GS Trần Lâm Biền:
Những chuyện nhập nhèm, vô lối ở dự án Chùa Một Cột
(ĐVO)
- "Dự án 31 tỉ là dành cho công tác trùng tu quần thể di tích chùa Một
Cột-Diên Hựu và Điện Mẫu. Không phải dành để xây nhà tổ, nhà tăng...
Không nhà nước nào cấp tiền cho làm việc đó. Đó là điều hết sức phi lý" -
GS Trần Lâm Biền nói về dự án 31 tỉ trùng tu di tích của BQL dự án quận
Ba Đình.
Sau tối hậu thư của trụ trì chùa Một
Cột-Diên Hựu Đại đức Thích Tâm Kiên gửi tới UBND TP Hà Nội, BQL dự án
quận Ba Đình đã lên tiếng chỉ trích phía nhà chùa "Trời không mưa, sao
tượng phật vẫn mặc áo mưa". Còn trụ trì cũng chính thức thừa nhận "mặc
áo mưa, đội nón cho tượng phật là để tạo dư luận"..., ép đẩy nhanh tiến
độ dự án.
GS Trần Lâm Biền (ảnh bên) đã có những phản ứng gay gắt về lối ứng xử cũng như những hạng mục công trình nằm trong dự án này.
Nhập nhằng ngay từ cái tên dự án!
GS Trần Lâm Biền cho biết, chùa Một Cột là một ngôi chùa nhỏ nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Ngôi chùa này luôn được ngành văn hóa quan tâm, nhưng vì nằm trong khu vực nhạy cảm thuộc quần thể di tích quận Ba đình nên buộc các nhà quản lý phải có sự thận trọng.
Trong dự án tu bổ di tích quần thể chùa Một Cột- Diên Hựu, các nhà văn hóa đã xác định 3 di tích trọng điểm là: Chùa Một Cột, chùa Diên Hựu và Điện Mẫu. Đó là 3 di tích lịch sử quan trọng, phải được bảo vệ, sửa chữa phải theo gốc, không có quyền làm sai lệch.
GS Trần Lâm Biền (ảnh bên) đã có những phản ứng gay gắt về lối ứng xử cũng như những hạng mục công trình nằm trong dự án này.
Nhập nhằng ngay từ cái tên dự án!
GS Trần Lâm Biền cho biết, chùa Một Cột là một ngôi chùa nhỏ nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn. Ngôi chùa này luôn được ngành văn hóa quan tâm, nhưng vì nằm trong khu vực nhạy cảm thuộc quần thể di tích quận Ba đình nên buộc các nhà quản lý phải có sự thận trọng.
Trong dự án tu bổ di tích quần thể chùa Một Cột- Diên Hựu, các nhà văn hóa đã xác định 3 di tích trọng điểm là: Chùa Một Cột, chùa Diên Hựu và Điện Mẫu. Đó là 3 di tích lịch sử quan trọng, phải được bảo vệ, sửa chữa phải theo gốc, không có quyền làm sai lệch.
Không bàn số tiền 31 tỉ là nhiều hay ít, đó là số tiền do BQL dự án tự đưa ra chứ chưa được phê duyệt. Tuy nhiên, "dự án 31 tỉ đưa ra cũng phải là phục vụ công tác trùng tu quần thể di tích này chứ không phải để xây nhà ở cho ai đó như giám đốc BQL dự án quận Ba Đình đã nói"- GS Trần Lâm Biền khẳng định.
Theo GS Biền, nếu theo cách giải thích của BQL dự án, là "31 tỉ chủ yếu đầu tư xây mới nhà Tăng, nhà Tổ, nhà Tam bảo và thay mới, sửa sang nội thất trong hai ngôi chùa..." thì "không nhà nước nào bỏ tiền ra cho làm việc đó. Đó là điều hết sức phi lý!".
"Đó không phải là ưu tiên số 1, không phải sự ưu tiên hàng đầu trong dự án trùng tu quần thể di tích chùa Một Cột - Diên Hựu. Đó chỉ là vấn đề phụ, dự án là phải tập trung vào di tích mà cụ thể là chùa Một Cột- Diên Hựu-Điện Mẫu", GS Biền cho biết.
Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, khi ông được mời tham dự các buổi họp để lấy ý kiến về việc trùng tu, bảo vệ di tích này vấn đề xây mới nhà tổ, nhà tăng... chưa hề được các nhà khoa học nhắc tới. Như vậy, có thể thấy sự nhập nhèm trong dự án này, một mặt khẳng định chùa Một Cột đã được trùng tu, bảo vệ tốt từ năm 2010, cho đến nay không còn hiện tượng ngập, úng, dột nữa.
