Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

DÂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM XIN TRẢ LẠI DANH HIỆU DI TÍCH QUỐC GIA

Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia

78 người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa đồng loạt ký tên trên lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) để xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm cho Nhà nước.
.

Cùng với đơn kiến nghị, trước đó ngày 17/4, một cuộc hội nghị đã diễn ra tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), với sự tham dự của phó bí thư Thị ủy - phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cùng nhiều ban ngành của thị xã và xã Đường Lâm. Cùng ngày, thông báo số 79 đã ra đời về “chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại xã Đường Lâm”.

Theo đó, nhiều gia đình đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị cưỡng chế. Lãnh đạo xã thừa nhận đã có chuyện người dân gặp cán bộ, đến tận nhà cán bộ chỉ mặt nói “nếu phá nhà thì tao không còn gì để mất”...

Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia
Dịch vụ du lịch bát nháo làm hỏng cảnh quan di tích Đường Lâm (Ảnh: Tuổi trẻ)
Xung quanh câu chuyện này, ông PHAN VĂN HÒA - phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm - đã tìm gặp chúng tôi, mong được nói với báo chí nỗi bức xúc của mình. Ông mở đầu câu chuyện:

.

Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia "Làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có". Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia

Ông PHAN VĂN HÒA (phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm)
- Làng cổ Đường Lâm hiện nay đang có những bức xúc “không có lối thoát”. Lãnh đạo xã đi họp muốn nói về chuyện này, đôi khi định trình bày cũng không được nói. Họ cứ bảo trách nhiệm của chúng tôi là cứ xử lý “vi phạm” trong xây dựng đi đã. Chứ còn giải pháp thì... không có giải pháp.

Bây giờ nói thật, rõ ràng làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua, đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có. Vẫn mới chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Cán bộ xã chúng tôi đã có ý kiến rất nhiều nhưng không đâu vào đâu cả.

 Trong khi đó, từ năm 2007 đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây đã yêu cầu là phải hoàn thành quy chế này trong năm 2007, nhưng đến nay bảy năm trôi qua quy chế đó vẫn chưa xong. Văn bản nói về “yêu cầu” này, cán bộ xã chúng tôi vẫn còn giữ đây.

- Bà con khổ sở, bức xúc, vậy xin hỏi ông, ai được lợi trong sự tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên của VN này?

Nói thực lòng là từ khi bán vé vào làng cổ Đường Lâm, họ thu quá nhiều tiền từ việc làm du lịch làng cổ chúng tôi, nhưng người dân Đường Lâm hầu như chưa được hưởng một cái gì.

Số tiền đó... năm đầu tiên họ cho xã được 10 triệu, năm thứ hai được 20 triệu và năm vừa qua là 30 triệu đồng. Số tiền ít ỏi đó chúng tôi chi vào việc tuyên truyền quảng bá, phục vụ các lễ hội này kia. Có như vậy thôi.

Dân Đường Lâm quá khổ vì không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ đang phải ở cực kỳ chật chội. Chúng tôi đã đề xuất một mẫu nhà làm sao vừa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho bà con, vừa bảo vệ được cảnh quan làng cổ. Tức là bên ngoài nhìn vào vẫn là nhà cổ, vẫn lợp ngói, nhưng bên trong được phép xây hai tầng. Bên trong phải đủ tiện nghi và diện tích sử dụng tối thiểu. Nhưng “các ông ấy” không cho làm.
.
Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia
- Là một cán bộ tâm huyết với vấn đề bảo tồn làng cổ cũng như lo lắng vì cuộc sống an lành cho bà con mình, theo ông, bây giờ cơ quan chức năng phải làm gì để tháo gỡ bức xúc đó?

Bây giờ bắt họ dỡ nhà ra thì quá khổ. Chúng tôi đã “đấu tranh” rất quyết liệt nhưng không (chưa) được. Nhu cầu sống trong không gian đủ để sinh hoạt của bà con là có thật, là chính đáng. Nhà các cán bộ xã đấy, nhiều nhà ba bốn tầng, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi.

