Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

HÔM NAY, THỦ TƯỚNG VN PHÁT BIỂU TẠI PHIÊN KHAI MẠC ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA


Thủ tướng Dũng 'sẽ nêu vấn đề Biển Đông'
Cập nhật: 12:14 GMT - thứ năm, 30 tháng 5, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ là diễn giả chính của Đối thoại Shangri-La và dự kiến sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại phiên khai mạc của diễn đàn về an ninh khu vực vào ngày mai 31/05.

Ông Dũng đến Singapore với tư cách ‘khách mời đặc biệt’ của nước chủ nhà và Ban tổ chức. 

Các bài liên quan
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Việt Nam được chọn làm diễn giả chính trong 12 lần Đối thoại Shangri-La được tổ chức tại Singapore.

Đối thoại năm nay diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng mới trên Biển Đông giữa Bắc Kinh với Hà Nội và Manila cũng như sự cố gần đây khi tàu Philipines bắn chết một ngư dân Đài Loan.

Trung Quốc năm nay ‘hạ cấp’ phái đoàn đi dự Shangri-La khi cho Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng Quân là ông Thích Kiến Quốc dẫn đầu, thay vì bộ trưởng Quốc phòng như năm ngoái.

Anh và Pháp gửi bộ trưởng Quốc phòng của họ dự Đối thoại còn châu Âu cử bà Catherine Ashton, trưởng đại diện đối ngoại của họ.

Ngoài các nước trên và toàn bộ các nước Asean, Đối thoại Shangri-La năm nay còn có sự tham gia của đại diện các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Úc, Canada, Hàn Quốc...

Vì hòa bình, ổn định’

Việt Nam có một số quan hệ hợp tác quân sự với Trung Quốc.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết bên lề kỳ họp Quốc hội rằng bài diễn văn của Thủ tướng Dũng ‘tất nhiên có đề cập vấn đề Biển Đông’.

Ông Minh cũng ̣được dẫn lời nói phái đoàn Việt Nam đến Singapore với tinh thần ‘làm sao đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực’.

Thủ tướng Việt Nam là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ năm là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La theo truyền thống có từ năm 2009, sau các vị: Thủ tướng Úc Kevin Rudd, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Sau khi đọc diễn văn tại khách sạn Shangri-La, Thủ tướng Dũng cũng sẽ thăm chính thức Singapore và dự kiến sẽ có các cuộc tiếp xúc với Tổng thổng Tony Tan và Thủ tướng Lý Hiển Long của nước chủ nhà cũng như làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại đây.

Trong lúc này, phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng, dẫn đầu đã đến Singapore dự hội nghị. Ông Vịnh cũng là quan chức cấp cao nhất của Việt Nam dự Đối thoại năm ngoái.

Ông Vịnh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể vào Chủ nhật ngày 2/6 và sẽ hội kiến bộ trưởng hoặc thứ trưởng Quốc phòng các nước Nga, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Singapore, New Zealand và tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Hiện không rõ ông Vịnh có lịch gặp ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và vị đại diện Trung Quốc bên lề diễn đàn hay không.

Năm phiên thảo luận toàn thể tại Đối thoại năm nay sẽ xoay quanh các chủ đề: cách tiếp cận của Mỹ đối với an ninh khu vực, bảo vệ lợi ích quốc gia đi đôi với ngăn ngừa xung đột, hiện đại hóa quân sự và minh bạch hóa chiến lược, các xu thế mới trong nền an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác quốc phòng trong khu vực.

Ngoài ra còn có sáu phiên họp đặc biệt vào chiều ngày 1/6 về các chủ đề nóng bỏng đối với an ninh khu vực hiện nay: ngăn ngừa sự cố trên biển, phòng thủ tên lửa, ngoại giao quốc phòng và ngăn ngừa xung đột, công nghệ quân sự mới, tình hình Afghanistan và sự phát triển của mạng với an ninh châu Á. 

'Lập trường nhất quán'

Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Dũng từng nói về chủ quyền Hoàng Sa trước quốc hội Việt Nam.

Cho tới nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chính khách cao cấp nhất của Việt Nam tuyên bố rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm 1974.

Ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền Biển Đông khi trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội hồi tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội.

Tuy nhiên ông thủ tướng nói thêm Việt Nam cũng chủ trương "đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình".

Ông được truyền thông trong nước dẫn lời nói: "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này".

Theo ông, việc đàm phán đòi hỏi chủ quyền là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước LHQ về Luật biển.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, vào lúc đó nhận xét: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa".

"Khác với Trường Sa, vốn được cho là khu vực tranh chấp, Hoàng Sa luôn được Trung Quốc coi là lãnh thổ của nước này một cách hiển nhiên và không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán."

Theo ông Thayer, do vậy vấn đề Hoàng Sa cũng không được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến, và việc hai chữ Hoàng Sa được nhắc tới một cách chính thống những ngày này cho thấy một sự dịch chuyển trong chính sách.