Việc trùng tu lần này chủ yếu là để xây mới nhiều hạng mục công trình trong quần thể di tích này, vậy BQL dự án lấy tên dự án chùa Một Cột - Diên Hựu liệu có phải đang đánh lừa dư luận? Với dự án này, nhiều người sẽ nhầm tưởng, số tiền 31 tỉ, một số tiền không nhỏ lập ra là để dành cho công tác tôn tạo, trùng tu chùa Một Cột - Diên Hựu, nhưng trên thực tế lại là để xây mới nhà ở cho tăng ni, phật tử.
Đội nón, mặc áo mưa cho tượng là phản phật, phi phật!
GS Trần Lâm Biền cũng thẳng thắn phê phán việc trụ trì ngôi chùa cố đội nón, mặc áo mưa cho tượng phật để thu hút dư luận, theo ông, đó là việc làm hết sức "bậy, bạ"..
Dự án 31 tỉ là phải dành cho trùng tu di tích |
"Tôi chỉ nói, đầu phật có tóc xoắn ốc
đó là chữ Thánh. Chữ Thánh đó chính là Vạn tự, Đức tự và Cát Tường tự.
Chữ Thánh đó mang sức mạnh để bảo vệ và thúc đẩy trí tuệ thế mà lại đội
nón lên đầu tượng che chữ Thánh đi thì thật báng bổ! Bất cứ người nhà
chùa nào cũng không được làm như vậy.
Thứ hai, áo cà sa của Đức Phật là áo nhẫn nhục để chống lại dục vọng đời thường vậy mà lại đem một chiếc áo mưa của đời thường phủ đậy lên chiếc áo cà sa. Liệu đội nón, mặc áo mưa như vậy thì có còn coi đó là phật nữa không? Hay đó là sự phỉ báng để đưa phật vào thể dục vọng và gắn với đời thường, trở lại đời thường?
Tại sao không làm một màn che bên trên để bảo vệ hình ảnh một bức tượng với đầy đủ vẻ đẹp luôn hiện hữu với chúng sinh mà lại lựa chọn cách làm đó?- GS Biền gay gắt.
"Những người làm việc đó là không tôn trọng trí tuệ đức phật, không tôn trọng mục đích chống lại dục vọng của nhà phật. Như vậy, liệu ngôi chùa đó có còn phật không"?- GS Biền đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, ông cũng cực lực lên án hình tượng cặp đôi sư tử mang kiến trúc Trung Hoa do trụ trì Kiên mang về và đang đặt ngồi "kềnh kễnh" trước cửa chùa. Đôi sư tử đó chắc chắn ngành văn hóa không cho phép!.
GS Biền cũng cho rằng, không nên lầm lẫn chùa Một cột là của riêng ai, mà nó là của toàn dân, biểu tượng của Hà Nội. Đó là một kiến trúc khởi đầu từ một ông vua thời Lý, tư tưởng của chùa là thuộc tư duy cầu no đủ của nông nghiệp. Ý thức gắn với phật đản là ý thức đương nhiên có khi mà đạo phật được tôn trọng. Nhưng tư duy nông nghiệp, cầu no đủ mới là quan trọng nhất.
"Việc dột nhưng không lên đảo mấy viên ngói vặt vãnh mà lại đội nón mặc áo mưa tôi cho rằng là phi phật, phản phật. Ai làm việc đó phải truy cứu. Truy cứu, để nói người ấy là phật đạo rất kém, đi ngược lại với đạo phật, ngược lại với lòng tin của quần chúng. Là một sự đánh lừa quần chúng", GS Biền gay gắt.
GS Biền cho rằng, đó là một ngôi chùa đặc biệt, nằm trong khu vực nhạy cảm nên việc lựa chọn một người đứng đầu ngôi chùa cũng là điều rất quan trọng. Theo ông, chỉ có một vị Hòa thượng mới đủ tư cách làm trụ trì của ngôi chùa này.
Thứ hai, áo cà sa của Đức Phật là áo nhẫn nhục để chống lại dục vọng đời thường vậy mà lại đem một chiếc áo mưa của đời thường phủ đậy lên chiếc áo cà sa. Liệu đội nón, mặc áo mưa như vậy thì có còn coi đó là phật nữa không? Hay đó là sự phỉ báng để đưa phật vào thể dục vọng và gắn với đời thường, trở lại đời thường?