Còn nhiều ngôi nhà tít ngoài rệ làng, mà giờ bà con cơi nới làm lại phục vụ nhu cầu sống tối thiểu của mình thì cán bộ lại lên đòi phá của họ. Làm như vậy quá vất vả cho người dân. Anh M. ở làng này xếp gạch đúng một năm trời để đấy, mới làm được cái nhà có gác xép. Nhiều nhà bây giờ có gác xép giống hệt anh ta thì lại bị yêu cầu phá dỡ. Bà con không biết đâu mà lần.


Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia “Chúng tôi thương bà con mình lắm, chín năm rồi mà không được hưởng lợi gì từ du lịch làng cổ Đường Lâm cả (trừ vài gia đình có nhà cổ). Có hộ, bốn cặp vợ chồng sống chung trong căn nhà cấp bốn khoảng 100m².

Một số nhà vừa xây mới cũng đang sắp bị cưỡng chế hạ thấp độ cao, nhiều hộ chật quá, họ xây thêm cái gác xép nhỏ cũng bị “quy” vào xây hai tầng và yêu cầu phá dỡ. Vì cái quy chế tạm thời kia mà đến trụ sở xã, trường mầm non xã cũng không được xây dựng đạt quy mô. 70-80 cháu sinh hoạt chung trong một cái phòng, vì không thể xây hai tầng được, dự án xây ra vị trí khác thì đang phải... chờ tiền.

Bà con không được hỗ trợ giãn dân hoặc kinh phí sửa sang nhà cửa gì cả, trong khi đó toàn bộ tiền thu vé 20.000 đồng/người vào làng, mỗi năm hai ba chục vạn khách, tiền tỉ ấy, người ta nói (bằng văn bản) là để... chi cho công tác quản lý (trả lương cho những người đứng ra tổ chức thu vé!). Bà con bức xúc lắm”. 
Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia
Ông Giang Mạnh Hoằng (chủ tịch UBND xã Đường Lâm)

- Dự kiến UBND xã sắp được UBND thị xã giao nhiệm vụ phá dỡ nhiều hạng mục, nhiều công trình nhà dân trong làng, các ông nghĩ sao?

Vừa rồi đồng chí phó bí thư thị ủy và đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây có lên đây kiểm tra và ra thông báo rõ ràng: nhiều ngôi nhà sai phép, họ sẽ ra quyết định xử lý. Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ, đã lập biên bản đầy đủ, đã gửi văn bản xuống thị xã rồi.

Cơ quan chức năng dự kiến sẽ ra quyết định phá dỡ, yêu cầu UBND xã Đường Lâm phải thực thi công việc này.

Tôi tin chắc nếu động vào nhà một số đối tượng “có máu mặt” trong xã, họ sẽ “trắng đen” với chúng tôi luôn. Kể cả đứng trước nguy cơ bị kỷ luật vì không làm tròn trách nhiệm phá dỡ công trình của dân, đợt này chúng tôi cũng không làm cái việc phá dỡ nhà của bà con mình đâu.

Đất là đất của người ta, “các ông” đến khai thác du lịch, đã không giúp, không chia cho người ta cái gì thì thôi, ai lại làm thế. Đất của người ta chật thế, xin dự án giãn dân làng cổ thì dự án vẫn nằm trên giấy.

Diện tích khu giãn dân chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin với hơn 10ha, ở bên gần làng Phụ Khang, vượt ra khỏi ranh giới làng cổ hẳn hoi. Nhưng một đại diện lãnh đạo ban đầu tư thị xã bảo cứ tình trạng này thì 10 năm nữa vẫn chưa có đất giãn dân, bà con phải làm sao.

- Bà con đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, đến tòa báo bày tỏ nguyện vọng muốn “trả lại danh hiệu làng cổ Đường Lâm” cho Nhà nước, ông nghĩ sao về điều này?

Cái đau nhất là bấy nhiêu năm làm du lịch, bà con Đường Lâm quá thiệt thòi, họ chưa được hưởng lợi gì cả.

Ước tính mỗi năm hàng chục vạn khách chính thức đi vào làng. Số tiền rất lớn nhưng bà con không được hưởng gì cả. Di tích này là của người Đường Lâm, lẽ ra người Đường Lâm phải được quản lý và khai thác, đằng này họ từ nơi khác đến khai thác toàn bộ, người Đường Lâm không được gì cả.

