Làm thế nào để biến 'bùa đá' thành hòn đá bình thường?
21.05.2013 | 07:33
"Chắc chắn những người mang hòn đá này vào đền Thượng chưa từng nghĩ tới một ngày họ phải làm điều này. Rồi không biết sắp tới họ sẽ làm gì để biến một bùa đá có phép màu trở thành một hòn đá bình thường như bao hòn đá khác?", GS Ngô Đức Thịnh băn khoăn.
.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin |
Sau khi báo điện tử Người đưa tin đăng tải loạt bài phản ánh về những
bất thường của "hòn đá lạ" tại Đền Hùng, đến nay bộ VHTT&DL đã có
công văn yêu cầu tỉnh Phú Thọ di dời hòn đá ra khỏi khu di tích.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người còn băn khoăn là, tại sao chốn linh thiêng như Đền Hùng lại là chỗ để những cá nhân, tổ chức có thể tuỳ ý sắp đặt hiện vật tuỳ tiện gây xôn xao thậm chí hoang mang trong dư luận?
Xung quanh việc "hòn đá lạ" ngang nhiên vi phạm luật Di sản
Trong loạt bài trước, báo điện tử Người đưa tin đã đề cập đến hiện tượng "hòn đá lạ" với nhiều văn tự và hình vẽ "kỳ dị" gây khó hiểu, hoang mang trong dư luận được đặt tại đền Thượng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Giải thích về sự tồn tại của “hòn đá lạ”, ban Quản lý di tích Đền Hùng từng cho rằng, hòn đá này có chức năng bùa phép để phá yểm, hoá giải tai ương, cầu tài cầu lộc. Còn về việc giải thích những hình vẽ và ký tự trên hòn đá này, phía chính quyền Phú Thọ và ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng đã cho rằng, đó là sự kết hợp của bùa hóa giải tai ương (của Đạo giáo), các câu thần chú của Phật giáo Mật Tông và thế trận chiêm tinh Phật Tổ Như Lai kết hợp cùng thế trận trong Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người còn băn khoăn là, tại sao chốn linh thiêng như Đền Hùng lại là chỗ để những cá nhân, tổ chức có thể tuỳ ý sắp đặt hiện vật tuỳ tiện gây xôn xao thậm chí hoang mang trong dư luận?
Xung quanh việc "hòn đá lạ" ngang nhiên vi phạm luật Di sản
Trong loạt bài trước, báo điện tử Người đưa tin đã đề cập đến hiện tượng "hòn đá lạ" với nhiều văn tự và hình vẽ "kỳ dị" gây khó hiểu, hoang mang trong dư luận được đặt tại đền Thượng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Giải thích về sự tồn tại của “hòn đá lạ”, ban Quản lý di tích Đền Hùng từng cho rằng, hòn đá này có chức năng bùa phép để phá yểm, hoá giải tai ương, cầu tài cầu lộc. Còn về việc giải thích những hình vẽ và ký tự trên hòn đá này, phía chính quyền Phú Thọ và ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng đã cho rằng, đó là sự kết hợp của bùa hóa giải tai ương (của Đạo giáo), các câu thần chú của Phật giáo Mật Tông và thế trận chiêm tinh Phật Tổ Như Lai kết hợp cùng thế trận trong Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên.
Tâm sáng sao lại xem thường luật!?
Câu chuyện về "hòn đá lạ" ở Đền Hùng đến giờ mới chỉ dừng lại ở
việc nhận định nên hay không nên đặt hòn đá này tại đền Thượng. Một số
cá nhân có liên quan đến sự xuất hiện của hòn đá này tự ý cho rằng cái
tâm mình sáng nên không "hổ thẹn" về việc "đạp" trên luật Di sản để làm
theo ý mình. Thiết nghĩ đây là một lối tư duy sai lầm. Bởi "luật cũng là
tâm, ra đời để điều chỉnh hành vi của con người. Không thể ỷ vào tâm
rồi làm bừa bất chấp các quy định của pháp luật.
|
.