Tại sao không làm một màn che bên trên để bảo vệ hình ảnh một bức tượng với đầy đủ vẻ đẹp luôn hiện hữu với chúng sinh mà lại lựa chọn cách làm đó?- GS Biền gay gắt.
"Những người làm việc đó là không tôn trọng trí tuệ đức phật, không tôn trọng mục đích chống lại dục vọng của nhà phật. Như vậy, liệu ngôi chùa đó có còn phật không"?- GS Biền đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, ông cũng cực lực lên án hình tượng cặp đôi sư tử mang kiến trúc Trung Hoa do trụ trì Kiên mang về và đang đặt ngồi "kềnh kễnh" trước cửa chùa. Đôi sư tử đó chắc chắn ngành văn hóa không cho phép!.
GS Biền cũng cho rằng, không nên lầm lẫn chùa Một cột là của riêng ai, mà nó là của toàn dân, biểu tượng của Hà Nội. Đó là một kiến trúc khởi đầu từ một ông vua thời Lý, tư tưởng của chùa là thuộc tư duy cầu no đủ của nông nghiệp. Ý thức gắn với phật đản là ý thức đương nhiên có khi mà đạo phật được tôn trọng. Nhưng tư duy nông nghiệp, cầu no đủ mới là quan trọng nhất.
"Việc dột nhưng không lên đảo mấy viên ngói vặt vãnh mà lại đội nón mặc áo mưa tôi cho rằng là phi phật, phản phật. Ai làm việc đó phải truy cứu. Truy cứu, để nói người ấy là phật đạo rất kém, đi ngược lại với đạo phật, ngược lại với lòng tin của quần chúng. Là một sự đánh lừa quần chúng", GS Biền gay gắt.
GS Biền cho rằng, đó là một ngôi chùa đặc biệt, nằm trong khu vực nhạy cảm nên việc lựa chọn một người đứng đầu ngôi chùa cũng là điều rất quan trọng. Theo ông, chỉ có một vị Hòa thượng mới đủ tư cách làm trụ trì của ngôi chùa này.
Phước Vũ
Nguồn: Đất Việt
Tất cả những điều ông giáo sư Biền chỉ ra hoàn toàn đúng!
Trả lờiXóaXin cảm ơn giáo sư!
He he, có lẽ phải di dời chùa một cột đi nơi khác, chứ để chỗ đó thì chả ông bộ văn hóa nào dám cho trùng tu đàng hoàng được.
Trả lờiXóaĐi với ma thì mặc áo giấy . Đi với bụt mặc áo cà sa . Đi với đứa ma giáo thì Phật cũng được đổi lốt . Phật mặc áo mưa, đội nón trong Chùa dù Trời không mưa thì đúng là chuyện độc đáo nhất thiên hạ chỉ có ở VN .
Trả lờiXóaCần phải kiểm tra xem khi trời mưa thì Phật có phải mặc áo mưa, đội không đã chứ rồi hãy phê phán!
XóaSư cũng bịa đặt để lợi dung trùng tu chùa rồi xây nhà ở cho mình thì hết chỗ nói. Loạn đã xâm nhập vào tôn giáo rồi. Nhà sư bây giờ phải có nhà lầu, xe hơi, phòng máy lạnh, không còn muốn chịu khổ hạnh để tu nhân tích đức nữa rồi.
Trả lờiXóaĐi chết đi!!!
Hoan nghênh phát biểu của GS Trần Lâm Biền.
Trả lờiXóaNgay từ khi đọc được những thông tin nói về dự án và những câu chuyện xung quanh dự án trùng thu chùa Một cột, tôi đã thấy sự phi lý của dự án này.
Khi nghe sư trụ trì chùa Một cột trả lời phỏng vấn trên VTV1 thì càng thấy sự phi lý, nhìn ông ta như một nhà buôn, phong cách rất chợ búa. Không thể giao chùa Một cột cho một người như vậy trụ trì.
Việc sư trụ trì đặt đôi sư tử đá mang phong cách Trung Hoa ngay trước cửa chùa không thể chấp nhận được. Rất tiếc bây giờ mới có ý kiến của GS Biền về việc đó, tuy nhiên, muộn còn hơn không.
