lại việc ly khai
của nước Cộng hòa Lít-va… Không lâu trước khi thất sủng, Gorbachov muốn
đưa ĐCSLX đi theo con đường xã hội dân chủ. Nhưng ông ta chưa kịp làm
gì, thì ĐCSLX tan rã. Vì đảng đã bị tổng thống Yeltsin thông qua Tòa án
Hiến pháp Liên bang Nga đặt ra ngoài vòng pháp luật…
Nhìn thẳng vào sự thật
Tới đây mọi người có thể thấy: Không có chuyện xẩy ra “3 sai lầm chết người”
trong việc sửa đổi hiến pháp tại các nước LXĐÂ với hệ quả dẫn tới sự
sụp đổ chế độ XHCN ở những quốc gia này. Thậm chí tại những nước xã hội
chủ nghĩa này không có cả việc sửa đổi hiến pháp trong những thập niên
cuối cùng trước khi sụp đổ.
Cũng không có chuyện các đảng cộng sản cầm quyền ở đấy đã phạm phải 3 sai lầm chết người này trong những nỗ lực cứu vãn tình hình, có lẽ đơn giản vì họ không đủ thời giờ để kịp đề ra và thực hiện 3 sai lầm này. Song có sự thật rành rành là các đảng này đã bị các lực lượng dân chủ trong nhân dân nước mình đánh bại.
Ngoài ra còn có một sự thật nữa rất quan
trọng: Vô luận hiến pháp và điều lệ đảng đang có hiệu lực hồi đó ở
những nước này được viết như thế nào, quân đội của những nước này đi với
nhân dân và chỉ trung thành với tổ quốc. Nhờ vậy đã không xảy ra tắm
máu khi chế độ xã hội chủ nghĩa bị chính thể dân chủ thay thế.
Vậy
phải đi tìm những nguyên nhân thực đã dẫn tới sự sụp đổ chế độ XHCN ở
các nước LXĐÂ, song đấy không phải là mục đích của bài viết này.
Bài này chỉ lưu ý: Dư luận viên
không biết lấy ở đâu ra, hay là tự đặt ra những điều không có thật như
thế để tác động vào nhân nhân trong bàn thảo về sửa đổi hiến pháp lần
này là việc làm với dụng ý sai trái. Làm như thế, chỉ tự bộc lộ cái dở,
cái yếu của đội ngũ dư luận viên và chế độ, chỉ là tự phơi bầy cái thấp
kém của đảng cầm quyền. Đấy lại càng không thể là biện pháp hữu hiệu để
bảo vệ, củng cố sự tồn tại của chế độ.
Nếu
sự sụp đổ của các nước LXĐÂ có điều gì khác nữa đáng liên hệ với nước
ta, phải chăng đó là: Quyền lực dù hà khắc đến đâu, dù được bảo hộ bằng
cách nào, nhưng một khi đã mất dân thì mất tất cả.
Đứng
trước những mối nguy và thách thức mất còn đang hiện hữu của đất nước,
với tính cách là một lực lượng chính trị lớn nhất và mạnh nhất trong cả
nước, tại sao ĐCSVN không coi việc sửa đổi hiến pháp lần này là một cơ
hội giương cao ngọn cờ dân chủ và hòa hợp hòa giải dân tộc
để phát huy sức mạnh cả nước, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất
nước? Một sự nghiệp như thế không đáng để cho ĐCSVN dấn thân cùng với
toàn thể dân tộc thực hiện? Lợi ích nào, hay yếu kém nào khiến ĐCSVN
không lựa chọn như thế?…
Có
nghĩa vụ và trách nhiệm ràng buộc đối với đất nước cũng như đối với sự
tồn vong của chính mình, ĐCSVN phải đặt ra cho mình những câu hỏi nêu
trên. Những gì đã và đang diễn ra trong những hoạt động vận động dư luận
về sửa đổi hiến pháp hiện nay chỉ cho thấy: Đảng đang tìm mọi cách khư
khư nắm giữ quyền lực của mình. Thật ra Đảng đang tự vứt bỏ vai trò lãnh
đạo của mình, chẳng thế lực diễn biến hòa bình nào bên ngoài Đảng có
thể làm nổi việc này.
Nếu tự hỏi mình được như thế, ĐCSVN sẽ tự trả lời được cho mình Làm gì? Làm như thế nào?