Xung quanh sự có mặt của "hòn đá lạ" tại Đền Hùng Phú Thọ, báo điện tử Người đưa tin cũng đã đăng tải các ý kiến của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lịch sử, văn hóa, tâm linh, phong thuỷ. Trên cơ sở khoa học và phân tích nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến "hòn đá lạ", các nhà khoa học đã có những luận giải và chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của hòn đá này và lý lẽ biện minh của "những người trong cuộc".
Điển hình là ý kiến của Giáo sư sử học Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam. Ông Phan Huy Lê đã phủ nhận thông tin quân Nguyên
Mông thuê đạo sĩ yểm bùa ở Đền Hùng. Vị giáo sư này khẳng định: "Chưa có
một sử liệu nào ghi chép tới sự kiện này". Trong khi đó, tổng Thư ký
hội Sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chỉ ra, việc đặt "hòn đá lạ"
vào Đền Hùng là trái luật Di sản, một sự tuỳ tiện mang ý chủ quan. Bởi,
hòn đá này không có trong hồ sơ di sản của khu di tích lịch sử Đền
Hùng. Liên quan đến các hình vẽ và hoạ tiết trên hòn đá, nhà nghiên
cứu tiềm năng con người ông Nguyễn Phúc Giác Hải nhận định, những hoạ
tiết và hình vẽ trên bùa đá này hỗn độn, khó hiểu và không lô gíc. Đặc
biệt, một nghiên cứu độc lập của Phòng Nghiên cứu phong thuỷ kiến trúc,
Viện Quy hoạch và kiến trúc UAI đã kết luận: "Hòn đá lạ" có năng lượng ở mức độ thấp, trường khí âm (âm khí).
Từ những căn cứ trên, các chuyên gia cho rằng bản thân hòn đá này sẽ không có một tác dụng tốt nào đối với khu di tích.
Trước những luận cứ khoa học không thể chối cãi, cùng với sự bất bình trong dư luận, UBND tỉnh Phú Thọ mong muốn tổ chức một cuộc hội thảo khoa học xung quanh "hòn đá lạ" để xin ý kiến của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều người phản đối ý tưởng trên, vì hội thảo sẽ không mang đến kết quả như mong muốn. Bởi, bản chất trấn yểm, bùa chú đã là việc tâm linh, khó thể định nghĩa và diễn giải khiến mọi người cùng "tâm phục khẩu phục" nên hội thảo sẽ càng làm cho sự việc thêm rối rắm. Cuối cùng, UBND tỉnh Phú Thọ buộc phải xin ý kiến của bộ VHTT&DL để xử lý “hòn đá lạ”. Ngày 14/5 bộ VHTT&DL đã có công văn trả lời, nêu rõ "hòn đá lạ" không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ phê duyệt. Việc đưa "hòn đá lạ" vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận. Căn cứ vào luật Di sản văn hóa, bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
Từ những căn cứ trên, các chuyên gia cho rằng bản thân hòn đá này sẽ không có một tác dụng tốt nào đối với khu di tích.
Trước những luận cứ khoa học không thể chối cãi, cùng với sự bất bình trong dư luận, UBND tỉnh Phú Thọ mong muốn tổ chức một cuộc hội thảo khoa học xung quanh "hòn đá lạ" để xin ý kiến của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều người phản đối ý tưởng trên, vì hội thảo sẽ không mang đến kết quả như mong muốn. Bởi, bản chất trấn yểm, bùa chú đã là việc tâm linh, khó thể định nghĩa và diễn giải khiến mọi người cùng "tâm phục khẩu phục" nên hội thảo sẽ càng làm cho sự việc thêm rối rắm. Cuối cùng, UBND tỉnh Phú Thọ buộc phải xin ý kiến của bộ VHTT&DL để xử lý “hòn đá lạ”. Ngày 14/5 bộ VHTT&DL đã có công văn trả lời, nêu rõ "hòn đá lạ" không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ phê duyệt. Việc đưa "hòn đá lạ" vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận. Căn cứ vào luật Di sản văn hóa, bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
"Hòn đá lạ" tại khu di tích Đền Hùng.
Khó xử lý trách nhiệm?
