CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc------***-----
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2013
KIẾN NGHỊ
(Hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP)Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng)Đồng kính gửi: Chính phủ (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Tôi - Trần Vũ Hải, công dân Việt Nam, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội - căn cứ Điều 53 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước…”, xin gửi tới Quý Cơ quan kiến nghị có nội dung sau đây:
Ngày 03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/05/2012. Điều 4 khoản 3 Nghị định này quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, và theo Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay mặt Nhà nước thực hiện độc quyền này. Theo Điều 16 khoản 2 của Nghị định này, vàng miếng được bổ sung vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước, tức được coi là ngoại hối theo Luật Ngân hàng.
Chúng tôi thấy rằng quy định về độc quyền này là không phù hợp Luật Ngân hàng, Pháp lệnh ngoại hối hiện hành và một số luật khác.
Điều 4 Luật Ngân hàng (được ban hành năm 2010) về nhiệm vụ, quyền hạncủa NHNN có quy định: “… Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”, “quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước…” nhưng không quy định NHNN thay mặt Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng làm vàng miếng.
Điều 31 Luật Ngân hàng quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn: “…Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối…”.
Điều 33 Luật này quy định:“Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy, Luật Ngân hàng 2010 không cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối (trong đó có hoạt động sản xuất vàng miếng, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng), nhưng phải được NHNN cấp phép khi có hoạt động ngoại hối. Luật Ngân hàng 2010 cho phép NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối (trong đó có vàng miếng) nhưng không quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Theo Điều 31 Pháp lệnh ngoại hối 2005: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.” Như vậy, các TCTD và các tổ chức khác được phép kinh doanh vàng được quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu(kể cả vàng miếng), nhưng phải chịu sự quản lý của NHNN. Do đó, quy định độc quyền Nhà nước về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP trái với Pháp lệnh ngoại hối 2005 (đang có hiệu lực).
Luật Các Tổ chức tín dụng (ban hành năm 2010) cho phép các TCTD hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoại hối (trong đó có kinh doanh vàng miếng) theo quy định của NHNN, không có quy định nào cấm các TCTD kinh doanh sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Luật Thương mại không có điều khoản nào quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng.
Không có điều khoản nào của Hiến pháp, không có luật nào, Pháp lệnh nàoquy định Chính phủ được quyền tuyên bố Nhà nước tước quyền kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó của các chủ thể khác để giành độc quyền kinh doanh cho mình như theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Nghị định này của Chính phủ đã tước bỏ quyền kinh doanh sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh vàng, tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh trong những lĩnh vực này. Quy định này khiến nhiều TCTD và các tổ chức khác bị thiệt hại, nhưng không được bồi thường, gián tiếp để các cổ đông của họ bị thiệt hại do doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, dẫn đến giá cổ phiếu (giá trị tài sản của các cổ đông) sụt giảm.
Thực tế, khi NHNN thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng, chênh lệch giá vàng tại Việt Nam và thị trường quốc tế tăng cao. Lãnh đạo NHNN cho rằng chênh lệch này thuộc về ngân sách Nhà nước. Sự biện bạch này rất nguy hiểm, vì thực tế NHNN có lợi là chủ yếu khi công bố kết quả tài chính. Kết quả tài chính tốt, các cán bộ công chức nhân viên của NHNN sẽ được đảm bảo thưởng, phúc lợi ở mức cao, kinh phí khoán và kinh phí khác của NHNN được điều chỉnh tăng. Mặt khác, không thể vì lý do lợi nhuận chuyển về ngân sách Nhà nước để Nhà nước độc quyền kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì.
Rõ ràng việc Chính phủ tuyên bố độc quyền kinh doanh về sản xuất, xuất nhập khẩu vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường pháp lý kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân lo ngại, Chính phủ có thể tuyên bố độc quyền kinh doanh trong các lĩnh vực khác với lý do mang lại lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước. Ví dụ các cơ quan Nhà nước khác noi gương NHNN đề xuất Nhà nước độc quyền kinh doanh sản xuất,xuất nhập khẩu khoáng sản, xăng dầu, lương thực, sữa, dược phẩm…, định giá theo ý muốn (cao hơn hoặc thấp hơn so với thị trường quốc tế) với lý do chênh lệch giá sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước. Trong tình hình khó khăn về ngân sách Nhà nước, những đề xuất này có vẻ hợp lý và Chính phủ có lý do để xem xét, vì đã có tiền lệ tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh về vàng miếng như theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
______________________________Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều 91 Hiến pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005.
