Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

TIN ĐƯỢC KHÔNG, LÃNH ĐẠO SẼ PHẢI TIẾP DÂN?

Lãnh đạo sắp hết đường “trốn” dân?
Thứ tư 29/05/2013 09:18 

Dự án Luật tiếp công dân sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp lần này, bên lề Quốc hội chiều 28/5, ông Trương Minh Hoàng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho Infonet biết, dự án luật ra đời sẽ có lợi cho dân và người đứng đầu không "trốn" được dân.

Ông Trương Miinh Hoàng, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau. Ảnh. Xuân Hải.


Ông Hoàng cho rằng, dự án luật tiếp công dân là để người cán bộ, lãnh đạo những người có dấu hiệu né tránh không tiếp dân sẽ không thể chối bỏ hay vì lý do này khác để trốn tránh trách nhiệm của mình. Việc tiếp công dân để chúng ta thể hiện rõ trách nhiệm của công chức, của những người có thẩm quyền hay là người đại biểu nhân dân đối với người dân, đáp ứng với sự tin tưởng của cử tri.


Thưa ông, việc Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án luật tiếp dân tại kỳ họp lần này, ông có ý kiến như thế nào về tính khả thi của dự án luật tiếp dân?  


Tôi cho rằng, việc ban hành dự án Luật này là rất cần thiết làm. Dự án luật nếu được ban hành sẽ làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu khi tiếp dân. Việc này buộc người đứng đầu các cơ quan đơn vi, ban ngành phải nắm được vấn đề, mặt khác phải xây dựng đội ngũ chuyên môn của mình để làm thế nào thực hiện cho được công việc có chức năng này.


Một việc nữa là để làm tốt hơn vấn đề này thì những người đúng đầu phải am hiểu sự việc, nắm bắt được sự việc và bản thân anh ta phải đảm bảo về trình độ bao quát, mặt khác phải đi sâu, đi sát cơ sở để lắng nghe ý kiến từ các cấp có thẩm quyền xung quanh giải quyết vấn đề này và quan điểm về việc giải quyết vấn đề này như thế nào. Mặt khác tổng hợp các quan điểm của các ngành chức năng về vấn đề này như thế nào, có như thế khi tiếp xúc trao đổi với nhân chúng ta mới có cơ sở, điều kiện để giải thích với bà con nhân dân và với cử tri.


Trong thực tế khi bà con tìm đến các cơ quan chức năng để trao đổi về vấn đề gì thì thường họ khai thác các khía cạnh có lợi về mình là chính. Mà việc đó là đương nhiên thôi khi mình yêu cầu khiếu kiện về vấn đề gì mà chưa thấy hài lòng, cũng phải đặt ra vấn đề có lợi cho mình. Vì vậy, khi chúng ta muốn giải quyết được thỏa đáng vấn đề thì chúng ta phải nắm bắt vấn đề trên cơ sở quan điểm của các cơ quan ban ngành chức năng, đặc biệt là nắm bắt trên cơ sở pháp luật, giải thích trên cơ sở pháp luật. 


Việc tiếp công dân đã được thực hiện ở hầu hết các cơ quan nhà nước từ địa phương cho đến trung ương và giao cho cán bộ tiếp công dân, tuy nhiên người dân vẫn không hài lòng, có phải do phong cách, thái độ của cán bộ tiếp dân không thưa ông?


Tôi cho là đúng như vậy. Cũng có những trường hợp phân công cán bộ tiếp công dân, nhưng về phần trình độ chuyên môn, phong cách giao tiếp cũng là một vấn đề cần phải lựa chọn. Chúng tôi cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này, nghiệp vụ chuyên môn là một vấn đề, nhưng phong cách, thái độ tiếp công dân cũng là vấn đề quan trọng cần đặt ra, làm thế nào để khi công dân đến gặp gỡ trao đổi phải giải tỏa được những bức xúc, làm dịu tính nóng nảy của họ. 


Kinh nghiệm của ông trong thực tế khi tiếp dân là như thế nào, thưa ông?


Trong thực tế, tôi cũng có những kinh nghiệm thế này. Tôi làm cán bộ chủ chốt ở một cấp huyện, thỉnh thoảng bà con cũng đến yêu cầu, có khi mình cũng rất cần bà con đến, nhưng có khi cán bộ chuyên môn hoặc anh em bảo vệ cơ quan lại ngại công việc của mình đã có lịch sắp xếp từ trước nên bà con cũng không gặp được tôi. Có trường hợp, mặc dù đã có lịch bận từ trước nhưng khi biết bà con cần gặp nên tôi đã thu xếp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với bà con, sẵn sàng mời bà con vào tiếp chuyện.  