Công văn của bộ VHTT&DL do thứ trưởngDương Đặng Thị Bích Liên ký, một
lần nữa khẳng định sự sai trái và tuỳ tiện của ban Quản lý Di tích Đền
Hùng và chính quyền tỉnh Phú Thọ về việc đặt "hòn đá lạ" vào khu di tích
lịch sử Đền Hùng. Tuy nhiên, câu chuyện để "lọt lưới" hòn đá này vào
khu di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia đã khiến nhiều người tự hỏi,
tại sao một di tích quan trọng, một biểu tượng linh thiêng trong tâm
thức người Việt lại được quản lý khá tuỳ tiện, bị chi phối bởi quan điểm
"mê tín" của một số cá nhân có trách nhiệm. Để xảy ra vụ việc này
thuộc về ai và sự việc sẽ được xử lý như thế nào? .
Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin liên quan đến vấn đề trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Uỷ viên hội đồng Di sản Văn hoá Trung ương, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, việc làm này rõ ràng sai trái, gây bất bình trong dư luận cả nước. Mặc dù, ý định ban đầu của người đặt "hòn đá lạ" vào đền Thượng có thể xuất phát từ cái tâm rất tốt nhưng Đền Hùng là một di tích đặc biệt không thể tuỳ tâm mà làm được. Trên một khía cạnh khác, bùa chú, trấn yểm là vấn đề mang tính tâm linh, duy tâm, vừa khó để kiểm chứng đúng sai nên gây hoài nghi. Đặt một hòn đá mang tính bùa chú, trấn yểm rõ ràng là không nên tại khu di tích Đền Hùng. Cũng vì việc làm tâm linh, lại xuất phát từ cái tâm nên việc xử lý trách nhiệm cá nhân như thế nào là rất khó.
Theo ông Thịnh: "Trước mắt, đưa "hòn đá lạ" ra khỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng. Còn việc xử lý như thế nào phải chờ phía tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc quản lý di tích Đền Hùng là việc làm mà nhân dân cả nước quan tâm, liệu việc xử lý có hợp với lòng dân hay không còn phải đợi".
PV báo điện tử Người đưa tin cũng cố gắng tìm cách liên lạc với ban Quản lý Di tích Đền Hùng để tìm câu trả lời cho những thắc mắc nhưng không được. Đáng lẽ, với một sự việc gây xôn xao dư luận như trên, phía UBND tỉnh Phú Thọ phải sớm tổ chức một cuộc họp báo nhằm trả lời các câu hỏi thắc mắc mà dư luận đang đặt ra.
Công văn của bộ VHTT&DL do thứ trưởng
Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin liên quan đến vấn đề trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Uỷ viên hội đồng Di sản Văn hoá Trung ương, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, việc làm này rõ ràng sai trái, gây bất bình trong dư luận cả nước. Mặc dù, ý định ban đầu của người đặt "hòn đá lạ" vào đền Thượng có thể xuất phát từ cái tâm rất tốt nhưng Đền Hùng là một di tích đặc biệt không thể tuỳ tâm mà làm được. Trên một khía cạnh khác, bùa chú, trấn yểm là vấn đề mang tính tâm linh, duy tâm, vừa khó để kiểm chứng đúng sai nên gây hoài nghi. Đặt một hòn đá mang tính bùa chú, trấn yểm rõ ràng là không nên tại khu di tích Đền Hùng. Cũng vì việc làm tâm linh, lại xuất phát từ cái tâm nên việc xử lý trách nhiệm cá nhân như thế nào là rất khó.
Theo ông Thịnh: "Trước mắt, đưa "hòn đá lạ" ra khỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng. Còn việc xử lý như thế nào phải chờ phía tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc quản lý di tích Đền Hùng là việc làm mà nhân dân cả nước quan tâm, liệu việc xử lý có hợp với lòng dân hay không còn phải đợi".
PV báo điện tử Người đưa tin cũng cố gắng tìm cách liên lạc với ban Quản lý Di tích Đền Hùng để tìm câu trả lời cho những thắc mắc nhưng không được. Đáng lẽ, với một sự việc gây xôn xao dư luận như trên, phía UBND tỉnh Phú Thọ phải sớm tổ chức một cuộc họp báo nhằm trả lời các câu hỏi thắc mắc mà dư luận đang đặt ra.
Tự mình buộc chân?