Trân trọng./
Trần Vũ Hải
Bổ sung, hồi 15h50′, ngày 9/5/2013.
Sau bài viết này một ngày, chiều 8/5,Ngân hàng nhà nước đã có phản ứng
“giải đáp” bằng một bản thông báo, rồi một Đại biểu quốc hội đã kiến
nghị Bộ Tư pháp xem xét Ngân hàng nhà nước có vi phạm pháp luật hay
không: - Ngân hàng Nhà nước “trần tình” về nguồn vàng đấu thầu (LĐ), - Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về việc can thiệp thị trường vàng (TT); - NHNN lên tiếng về can thiệp thị trường vàng (Gafin), - Ngân hàng Nhà nước: Can thiệp thị trường vàng là đúng luật (VNEco). - NHNN phản hồi về việc dùng vàng dự trữ ngoại hối, bình ổn thị trường vàng (NLĐ). - Ngân hàng Nhà nước sử dụng ngoại tệ dự trữ để mua vàng (SM). - “Nhập vàng không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ” (TTXVN). - Độc quyền sản xuất vàng miếng: Bộ Tư pháp xét tính pháp lý (VnEco).
Tuy nhiên, trả lời của Bộ Tư pháp chỉ dựa vào Nghị định 24/2012/NĐ-CP
của Chính phủ, mà đã “lờ đi” Luật Ngân hàng và Pháp lệnh ngoại hối, là
những văn bản LS Trần Vũ Hải nêu ra trong kiến nghị này, có giá trị pháp
lý cao hơn Nghị định 24. Còn thông báo của Ngân hàng nhà nước cho là
mình thực hiện đúng đúng theo quy định của Luật Ngân hàng nhưng không rõ “quy định” nào trong đó, có liên quan tới những gì mà LS Trần Vũ Hải đã nêu hay không. - BA SÀM ĐIỂM BÁO.
Cảm ơn LS Trần Vũ Hải, đã đứng ra thay ặt nhân dân phơi bày và ngăn chặn những hành động lợi dụng chức danh nhà nước ban hành nghị định lấp liếm nhằm móc túi người dân làm khánh kiệt nguồn lưu trữ của họ, và thắt hầu bao của dân bằng các chính sách kinh doanh độc quyền vô tội vạ. Trân trọng.
Trả lờiXóaCác bác đọc cái bài này thêm nè http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/dan-khong-thich-chenh-lech-gia-vang-phai-hoi-do-la-dan-nao-2013050622094604313ca34.chn mới thấy.. kinh hơn !
Trả lờiXóaGiữ ban ngày mà nhiều người cứ ngủ mơ mãi vậy! Thống đốc NH lên TV giải thích cái nghị định đó thắng lợi, ngày hôm sau bồi them 1 phỏng vấn chuyên gia kinh tế nữa khẳng định là đúng. Vậy, dân còn mơ gì nữa, tỉnh dậy đi thôi!
Trả lờiXóaXin Nhờ LS Trần Vũ Hải Vạch mặt cái nghị định 71 CP. Nó là một nghị định độc tài, ăn cướp, chính nó đã làm cho tình hình giao thông thêm rối ren, gây đau khổ cho tài xế và chủ phương tiện cũng như chủ hàng hoá. Xin cảm ơn LS Trần Vũ Hải.
Trả lờiXóaSao LS chỉ đề nghị bỏ độc quyền vàng miếng, mà không đề nghị bỏ cái độc tài của đảng CS Việt Nam? Bỏ độc tài của đảng CS cấp thiết hơn bỏ độc quyền vàng miếng chứ ? Bởi độc tài của đảng CS là nguyên nhân của mọi nguyên đã đưa đất nước ta tới thảm cảnh ngày nay.
Trả lờiXóaLàm sao bỏ được bạn đó là "ý nguyện của toàn dân " đã được nhân dân "lựa chọn" , đó là những " vì sao, tinh tú ,kiệt xuất " là "đại diện cho nhân dân VN " , họ trung thành với nhân dân tuyệt đối , là "đầy Tớ " của chúng ta cơ mà . Tôi nhận thấy bạn đang tự diễn biến đấy
XóaNHỜ " LÀM TỚ THẰNG KHÔN" NÊN NƯỚC NHẬT MỚI NHƯ VẬY !