Có những việc người ta bức xúc viết đơn khiếu kiện nhưng mình dành thời gian tiếp chuyện giải thích cho bà con hiểu rõ thì họ cũng sẵn sàng rút đơn và đưa ra yêu cầu, trong đó yêu cầu của bà con có thể đưa ra 5 vấn đề, nhưng cũng có thể có 2 vấn đề đúng và cũng có thể có 1 hoặc hai vấn đề người dân sai, nhưng người ta cũng vui vẻ tiếp nhận vấn đề sai và xin sẵn sàng rút đơn về . 


Hiện nay việc tiếp dân của ông được thực hiện như thế nào, thưa ông?


Thời tôi làm bí thư huyện ủy tôi cũng thường xuống cơ sở để tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân và nay với cương vị là một đại biểu Quốc hội tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với dân, trước và sau khi diễn ra các kỳ họp. Mình có thể xuống cơ sở để khảo sát  một vấn đề gì đó để nghe bà con, tìm hiểu vấn đề, chính những lúc mình xuống nắm bắt tâm tư của bà con, qua đó gửi gắm tiếng nói của bà con nhân dân và đưa ra mốc thời gian trả lời để bà con cũng thấy nhẹ lòng hơn, nhưng cũng có nhiều vấn đề mình chuyển đến cơ quan này, cơ quan khác, cấp này cấp khác, nhưng cái khó của chúng tôi là sự trả lời chưa kịp thời, đó là điều đáng tiếc. Vì bà con trông đợi cũng như tôi trông đợi, làm sao có một cơ chế mạnh hơn nữa để khi có kiến nghị của đại biểu, nhân dân các cấp tạo ra áp lực để người đứng đầu phải có trách nhiệm trả lời cho bà con rõ ràng thật thỏa đáng.


Một vấn đề nữa là chúng ta không nên có thái độ né tránh với bà con. Bởi vì cũng là dân mình thôi, khi người ta có bức xúc thì mình cũng nên sẵn sàng. 


Như ông nói muốn có áp lực đủ mạnh để người đứng đầu phải tiếp dân, trả lời dân, áp lực đó là gì thưa ông?


Theo tôi thì phải sớm hoàn thiện Luật tiếp dân, nếu Luật được ban hành và sớm đi vào cuộc sống, có ràng buộc cho rõ ràng. Tôi nghí rằng mình sẽ căn cứ vào đó để tạo áp lực mạnh nhất.


Trong thực tế chúng ta còn việc nữa là vai trò của người đại biểu được dân cử, người giữ chức danh do Quốc hội bầu phê chuẩn nếu như anh ta làm chưa tốt trong việc tiếp dân và trả lời dân, thì đấy cũng là động thái để chúng ta nhắc nhở anh ta làm cho tốt. Mặt khác tại các cơ quan, các tổ chức chính trị cũng đang tiến hành những bước đó để chúng ta có điều kiện hơn để đánh giá cán bộ và đặc biệt là người đứng đầu.


Có ý kiến cho rằng nhiều quy định trong dự án luật tiếp dân trùng, gần giống với luật khiếu nại, luật tố cáo, ý kiến của ông về vấn đề này?


Thực ra thì Luật khiếu nại, luật tố cáo cũng đã có cơ sở, tạo điều kiện rất thuận lợi cho bà con nhân dân, nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh, chỉ cho người ta đi đến đâu, cái gì người ta làm đúng và chưa ràng buộc rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu, thái độ của người đứng đầu để đi đến việc gặp gỡ tiếp xúc và giải quyết đơn thư, thắc mắc của công dân.


Tôi nghĩ rằng, việc ban hành thêm Luật Tiếp công dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tạo vai trò trách nhiệm mạnh hơn của người đứng đầu đối với công dân khi người dân đặt vấn đề yêu cầu giải quyết đối với mình. 


Xin cảm ơn ông!


9 nhận xét :

  1. Hay đấy.
    Cứ để yên xem sao.

    Trả lờiXóa
  2. Bác cứ ngồi đó mà mơ, đến tự tay cử tri đi bỏ phiếu bầu nay có việc cần phỏng vấn, gửi cả văn bản mà còn chẳng ăn thua kia kìa.