Trước việc làm thế nào có thể mang "hòn đá lạ" ra khỏi Đền
Hùng mà không bị ám ảnh, bởi như lý giải từ phía những người liên quan
đây là hòn đá "tâm linh" hiện nó đang tích tụ năng lượng và phát huy
tác dụng. Như cái lý trên, việc di dời hòn đá khỏi khu di tích Đền Hùng
và đem đặt ở đâu đang thực sự khiến nhiều người tò mò. Trước câu hỏi
này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh chỉ biết cười xoà vì theo ông, đã là tâm linh
rất khó để diễn giải đúng sai. Chắc chắn những người mang hòn đá
này vào đền Thượng chưa từng nghĩ tới một ngày họ phải làm
điều này. Rồi không biết sắp tới họ sẽ làm gì để biến một bùa đá có phép
màu trở thành một hòn đá bình thường như bao hòn đá khác?
|
Như Hải
Nguồn: Người Đưa tin
Từ khi đặt viên đá vào Đền Tổ thì Việt Nam xảy ra lắm sự kiện rối rắm: Vinashin, Vinaline, Bôxit Tây Nguyên, Tàu đẩy mạnh xâm lược biển Đông, kinh tế suy thoái nặng nề, nội bộ Lãnh đạo Đảng đấu đá loạn xạ,... Vậy nên đặt hòn đá ra chổ khác. Nếu là quà của Trung Quốc tặng thì trả lại cho họ.
Trả lờiXóaNếu ông nào cũng ngán thì thuê mấy tay đánh dân ở Văn Giang hoặc toán quân "cưỡng chế" đầm anh Vươn ở Tiên Lãng của đại tá Ca lên làm. Xong rồi cho họ luôn, tui bảo đảm 59" là xong ngay!
XóaHầy dà. Ngộ ngu sao mà nhận lại cục quái thai ấy!
XóaHoàn toàn nhất trí với nhận định của GS Ngô Đức Thịnh, rằng "Trước mắt, đưa "hòn đá lạ" ra khỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng. Còn việc xử lý như thế nào phải chờ phía tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc quản lý di tích Đền Hùng là việc làm mà nhân dân cả nước quan tâm, liệu việc xử lý có hợp với lòng dân hay không còn phải đợi". Tôi xin nhấn mạnh thêm: PHẢI ĐƯA NGAY hòn đã này ra khỏi khu vực đền Hùng, rồi mới bàn đến chuyện khác. Còn việc xử lý, như các nhà KH đã phân tích (đặc biệt những nhà chuyên môn sâu như trong bài đã nêu), việc làm mang tính vi phạm pháp luật cần xử theo đúng tinh thần pháp luật. Có những việc không vi phạm pháp luật mà người ta còn sử dụng pháp luật (hiện hành) để xử, mà còn xử nặng, nữa là đối với hành vi vi phạm rõ ràng đến như vậy. Nếu không xử dứt điểm và thích đáng, những nơi khác sẽ tiếp tục triển khai, tiếp tục "nhân giống" từ "thành tích" điển hình này ra những phong trào rầm rộ khắp cả nước, thật méo mó và nguy hiểm. Qua đây cho thấy những người làm và đồng ý cho làm cái việc tày đình này có trí tuệ như thế nào. Có lẽ nó ở dưới mức bình dân. Tôi có quen biết (khá rõ) một nhân vật có cái "trụ sở giao dịch" về đá phong thủy ở trong khu thành cổ Hà nội (Hoàng Diệu), và tôi biết anh ta cũng có dính dáng đến đền Hùng từ mấy năm nay rồi, chỉ có không rõ cái hòn đá kia (hòn đá lạ) có phải của anh ta hay không thì tôi không chắc. Tôi biết chất con người này. Nói tóm lại, bịp bợm kiến tiền là chính. Phải nói công bằng rằng nhiều người trong dân gian, và cả quan chức cao cấp nữa, thực ra rất dễ bị lừa. Chỉ có điều ai mà có gan đi lừa, thì hầu như đều thành công cả. Và cú lừa hay nhất mọi thời đại còn đang hiện hữu ở trong ta. Cú lừa đó vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.lkk
Trả lờiXóaTừ việc di chuyển 1 hòn đá ra khỏi du tích nhìn rộng ra mới thấy việc đưa bất cứ chú “sâu” nào ra khỏi hệ thống lãnh đạo nó khủng khiếp thế nào. Thứ trưởng bộ VHDL&TT tuyên bố, ông đương kim giám đốc BQL di tích nói không có lý do để đặt bùa yểm ở đền Hùng, vậy mà, thời gian thì cứ trôi đi, dân chúng thì cứ bàn luận, còn hòn đá thì…cứ đứng đó! Vậy thử hỏi làm thế nào đưa được “sâu” ra khỏi vị trí của họ đây?