Nếu chúng tôi quản lý, chúng tôi sẽ có tiền tái đầu tư cho bà con, như thế sẽ dễ hơn nhiều chứ. Phân tích vậy thôi chứ chúng tôi không quan tâm cái đó lắm, chúng tôi đang cần giải pháp cho dân mình thôi, mệt mỏi quá rồi.

- Ông vừa nhắc đến “họ”, họ là ai, thưa ông? 

Đó là Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, trực thuộc UBND thị xã Sơn Tây.

 Đơn xin trả lại danh hiệu làng cổ Đường Lâm

[...] Chúng tôi là những người dân đang sinh sống tại làng cổ Đường Lâm. Chúng tôi không có quyền được tự do xây dựng, sửa sang, cơi nới nhà cửa trên chính mảnh đất của gia đình mình. Đã gần 10 năm nay, chính quyền xã Đường Lâm và một số người trong Ban quản lý di tích làng cổ suốt ngày đêm đi lùng sục xem có phát hiện thấy nhà ai chở gạch, ximăng là lập tức có giấy thông báo: cắt điện, nước, cuối cùng là cưỡng chế, đập phá các công trình xây dựng vì không theo thiết kế của ban quản lý. Thiết kế đó là: xây nhà cổ, chủ yếu là gỗ và ngói cổ, toàn nguyên vật liệu đắt như vàng.

Dân số của làng chúng tôi mỗi năm tăng, diện tích ở thì vẫn thế, chúng tôi phải khắc phục bằng cách xây nhà cao tầng nhưng không được vì mắc phải quy chế (tạm thời) của ban quản lý làng cổ. Chúng tôi không hiểu thực chất quy chế đó là gì? Vì đa số hộ dân không được xây nhà từ hai tầng trở lên, nhưng thiểu số thì có khoảng 30 gia đình vẫn xây dựng nhà từ 2-3 tầng. [...]

Chúng tôi là những người dân hiền lành quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm kế sinh nhai. Khi nghe đài phát thanh của xã công bố “làng được công nhận là di tích quốc gia làng cổ”, chúng tôi đã vui mừng lắm vì nghĩ cả đất nước quan tâm đến xã mình. Cán bộ xã nói sẽ thu hút khách du lịch, nhân dân được hưởng lợi từ đó, đời sống sẽ nâng lên. Nhưng, thực tế từ đó đến nay chỉ có khoảng tám gia đình được đầu tư xây dựng, còn lại gần 400 hộ gia đình chẳng được hỗ trợ gì cả. Sự bức xúc này đã nung nấu từ gần 10 năm nay rồi và đến giờ không thể chịu nổi nữa.

Vì vậy chúng tôi cùng nhau làm đơn này xin trả lại danh hiệu “(Di tích quốc gia) làng cổ Đường Lâm”; (chúng tôi làm như thế với mong muốn) trả lại sự yên bình và “tự do” (trong sinh hoạt) vốn có của vùng nông thôn trung du này. Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết nguyện vọng chính đáng, giản dị của nhân dân chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn.

Đường Lâm, ngày 30-4-2013

(78 người làm đơn đã ký)

Nguồn: VTC News.

8 nhận xét :

  1. Hãy để cho dân làng Đường Lâm tự thu, tự chi để chỉnh trang làng cổ của mình.
    Ô hay, chỉ có tờ giấy công nhận di tích quốc gia, rồi thì công ty du lịch thu tiền vé của khách, còn dân làng ĐL được gì? Hay là lại "ní nuận" đó là "sở hữu toàn dân" nên dân làng ĐL chỉ có quyền được nhìn khách Tây, Tàu đến thăm thú, còn thì uống nước lã suông mà bảo vệ, tôn tạo di tích ay sao? Gần 10 năm phát cho tờ giấy "di tích quốc gia" mà vẫn chưa quy hoạch chỗ nào giữ cổ, chỗ nào cho xây kim thì thật là một lũ quan liêu. Trước hết hãy hỏi cái ông/bà nào ký giấy công nhận di tích quốc gia trước đã. Quyền cao chức trọng thì phải có trách nhiệm với chữ ký chứ!
    Dân làng hãy gửi thẳng đơn đến cái ông ký giấy công nhận í. Yêu cầu ông ấy phải trả lời bằng văn bản, không được đẩy cho cái gọi là "cơ quan chức năng", cái cơ quan này chỉ làm tham mưu thôi, nó có ký cắp gì đâu, có ai bắt tội được thằng "thầy dùi" đâu.
    Cái ông ký mà không trả lời thì đảng ủy, UBND xã cùng dân làng đến trực tiếp cơ quan ông ấy để mà gặp, mà kêu. Nếu nói "bận họp", "bận đi công tác" thì đến thẳng nhà ông ấy để mà kêu. gửi đơn cho vợ, con ông ấy ký nhận để chuyển cho ông ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy, phải gõ tận nơi, day tận mặt, đặt tận tay để họ có trách nhiệm chứ!