    Trả lờiXóa
  3. Nước mẹ gì đâu , chú Tễu ơi
    "Miệng quan - trôn trẻ " ... chán mớ đời !
    Mị dân - chiêu ấy ai còn lạ
    Nghị gật, tin sao được hới Trời !!!

    Trả lờiXóa
  4. Hóa ra từ trước tới nay cái gọi là "lãnh đạo" không thèm tiếp dân à? Vậy thì đủ loại "Nhân Dân" như HĐND, UBND, Tòa án ND, VKSND, CAND... là cái mớ hỗn độn gì đây?
    Chỉ có ở VN mới phải chỉ thị cho quan chức như vậy!

    Trả lờiXóa
  5. VN có cả 1 rừng luật, nhưng xử theo LUẬT RỪNG!
    CÓ "LUẬT TIẾP DÂN" CHỈ ĐỂ TRANG TRÍ THÔI!

    Trả lờiXóa
  6. Ở quê tôi từ những năm 1960, dân tiếp cán bộ thế nào cũng có một mâm, tối thiểu là rổ khoai, rá đậu luộc. Còn cán bộ tiếp dân cùng lắm là chén chè bồm. Cho nên dân nói "Ăn đi xuống uống đi lên" là vậy. Cái nước này, cán bộ nó hư từ thời đó cơ. Nhờ phê và tự phê nửa thế kỉ nay nên nó không hư nữa, mà nó cướp, nó dọa, nó bịp, nó kéo cả đoàn đi trấn, đi bắn. Cán bộ nào không bòn rút dưới trên cho thật giàu tức thì bị coi là kém năng lực. Cán bộ xã nào không cho huyện giúp doanh nghiệp cướp đất tức thì bị thay liền, lí do là ngăn trở công cuộc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thật đo, thật đo. Có làm cán bộ xã mới thấy nhục.

    Trả lờiXóa
  7. CÁC ÔNG NÓI GÌ THÌ NÓI. DÂN CHÚNG TÔI HẾT CÁI BỆNH ẢO TƯỞNG RỒI!
    MỘT RỪNG LUẬT ĐÓ THÔI, NHƯNG KHI ÁP DỤNG THÌ CHỈ ÁP DỤNG MỘT THỨ LUẬT LÀ "LUẬT LÂM NGHIỆP".

    Trả lờiXóa
  8. Anh Diện ơi là anh anh Xuân Diện ơi !
    Theo Điều 6, Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2010 QUY ĐỊNH
    TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    đã quy định rõ như sau :
    Thủ trưởng cơ quan Nhà nước các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Thành phố Hà Nội có trách nhiệm định kỳ tiếp công dân để xem xét, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định cụ thể sau:
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất một ngày;
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày;
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố mỗi tháng ít nhất một ngày;
    Thế nhưng có bao giờ ông Nguyễn Thế Thảo-Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đến tiếp dân đâu ?
    Nhiều lần em muốn anh đăng lên việc này nhưng lần này may quá lại đưa lên Luật tiếp dân . Bà con dân Hà Nội ai mà chẳng biết ông NGuyễn Thế Thảo-Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có bao giờ ló mặt tại 34 Lý Thái Tổ hoặc trụ sở 2 ở 20 Hoàng Diệu đâu ? ( May mắn lắm là có ông Vũ Hồng Khanh-Phó chủ tịch ) ở ngoài đó quản lý láo nháo lắm anh ạ, tiếp cho xong ấy mà? có người đi cả đời cũng không được tiếp dân
    Đề nghị anh cứ đến đó mà đưa lên blog

    Trả lờiXóa
  9. 18/6/2013 tiếp đân tại 34-Lý Thái Tổ có tiến bộ hơn 1 chút ( thông báo về việc những công dân chưa được tiếp, sẽ được bảo lưu phiếu để tháng sau sẽ được tiếp )nhưng chỉ là hình thức . Chẳng thấy ông Nguyễn Thế Thảo hoặc phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.Tiếp dân chỉ là qua loa , câu giờ, bịp bợm, lừa đảo để không tiếp nhận đơn . Có hơn 100 dân bị từ chối tiếp dân niêm yết công khai .
    Nông dân Dương Nội biểu tình và có 20 người bị hốt lên xe Buýt đến trại Lộc Hà

    Trả lờiXóa