Nhà dột từ nóc, đây là sự vẽ vời của lãnh đạo chỉ đạo cho mục đích vẽ thành dự an rút tiền của dân tộc, Di tich cần giữ nguyên, phải có phương án bảo quản, không để bị nắng mưa, nếu bị dột phải chắm chói ngay và báo cáo nếu không báo cáo lúc mới chớm dột là lỗi của Trụ Trì, lãnh đạo cần thay ngay Trụ Trì khác, nếu báo cáo mà người nhận báo cáo làm ngơ nhà nước cần xem xét loại người này, càng để càng gây thiệt hại cho nhà nước và cho nhân dân và xã hội!
Trả lờiXóaSáng nay đọc báo tuổi trẻ thấy : UBND tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố kỷ lục châu Á về tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi cho tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm., tỉnh An Giang cho xây dựng tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi này. Công trình do Công ty TNHH Nam Long Cần Thơ xây dựng và nghệ nhân Thụy Lam đảm nhận việc tạc tượng
XóaBây giờ Nhà nước tham gia vào xây tượng Phật ??? Đây là vấn đề của tôn giáo phải để GHPG An Giang lo chư sao UBND lại làm ??? Chẳng lẽ xây tượng Phật để mở rộng khu du lịch & kinh doanh là chính ???
http://tuoitre.vn/Ban-doc/551028/tuong-phat-tren-nui-lon-nhat-chau-a.html
Buồn quá giờ ở VN đời suy thoái mà đạo cũng suy thoái!
Trả lờiXóaĐúng. Cần chọn một vị Hòa thượng về trụ trì chùa. Các sư khác chưa đủ đức độ, về ở gần cung vua phủ chúa dễ nhiễm thói sa hoa trần tục của các quý ông, quý bà và các lá ngọc cành vàng lắm. Các quan bà đi chùa thật đấy, nhưng thấy sư còn trẻ, da dẻ hồng hồng hào thì hay seduce các thầy lắm.
Trả lờiXóaQuan ông công tác đi xa
Quan bà thèm oản ra chùa kiếm ăn
Quan ông chẳng họp chẳng hành
Nằm nhà bà chán bà hành sốp-phơ (chauffeur: lái xe)
Sự việc quả là thật đáng buồn cho một cụm di tích đặc biệt của Thủ Đô!Đáng buồn hơn cả là các cơ quan nhiều cấp quản lý di tích này, không sát sao trong việc quản lý và kịp thời phản ánh thực trạng của di tích cho công luận rõ. Để đến mức cho vị sư Trụ trì của chùa dùng cách đội nón và mặc áo mưa cho Phật (tạo dư luận?). Nếu đây là sự thực thì Hội Phật Giáo VN có ý kiến gì? Liệu có nên giao việc Trụ trì chùa cho vị cao tăng này quản lý nữa không? Liệu Phật nào còn chứng cho tâm đức của vị cao tăng này???
Trả lờiXóaĐại đức Thích Tâm Kiên hay là ''tâm điên" , hành động của vị sư này mang nặng TAM ĐỘC :" tham-sân-si'', không xứng đáng để xưng danh là Đại Đức, càng không xứng đáng để trụ trì Chùa Một Cột . Vị sư này chỉ xứng đáng ở trong đội ngũ những kẻ khoác áo tu hành nhưng đầy những dục vọng cá nhân: Thích lái xe ô tô loại sang; thích ăn mặc sang trọng; thích được các tín đồ, được mọi người xưng tụng, mọi người qụy lụy; thích được cống nạp tiền bạc nhân danh "Cúng dường Tam Bảo". Tôi đã tiếp xúc với những vị tu hành như vậy, và cũng đã hơn một lần phải góp ý thẳng thắn, đến hôm nay lại gặp phải vị sư này.Xin hoan nghênh những ý kiến rất quyết liệt của Giáo sư Trần Lâm Biền .
Trả lờiXóaKhi nhìn hình ông sư này trong mấy bài viết trước đây , khi ông khoác áo mưa và đội nón cho tượng PHẬT , tôi đã thấy không mấy thiện cảm , sư gì mà béo tốt quá. , chả có đức mấy .
XóaGS Biền đã mạnh mẽ vạch mặt bọn quan tham quận Ba Đình định lợi dụng dự án tu bổ khu di tích Chùa Một Cột để kiếm chác. Chúng nó cao hứng vẽ ra con số 31 tỷ VND để có cơ hội "giảm nghèo".