Nguồn: BBC Tiếng Việt


11 nhận xét :

  1. Chỉ cần Ông Nguyễn Tấn Dũng tái xác nhận trước hội nghị Đối thoại Shangri-La rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam và nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo nầy đến cùng dầu phải hy sinh đến mạng sống của mình. Chỉ cần phát biểu như thế nhân dân VN sẽ có cái nhìn tốt đẹp về ông. Rất mong ông hiểu nhân dân ta hiện nay muốn gì.

    Trả lờiXóa
  2. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 10:25 31 tháng 5, 2013

    Có dùng biện đàm phán hoà bình thì thực lực của mình cũng phải mạnh, phải được các bên tôn trọng . Còn như hiện thời với những cái sờ sờ hàng ngày ở Biển Đông, TQ chẳng coi VN và Philippines ra gì . Nghĩa là VN không mạnh , nói thẳng ra là thế .
    Còn đối với tướng NCV thì vẩn thế, đừng mong gì ở ông tướng này . Xem thành phần phái đoàn VN thì biết các vị đó sẽ nói gì, làm gì .

    Trả lờiXóa
  3. tại hội nghị đối thoại SHANGRI-LA thủ tướng VIỆT NAM cần đề cập về chủ quyền VIỆT NAM đối với quần đảo trường sa nhưng cũng cần nêu ra vấn đề an ninh khu vực và an ninh thế giới trên biển đông yêu cầu thế giới mạnh mẽ phản đối TRUNG QUÔC nếu TRUNG QUỐC không nhượng bộ yêu cầu thế gới cấm vận không quan hệ với TRNG QUỐC

    Trả lờiXóa
  4. Ông hãy nói sao cho đúng trách nhiệm là TT của VN trước những ức hiếp của ngoại bang chưa bao giờ hèn nhát và rất biết xấu hổ và phỉ nhổ những việc làm luồn cúi hèn hạ!

    Trả lờiXóa
  5. Đây là cơ hội để Thủ tướng lấy lại lòng tin của những người yêu nước, bằng cách :
    1/ Khảng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, Nhân dân Việt Nam quyết giành lại và bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá.
    2/ Không chấp nhận giải quyết song phương vấn đề tranh chấp, mọi tranh chấp Biển đảo phải tuân theo công pháp Quốc tế mà các bên có liên quan tham gia.
    3/ Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bành trướng và gây hấn ở Biển Đông.
    4/ Việt Nam ủng hộ và kêu gọi việc Hợp tác-Liên kết đa phương(Về Quân sự-Kinh tế-Chính trị) để bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp của mỉnh, và bảo vệ Hòa bình trên khu vực Biển Đông.
    Có làm được như vậy thì Nhân dân nhất định sẽ một lòng Đoàn kết hậu thuẫn cho Chính phủ vượt qua mọi khó khăn trở ngại trước mắt, và ủng hộ cho Thủ tướng tiếp tục nắm quyền lực dẫn dắt đất nước.

    Trả lờiXóa
  6. Hồi hộp quá! Không biết ngài thủ tướng nhà mình nói gì đây. Hy vọng ngài khỏi phải mất công cám ơn ồng bạn vàng Trung Quốc một lần nửa. Bởi vì mới đây ngài đại tướng Phùng Quang Thanh đã chân thành phát biểu chuyện đó rồi trong một cuộc họp quốc tế mới đây!

    Trả lờiXóa
  7. Phát thì phát, biểu thì biểu chứ cũng chẳng hy vọng gì. Lại những câu, những ngôn từ chung chung mà lâu nay ta vẫn nghe. Nói thì dễ nhưng quan trọng là có thực hiện được trong thưc tế hay không.
    Gần đây bọn Tầu càng trắng trợn dở thói côn đồ trên Biển Đông, ngư dân ta càng ngày càng bị bọn chúng chèn ép, xua đuổi ngay trên sân nhà mình nhưng tuyệt nhiên không thấy biên phòng, hải quân, cảnh sát biển xuất hiện để bảo vệ bà con. Họ rất đơn độc, phải chạy bán sống bán chết khỏi vùng biển của mình. Ttong khi đó bọn Tầu còn cho tầu lớn đi bảo vệ ngư dân thâm nhập trái phép vùng lãnh hải của ta.

    Trả lờiXóa
  8. Ước gì các bác còm bên trên là thủ tướng VN nhỉ ? Em thì không hy vọng gì vì lời lẽ ngoại giao của ta nó xìu lắm, họa may Philipines mới có thể nói thẳng được. EM KHÔNG HY VỌNG GÌ VỀ BÀI PHÁT BIỂU SẮP ĐẾN CỦA NGÀI TT VN cả. Đơn giản là khi nào dân ta đi biểu tình chống TC mà không bị đàn áp thì mới có hy vọng TT có một bài phát biểu ngon lành !

    Trả lờiXóa
  9. Dân Trí đăng rồi nè các bác http://dantri.com.vn/the-gioi/xay-dung-long-tin-chien-luoc-vi-hoa-binh-hop-tac-thinh-vuong-cua-chau-a-thai-binh-duong-737325.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc qua bài phát biểu của TT NTD nhà mình mà tưởng đâu là của ông TT nước nào đó bên kia bờ Đại Tây Dương.

      Xóa