Trả lờiXóaThưa anh Diện và các bạn ,
Sau đây là đóng góp cũa tôi sau khi đọc đoạn sau đây trong bài "Đã đến lúc thực tiễn Việt Nam quyết định lý luận Việt Nam" cũa ông Đoàn Vương Thanh đăng trên Quechoa :
"Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, nước Nhật bị lôi vào cuộc và cũng trải qua chiến tranh khốc liệt, nhưng sau đó những người Nhật Bản thông minh mặc dù vẫn duy trì chế độ “Nhật hoàng” nhưng lại có dân chủ hơn bao giờ hết . . . "
Tác giã không nói rõ NGUYÊN NHÂN nào đã đưa nước Nhật "có dân chũ hơn bao giờ hết " ; đây thật là một khiếm khuyết lớn . Tưỡng cũng nên nói thêm về đời sống người Nhật lúc đó .
Theo báo Life cũa Mỹ , sau khi thua trận , hàng triệu người thất nghiệp (gồm quân nhân rã ngũ , công chức - do bộ máy hành chánh tan rã và công nhân - do hãng xưỡng bị tàn phá) . Rất nhiều người dân sống ở đầu đường xó chợ vì nhà cũa họ đã tan nát sau các đợt bom trải thãm cũa Mỹ . Người dân (có nhiều người già) muốn di chuyễn từ nơi này sang nơi khác phải nằm bên ngoài ga xe lữa trong nhiều ngày trong giá lạnh. Lương thực cũng thiếu thốn đến độ người ta dự trù sẽ có khoãng 2 TRIỆU NGƯỜI chết đói . Rất nhiều đàn bà Nhật phải ngũ với lính Mỹ đễ có tiền mua thức ăn ; đến độ một binh sĩ Mỹ đã nói với phóng viên báo này " Đàn bà Nhật thì nhiều nhưng tiền cũa tôi lại không nhiều !".
Lúc đó , bộ tham mưu cũa đội quân chiếm đóng do tướng Mỹ MacArthur chĩ huy , đã cấp tốc soạn thão một bãn Hiến pháp dựa theo hiến pháp cũa nước Anh .
Lập pháp (Quốc hội) được bầu theo thễ thức phổ thông , trực tiếp và kín và gồm 2 viện . . . Hành pháp do thũ tướng nắm , ông này được đề cữ bởi người lãnh đạo cũa đãng nắm đa số tại Quốc hội . . .
Người Mỹ đã cai trị đến năm 1952 thì trao trã độc lập cho người Nhật .Và chĩ 12 năm sau đó (1964) , Nhật đã đi đôi hia 7 dặm về kinh tế , văn hóa , v.v... như tỗ chức Hội chợ Quốc tế Osaka , Thế Vận Hội Tokyo , đường xe lữa cao tốc ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI , v.v...
Ta có thễ kết luận một cách chua chát : vì buộc phải "làm tớ thằng khôn" nên từ một nước thua trận trong NHỤC NHÃ VÀ ĐÓI LẠNH , nước Nhật đã làm được những kỳ tích như vậy !
Cảm ơn Luật sư.
Trả lờiXóaKhông chỉ không nên có vàng độc quyền vàng.
Tất cả mọi thứ đều phải có môi trường cạnh tranh xã hội mới đi lên được.
khoa học, tôn giáo, giáo dục, chính trị, đảng phái.
Mọi thứ độc quyền đều có hại
Ý KIẾN TẠI HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI
Trả lờiXóaGIỮA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ BỘ TÀI CHÍNH VỀ THUẾ VÀ HẢI QUAN
Ngày 27 tháng 09 năm 2012
http://nguyenvanthanh.vnweblogs.com/post/8644/384027
Trước đây 70 năm, nhà văn Thế Lữ đã viết cuốn tiểu thuyết " Vàng và Máu " Ngày nay vàng vẫn đi đội với máu . Máu nhà giàu, máu dân nghèo . Người Việt nằm trên đống vàng , đã khổ vì người Tầu yểm bùa, khai thác từ hàng ngàn năm nay, rồi đến thực dân vơ vét, bây giờ lại đến NN ta làm khổ dân mình . Vì vàng, lợi nhuận quá nhiều, mấy ai còn nhớ đến nhân nghĩa .
Trả lờiXóa