Điều
chắc chắn, cải cách thể chế chính trị của đất nước là mặt yếu nhất của
ĐCSVN, yếu đến mức hầu như là Đảng không thể! Cầm quyền đã 38 năm rồi mà
vẫn không làm nổi, hoặc không có ý thức để làm!… Thậm chí Đảng đang
muốn làm ngược lại!?…
Điều
chắc chắn, cải cách thể chế chính trị chẳng những là đòi hỏi phát
triển của đất nước, mà còn là con đường dẫn Đảng đi với dân tộc, đi với
đất nước, sau khi đất nước đã giành được độc lập thống nhất. Đó là con
đường tránh được cho đất nước thảm họa nồi da xáo thịt ở phía trước.
Điều chắc chắn, cải cách thể chế chính trị theo hướng dân chủ và hòa hợp hòa giải dân tộc,
Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển, sẽ không phải hổ thẹn với
chính mình, và sẽ chiếm được trái tim của cả thế giới tiến bộ. Đã đến
lúc toàn thể dân tộc ta phải vượt lên mọi yếu kém của chính mình, quyết
khép lại quá khứ, để cùng nhau phấn đấu cho mục tiêu đáng sống này!
Sửa
đổi hiến pháp lần này đang mang lại cho đất nước một cơ hội như thế.
Đây là cơ hội chiến lược thứ tư cho phép đổi đời đất nước kể từ khi
giành được độc lập thống nhất. Vẫn còn thời gian, chỉ cần có cách làm
đúng, để có thể xây dựng được một hiến pháp nước ta phải có, làm nền
tảng cho nhân dân ta phấn đấu vì tự do hạnh phúc của chính mình và thay
đổi được thân phận của đất nước trong thế giới ngày nay.
3 cơ hội chiến lược trước đó của đất nước ĐCSVN đã để vuột mất./.
Võng Thị, ngày 16-05-2013
N.T.
N.T.
Nguồn: Viet-Studies
Tôi nghĩ các quan chức đã ăn quá nhiều, quá đủ rồi, đã cho con cái đi du học trời Tây để tiếp cận nền văn minh, dân chủ rồi thfi bây giờ cũng nên thức tỉnh lương tâm, quay đầu lại để cùng nhân dân xây dựng một nước VN văn minh, hạnh phúc trên tinh thần dân chủ và hòa hợp dân tộc, phát huy trí tuệ và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân.
Trả lờiXóaBạn có nghe câu: Lòng tham không đáy?
XóaBác Trung à! Cứ nhắc đến các Gs.Ts. lý luận của đảng lý luận (nói chính xác là lý loạn) về chủ nghĩa Mác - Lê qua những bài viết trên QĐND và phát biểu trên TV là tôi lại nổi da gà. Chính vì độc thoại mà các "dư luận viên" này mới không bị "vả vào mồm", vì nói cứ như phát ra từ cái băng ghi âm...
Trả lờiXóaĐiều trơ trẽn là họ nói mà cái miệng cứ ráo hoảnh, sắc mặt không hề tỏ ra ngượng ngùng. Có lẽ vì họ nghĩ họ là những nhà lý luận thật sự chăng? Hay họ nói vì cái "sổ hưu"? Nếu vì "mê muội" thì còn đáng thương, nhưng nói vì cái "sổ hưu" thì thật đáng tởm.
Nếu sòng phẳng, họ phải đăng cả những bài phản biện thì người đọc mới có thể so sánh và nhận thức cái nào thuyết phục. Nếu lý luận của họ phù hợp với hiện thực khách quan thì sẽ thuyết phục được người khác, chứ có gì đâu mà phải sợ???
Từ khi có Sir Internet, lịch sử mới có bộ mặt rõ ràng.
Trả lờiXóaBÁCcứ viết thẳng tưng ra thế này để mở mang dân trí hơn là gửi kiến nghị ,góp ý kiên ,đã đến lúc phải tập hợp lực lượng quần chúng lại mới that sự có sức mạnh
Trả lờiXóaCÓ LẼ ĐẢNG CSVN GIAI ĐOẠN TRƯỚC MẮT CHỈ NÊN ĐÓNG VAI TRÒ LÀ CƠ QUAN CỐ VẤN CHO QUỐC HỘI VÀ CÁC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP. KHÔNG NÊN THÒ TAY HÀNH XỬ THÔ BẠO BẮT CÁC CƠ QUAN HÀNH PHÁP PHẢI LÀM THEO Ý CÁ NHÂN LÃNH ĐẠO ĐẢNG .