      Xóa
  2. "DÂN LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM ĐÒI TRẢ bỏ DANH HIỆU DI TÍCH QUỐC GIA"

    Trả lờiXóa
  3. Nhà mình do tổ tiên ông cha truyền lại mà không có quyền sở hữu, sử dụng?!

    Trả lờiXóa
  4. Điện Hải 1858lúc 11:24 9 tháng 5, 2013

    Muốn duy trì di tích lịch sử -văn hóa Đường lâm thì Nhà nước cứ việc duy tu, bảo dưỡng. Nhưng phải bố trí đất và đền bù cho nhân dân làm nhà tái định cư gần đó là ổn thôi. Giống các nước phát triển ý. Thành phố cổ quốc gia bảo tồn thì chi ngân sách ra mà bảo tồn, chắc QH sẽ chấp thuận thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Ở VN chớ có mừng vội khi được phong danh hiệu hay di tích này nọ, nhất là danh hiệu anh hùng. Hãy coi chừng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn tôi muốn thêm vào một ý nữa với ý của bạn, là ở VN, bất kỳ những ai được phong tặng, được lăng-xê, được ca tụng, đều phải ... yên lặng và để im xem sao.

      Xóa
  6. Chế độ CS không làm được văn hóa đâu, đã bảo rồi mà. Họ chỉ có thể làm được mỗi việc: "bạo lực cách mạng". Văn hóa nó đòi hỏi sự tinh tế, kiến thức, kỹ năng, trí tưởng tượng, sự bay bổng, sự tỷ mỉ cẩn trọng, và thái độ tôn kính, trân trọng, nâng niu. Các quan chức CS không có những đức tính đó. Chỉ có đức tính chà đạp, đàn áp, áp đặt, hủy diệt để xây cái ... của họ (mà những cái của họ về bản chất đều đối đầu với văn hóa). Họ chỉ có thể làm văn hóa theo kiểu "Cách mạng văn hóa" ở TQ trước đây thôi. Và kết quả thu được của các "phong trào" văn hóa (cái chó gì cũng phong trào - thật lạ, hình như não trạng của họ không thoát thai ra được để mà sống ở trên đời, để mà lớn, mà khôn ra) chỉ có thể là những xụp đổ, mất mát của nền văn hóa. Bằng chứng ư? Hãy nhìn ra xung quanh với các di tích lịch sử của đất nước đang được "trùng tu" thảm hại đến thế nào, hãy xem các giá trị văn hóa phi vật thể đang dần bế tắc và tàn lụi sau chỉ có mấy năm "phát động". Chắc nếu phát động tới mức "quyết liệt" thì các "phong trào" này sẽ dìm cho nghỉm luôn các laọi văn hóa ở trên cái đất nước này. Hãy thử xem các quan chức có trách nhiệm "thở" ra những câu NGU đến thế nào. Trong trường hợp một câu điên tiết được phát ra từ một ông đại biểu quốc hội với cái tay Bùi Danh Liên hoàn toàn có thể hiểu được và thông cảm được, bởi vì không thể không chửi chúng nó rằng là NGU. Ở cái thời buổi này, xh này, không chửi chúng nó không thể nhịn được, cho dù là người lành, người tử tế, người có văn hóa. Cố nhịn mà cũng không thể nhịn được, nhiều lúc cũng bất chợt phát tiết trong những tình huống, trong một môi truờng vô văn hóa xảy ra hàng ngày.lkk

    Trả lờiXóa