Trả lờiXóa"Ô HÔ ! THẰNG NÀO CŨNG SỢ BỎ HÒN ĐÁ BÙA RA KHỎI ĐỀN HÙNG!"
Trả lờiXóaThiết nghĩ có gan làm có gan chịu, đừng quanh co vòng vo cho tốn công tốn sức của các "nhà nọ, nhà kia", đừng làm mất thời giờ của nhân dân nữa, thưa quý vị đáng kính (!?)
Một việc sai lè lè như thế mà không giải quyết nổi thì còn làm được cái gì đây (???)
Yêu cầu tỉnh Phú Thọ khẩn trương vứt ngay hòn đá lạ ấy đi!
Yêu cầu Bộ VHTT&DL sớm chấm dứt việc này, xử lý thật nghiêm những kẻ đã dám đưa hòn đá lạ vào Đền Thờ Quốc Tổ HÙng Vương!!!
THẰNG NÀO CŨNG SỢ BỎ HÒN ĐÁ RA KHỎI ĐỀN HÙNG.
Trả lờiXóaCái tựa đề này của bài báo không đúng lắm.
Mà phải là:
KHÔNG THẰNG NÀO DÁM BỎ HÒN ĐÁ RA KHỎI ĐỀN HÙNG.
Ngày xưa ông học Mác-Lê
Trả lờiXóaThắp hương cũng bị vu mê tín liền
Bây giờ cả đống đảng viên
Lạy một hòn đá điên điên khùng khùng
Thương thay các vị vua Hùng
Cháu con ưu tú nửa khùng nửa điên...
Sẽ có vài thằng chết trong vụ "hòn đá lạ" này.
Trả lờiXóaHay, cứ như là đang xem Tuồng ấy nhỉ.
Úi! nó thiêng vậy thật á.
XóaBọn quân Nguyên nó thâm thật.
Bây giờ cái bùa yểm bằng gạch kia mới phát tác ma lực.
Khối thằng chết.
Hu hu...
Cắt tiết gà lọ là cần gì đến dao mổ trâu.
Trả lờiXóaThiết tưởng chỉ cho 2 đến 3 người dân phòng khuân nó ra là cũng đủ. Vả lại cần đập ngay hòn đá ra thì tên tuổi những kẻ "cung tiến" hòn đá đều có trong đó cả, bắt lấy mà xử lý. Nay lại trù trừ không quyết, tôi e việc sẽ hỏng.
Bộ Văn Thể Du là bộ gì mà đang cưỡi ngựa xem hoa trong khi người dân bàn tán về chuyện linh thiêng trong đền thờ tổ tông của nước ta ?
Trả lờiXóaVô tư đến thế là cùng, đợi mọi chuyện be bét ra rồi chỉ ký một công văn rồi thôi.
Lãnh đạo Bộ Văn Thể Du thật hiền hòa, đáng mến, thân thiện với mọi người. Ai làm đúng thì tốt mà sai cũng không sao.
Càng tốt, câu chuyện nầy càng kéo dài theo năm tháng thì càng nhận rõ bộ mặt dốt nát quan liêu của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.
Chuyện nhỏ như vậy mà giải quyết không xong thì mơ gì chuyện lón?
Trả lờiXóaTôi có cách này: bác nào nhà gần đó đem một cục đá Thuần Việt đặt vào trong đó để trị lại. Tên nào phản ứng, nói nó phải đem cục ung thư đó ra khỏi!
Nói vậy thôi, chứ thực ra ở nước ta đang có tình trạng chỉ nói mà không dám làm, kể cả tôi.