Trả lờiXóaCảm ơn bác Trung đã rất tâm huyết với đất nước nhưng bác vẫ chưa hiểu (hay đã hiểu nhưng chưa tiện nói ra?) là cộng sản chỉ có thể xóa bỏ nó chứ không thể cải tạo được. Mọi cố gắng để làm đất nước tiến bộ hơn mà vẫn giữ đảng cộng sản chỉ là vô ích, phí công và tốn giấy mực thưa bác Trung.
Trả lờiXóaBác Nguyễn Trung là một người đảng viên cán bộ thuộc hàng lão thành , sinh ra và trưởng thành , thành đạt dưới chế độ này . Thế nhưng đứng trước tình hình đất nước khủng hoảng , suy thoái toàn diện hiện nay , cũng như nhiều vị nhân sĩ , trí thức khác ông đã nhận ra vấn đề cốt lõi của thực trạng hiện nay của đất nước và đã nói ra không e ngại , không bảo thủ cho chế độ dù ông vẫn là đảng viện cộng sãn . Thực trạng hiện nay của đất nước đã rõ , mọi vấn đề đã phơi bày ra hết có cố bưng bít cũng không được nữa . Nếu những người cầm quyền cao nhất hiện nay không chịu tiếp thu , không chịu cải cách theo hướng đem lại lợi ích cho toàn dân , theo hướng dân chủ và hoà hợp hoà giải dân tộc , thì mọi vấn đề nan giải hiện nay vẫn bế tắc và tương lai mờ mịt của đất nước là thấy rõ hơn bao giờ hết . Công hay tội với nhân dân và lịch sử cũng tuỳ thuộc vào những quyết định kịp thời và mạnh mẽ của các vị hôm nay . Hãy vì tương lai của con cháu chúng ta , hãy vì tiền đồ của đất nước , mọi người chúng tôi kêu gọi các vị hãy thực thi những quyết sách đúng đắn hợp lòng dân ngay trong thời điểm này , khi đất nước đứng trước vô vàn khó khăn chưa có lối ra này .
Trả lờiXóaLãnh đạo sai lầm đưa tới mất nước . Bài học lịch sử thời Nguyễn vẫn còn tươi nguyên . Ngày trước , người Việt còn bị che dấu đủ thứ, còn mù mờ vói những tiến bộ của nước ngoài, cho nên khi Đất Nước rơi vào tay ngoại bang thi hầu như toàn dân bị biến thành nô lệ và giang sơn bị kẻ xâm lăng tự do khai thác . Giang sơn bị thực dân chia 5 xẻ 7 để dễ cai trị . Như thực dân Pháp chia nhỏ Đông Dương thành những phần lãnh thổ theo từng chế độ khác nhau : Bắc Kỳ (TonKin Bảo Hộ ) Trung Kỳ ( AnNam có vua Triều Nguyễn ) Nam Kỳ ( Cochinchine Thuộc địa ) Tây Nguyên ( Vùng tự trị ) Lào cũng bị phân chia thành các tỉnh bảo hộ, Cao Miên ( Cambodge Bảo Hộ ) .
Trả lờiXóaRồi thực dân cấu kết với đế quốc chia đôi VN sau HĐ Geneve 1954 , trả đôc lập nửa vời cho Miên - Lào .
Đất Nước bị phân chia , lòng người dân cũng bị phân tán, trở thành thù nghịch của nhau. Hậu quả còn kéo dài không biết đến bao giờ mới chấm dứt. CQ nếu cứ mãi theo đuổi chính sách phân biệt đối xử, thiếu chính sách nhắm thu phục lòng dân , vẽ ra một thế lực thù địch như con ma rồi thành con ngáo ộp, rồi biến nó thành thực tại thì đó là sai lầm của Đảng và NN , chứ không thể hoàn toàn đổ lỗi cho nhân dân, cho những người vì lí do nay lí do kia mà phải rời bỏ tổ quốc ra sinh sống ở nước ngoài .
Lúc đầu những người liều chết vượt biên ra nước ngoài bị coi là thù địch, là phản quốc, rồi lại sửa đổi cái nhìn, nhưng vẫn chưa qui phục được bà con VK ở nước ngoài . Đến nay thì ngay cả viên chức cấp cao cũng hướng về nước ngoài, nhất là các nước tư bản, cụ thể là Mỹ . Thế lực thù địch lúc đầu chỉ là con ma, nay nó biến thành thực thể . Nó là mố đe doạ thực thụ cho sự tồn vong của chế độ !