Trả lờiXóaỞ VN, bất kỳ một dự án nào, dù to hay nhỏ, bọn quan tham đều lợi dụng để đút túi một khoản tiền không nhỏ của dự án đó, bất chấp chất lượng, tiến độ ra sao. Tôi được biết, quận Ba Đình và phường Ngọc Hà đã triển khai dự án trùng tu di tích lịch sử văn hóa đình Ngọc Hà cách đây đã hơn 3 năm. Một di tích không phải là lớn, với số tiền được công bố là trên 13 tỷ VND (trong đó có cả sự đóng góp của dân và các nhà hảo tâm). Cho đến nay dự án này vẫn còn đang ngổn ngang, chưa biết bao giờ mới lại tiếp tục. Cứ làm được dăm ba tháng thì lại dừng vì... hết tiền! Tại sao lại chóng hết tiền như vậy, nếu không chảy vào túi các quan tham?
Cảm ơn những ý kiến xác đáng , mạnh mẽ và đầy trách nhiệm của GS Trần Lâm Biền.. Quả thật hiện nay quá nhiều điều nhiễu nhương , thật giả lẫn lộn hết cả ,làm dư luận chao đảo , khó phân biệt đôi khi chỉ còn cách tin và nương theo những tuyên bố hay phát biểu của những người có uy tín cao , đã được khẳng định trong xã hội .
Trả lờiXóaXin chúc giáo sư mạnh khỏe - bình an
Đồng tình với ý kiến của giáo sư Biền. Yêu cầu các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, trả lại sự tôn nghiêm và làm cho quần thể di tích đặc biệt này khang trang đúng tầm giá trị. Tôi thấy toàn bộ khu vực lăng Bác và chùa Một Cột quá lộn xộn, hàng quán la liệt ô hợp làm mất vẻ tôn nghiêm trước đây. Phải chăng lỗi do kinh tế thị trường theo định hướng XHCN???????????????????????????????????????????????????
Trả lờiXóaĐau-buồn!
Trả lờiXóa"cái áo không làm nên nhà tu " bây giờ có thể nói là thời mạt pháp ,sư đi xe hơi ,cúng tế lể bái gì củng phải tiền ,ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế ngài dạy rằng người xuất gia cần gìn giử các giới luật sau
Trả lờiXóaKhông giết người ,không sát sinh,không trộm cướp ,không nói lời đâm thọc ,không nói dối,không trang điểm dồi phấn thoa vật thơm và đeo tràng hoa ,không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp .không uống rượu và các chất say ,không thổi kèn đờn nghe múa hát.vì sao , vì nó làm vướng bận tâm trí khi tu tập ,làm cho kẻ trộm rình rập khi đeo trang sức ,tâm vướng mắc vào chổ ở xinh đẹp không tu hành xao lảng .phải thu thúc lục căn ,nhản ,nhỉ ,tỉ ,thiệt ,thân ý ,còn bây giờ là kinh doanh đạo mà ăn ,sư có vợ ,sư uống rượu ,sư bán các vật phẩm thờ phượng mà kiếm tiền ,,đây là buôn thần bán thánh .tai họa khôn lường.tôi đả nhìn thấy nhiều người thân tàn ma dại thậm chí đoản mạng chết yểu vì hành động nầy .hảy nhìn các nhà sư giáo phái nam tông .giống như Campuchi và Thái lan,Miến điện hiện nay .không bao giờ họ cầm tiền .khi đi đâu có chùa lo thanh toán ,do các thí chủ phát tâm cúng dường không kêu gọi ,họ không có gì ngoài cái thân xác để tu hành ,đó mới là chính đạo ,chùa thì to mà không có Phật thì to để làm cái gì ,các ông tu hành thì cần gì chùa xấu hay đẹp ,hơn ai hết các sư phải hiểu rỏ "không bất dị sắc,sắc bất di không " cái gì củng là giả tạm không có gì vỉnh viển trường tồn ,có mà không ,không mà có thì còn sân si sự đời đẹp xấu ,sanh hèn làm cái gì ,nếu muốn hảy cưởi bỏ áo cà sa mà về nhà
A di đà! Tội lỗi! Tội lỗi!
Trả lờiXóaHởi vị trụ trì chùa Một Cột! Xin hỏi cái tượng Phật kia nó có tội gì đâu, có Tham , Sân , Si với ai đâu mà ông(bà) lại đem áo mưa, đội nón cho tượng.
Là người tu hành theo đạo phật, sao ông (bà)không hiểu gì về giáo lý đạo phật hết ráo trọi! Nếu lòng các vị còn nặng tính Tham, Sân, Si thì nên cởi bỏ áo cà sa , hoàn tục để khỏi tội lỗi!