Việc đặt đạo bùa giải trừ tai họa ở Chính điện Đền Hùng là tối kỵ. Đạo bùa như vậy sẽ giải trừ, có nghĩa là tàn phá, triệt tiêu năng lượng tâm linh của các Vua Hùng. Việc làm này không khác gì để chiếc chổi quét rác lên bàn thờ.”
Xin thưa trước là tôi rât ít hiểu biết
về lĩnh vực huyền học, phù chú. Vì vậy khi thấy Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
thông báo có hòn đá lạ ở Đền Hùng, tôi rất lo lắng. Nhưng sau đó, đọc
nhiều thông tin khác, được biết, Đền Hùng từng bị yểm, đạo bùa trên hòn
đá là bùa lành, giải trừ tai nạn, bùa lại do những cơ quan có trách
nhiệm như Bộ Văn hóa rồi ban lãnh đạo tỉnh Phú Thọ chủ xướng, tôi thấy
yên tâm phần nào nên viết bài “Về viên đá lạ ở Đền Hùng” gửi đăng trên
trannhuong.com. Trong bài viết, tôi đề nghị mọi người bình tĩnh, tin vào
thiện chí của những người có trách nhiệm trong việc này.
Nhưng chiều 5 tháng 5 (2 giờ khuya giờ Mỹ), từ Sacramento, nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Ngọc Thành gọi điện cho tôi. Trong câu chuyện, Thành có nhắc tới hòn đá bùa. Anh tâm sự: “Người ta hay nói bùa chú là của người Tàu nhưng thực ra, đó là đặc sản của người Mán, một dòng Bách Việt. Em người Mân Việt nên là hậu duệ của dòng Mán Việt đó. Ông sơ em (cụ năm đời) là người làm bùa nổi tiếng. Trong gia tộc còn lưu truyền câu chuyện, Cụ đặt chiếc dĩa lên bàn, đậy lại rồi làm phép. Khi mở ra trên đĩa có bánh bao, ăn được. Em cho đó là huyền thoại tô vẽ nên. Tôi bảo Thành: “Trong cuốn Hành trình về phương Đông có nói vị đạo sĩ Yoga Ấn Độ cũng làm ra bánh mì theo cách tương tự.Vì vậy, rất có thể câu chuyện về Cụ là thật.” Thành ngạc nhiên về chi tiết này. Anh tiếp: Tuy nhiên vì thấy việc bùa chú có điều thất đức nên Cụ không truyền cho hậu thế. Ba em là thầy thuốc Bắc có tiếng ở Chợ Lớn. Ông cũng là thầy Tử vi giỏi. Em cũng học và biết xem nhưng sau thấy có những điều bất cập, em bỏ. Tuy vậy, những điều cơ bản về Tử vi hay bùa chú em biết ít nhiều.
Nhưng chiều 5 tháng 5 (2 giờ khuya giờ Mỹ), từ Sacramento, nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Ngọc Thành gọi điện cho tôi. Trong câu chuyện, Thành có nhắc tới hòn đá bùa. Anh tâm sự: “Người ta hay nói bùa chú là của người Tàu nhưng thực ra, đó là đặc sản của người Mán, một dòng Bách Việt. Em người Mân Việt nên là hậu duệ của dòng Mán Việt đó. Ông sơ em (cụ năm đời) là người làm bùa nổi tiếng. Trong gia tộc còn lưu truyền câu chuyện, Cụ đặt chiếc dĩa lên bàn, đậy lại rồi làm phép. Khi mở ra trên đĩa có bánh bao, ăn được. Em cho đó là huyền thoại tô vẽ nên. Tôi bảo Thành: “Trong cuốn Hành trình về phương Đông có nói vị đạo sĩ Yoga Ấn Độ cũng làm ra bánh mì theo cách tương tự.Vì vậy, rất có thể câu chuyện về Cụ là thật.” Thành ngạc nhiên về chi tiết này. Anh tiếp: Tuy nhiên vì thấy việc bùa chú có điều thất đức nên Cụ không truyền cho hậu thế. Ba em là thầy thuốc Bắc có tiếng ở Chợ Lớn. Ông cũng là thầy Tử vi giỏi. Em cũng học và biết xem nhưng sau thấy có những điều bất cập, em bỏ. Tuy vậy, những điều cơ bản về Tử vi hay bùa chú em biết ít nhiều.
Nhiều ý kiến nói về hòn đá ở Đền Hùng, em đọc kiến giải cùa ông Nguyễn Kiên Giang rồi Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, ít nhiều đều có lý nhưng chưa ai nói được điều mấu chốt, đó là vị trí đặt bùa. Thường người ta xin bùa, bao giờ cũng hỏi thầy: “Bùa nầy đặt ở đâu?” nếu là bùa Bát quái ngăn ma quỷ thì phải treo trước cửa nhà mà không được đặt trong phòng của vợ chồng. Ngôi nhà bị cháy mới dựng lại, người ta yểm bùa giải trừ tai nạn… Do lẽ đó, việc đặt đạo bùa giải trừ tai họa ở Chính điện Đền Hùng là tối kỵ. Đạo bùa như vậy sẽ giải trừ, có nghĩa là tàn phá, triệt tiêu năng lượng tâm linh của các Vua Hùng. Việc làm này không khác gì để chiếc chổi quét rác lên bàn thờ.”
Mấy lời ngắn gọn của Thành giúp tôi tìm lại cái lý của muôn đời: vật phải để đúng chỗ!
Vì vậy, tôi khẩn thiết yêu cầu đưa ngay hòn đá khỏi Đền Hùng.
Nguồn: Trần Nhương.com
Bất kể bạn là ai, theo tín ngưỡng tôn giáo nào... người khôn ngoan chẳng ai làm những việc họ không hiểu.
Trả lờiXóaDo vậy, cách tốt nhất khi giá trị hòn đá chưa được làm sáng tỏ, là hãy 'bứng nó' ra khỏi đền Hùng.
Các bạn nghĩ thử xem, nếu là báu vật quốc gia, tại sao cái ngày đem nó vào đây ai đó đã không tổ chức quốc lễ linh đình, để đến nỗi giờ đây chẳng mấy người biết rõ về lai lịch của nó khiến gây tranh cãi?
(Một người dân từ Tp.Sàigòn)