Chấm dứt cưỡng chế thu hồi đất:
Từ Trung Quốc đến Việt Nam
Sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc!
Một năm rưỡi sau sự kiện Ô Khảm gây chấn động, vào trung tuần tháng 5/2013, Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc đã ban hành một thông tư khẩn kêu gọi chấm dứt các vụ cưỡng chế tịch thu đất bất hợp pháp.
Thông tin trên được loan tải chính thức bởi Nhân dân nhật báo - một kênh phát ngôn chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông tư của Bộ Tài nguyên Đất đai được xem là lời đáp cho hiện tượng dùng bạo lực để trưng thu đất của dân đang ngày càng tăng cao.
Theo
bình luận của Đài
RFI, ở Trung Quốc tràn ngập những câu chuyện về việc các chính quyền địa
phương hay các công ty xây dựng cưỡng bức người dân phải lìa bỏ nhà cửa của họ,
mà thường không được bồi thường tương xứng, để thực hiện các dự án phát triển
đô thị béo bở.
Các
vụ cưỡng chế và tịch thu đất đã gây ra hàng chục ngàn vụ biểu tình và xung đột
trong những năm gần đây. Khoảng 90.000 vụ “sự cố tập thể” - mỹ từ được sử dụng
để chỉ các vụ nổi dậy - được ghi nhận hàng năm tại Trung Quốc, trong đó đến hai
phần ba số vụ có liên quan đến việc trưng thu đất - một tỷ lệ gần tương tự ở xã
hội Việt Nam.
Bạo lực là thủ đoạn sau cùng
Trong sâu thẳm và tận cùng, xã hội Trung Quốc luôn tiềm ẩn những nghịch lý kinh khủng.
Trong khi tổng khối lượng kinh tế của Trung Quốc nhìn lên chỉ xếp sau Mỹ, thì vẫn còn quá nhiều nông dân phải cắm mặt xuống đất.
Cánh cổng khép kín của quốc gia này đã khiến cho nhiều vụ việc trở nên câm lặng. Như một sự toa rập với định hướng chỉ đạo, một phần trong hệ thống truyền thông đại chúng vẫn ca ngợi sự thịnh vượng của đất nước, thay cho chuyện mổ xẻ cái nghịch lý “dân nghèo nước giàu”.
Nhưng dù thế nào đi nữa, hàng trăm ngàn cuộc khiếu kiện và biểu tình của người dân xảy ra hàng năm cũng đã cho thấy một sự thật không giống như lề thói tuyên truyền. Chiếm đa số trong khối phản ứng đó lại là thành phần nông dân. Và lý do chính cho đại đa số vụ khiếu kiện xuất phát từ vấn đề đất đai.
Một trong những vụ khiếu kiện điển hình dẫn đến xung đột là sự kiện làng Ô Khảm ở Quảng Đông vào năm 2011. Tại đây, mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền địa phương đã trở nên đối đầu, thay cho trạng thái bức xúc về tư tưởng.
Chỉ đến khi chính quyền trung ương buộc phải tỏ ra hòa dịu hơn đối với yêu sách của người dân Ô Khảm, chấp nhận thả những người bị bắt, thậm chí một trong số họ còn được “cơ cấu” thành bí thứ đảng ủy Ô Khảm, cuộc tuần hành dự kiến của 13.000 dân làng lên Bắc Kinh mới tự động chấm dứt.
Trong khi đó, những nhân chứng tại nhiều địa phương cho biết những người bị chiếm đất cảm thấy tương lai hoàn toàn vô định. Chính quyền đã “trưng thu” đất của dân một cách ngang nhiên, không bồi thường mà cũng không quan tâm đến số phận của các nông dân bị mất đất cày.
Bế tắc đã lên đến đỉnh điểm, kết tụ thành những hành vi tự phát và cả vô thức.
Sau khi vụ việc Ô Khảm xảy ra, ngay cả Nhân dân nhật báo, một tờ báo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng phải bày tỏ ý kiến phê phán thái độ của chính quyền tỉnh Quảng Đông trong việc không “đáp ứng các đòi hỏi có lý của dân làng” và do vậy đã làm cho “bạo lực leo thang”.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Bạo lực là thủ đoạn sau cùng của kẻ không có năng lực”. Sự thừa nhận của tờ Nhân dân nhật báo cũng gián tiếp xác nhận thực tế cầm quyền gần như bất lực của chính quyền.
Chính phủ Việt Nam?
Chỉ hai ngày sau khi thông tư về “chấm dứt các vụ cưỡng chế tịch thu đất bất hợp pháp” của Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc ra đời, ngày 17/5/2013, Chính phủ Việt Nam có văn bản về hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, rất đáng chú ý là đề xuất “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội”.
Đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh việc giải quyết khiếu tố đất đai đang hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…
Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.
Vào tháng 4/2013, Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh còn đòi “cưỡng chế những vụ khiếu kiện đông người có màu sắc chính trị” - một tuyên bố hoàn toàn trái ngược với chủ thuyết phủ dụ “thanh tra là bạn của dân” vào thời điểm ông Tranh vừa nhậm chức.
Nhưng với việc Chính phủ Việt Nam chính thức nêu ra đề xuất đáng quan tâm trên, cuộc tranh cãi trước đó về “nhóm lợi ích nào” sẽ có hy vọng được cải thiện theo hướng phục chế cho “gương mặt mới”..
Sau đề xuất “quyền phúc quyết thuộc về nhân dân” cũng xuất phát từ Chính phủ, đề nghị về “các dự án phát triển kinh tế xã hội” trên là động thái đáng lưu tâm thứ hai của cơ quan này.
Cần
nhắc lại, một tuần trước khi Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc ban hành thông tư
về chấm dứt cưỡng chế đất đai, Ủy ban kỷ luật kiểm tra trung ương của Trung Quốc
- cơ quan được coi là đầy quyền lực của đảng - đã phát đi một tuyên bố phê phán
việc chính quyền địa phương bắt bớ những người khiếu kiện. Ủy ban này còn yêu cầu
chính quyền địa phương phải nghênh tiếp những người tố cáo tham nhũng.
Theo tờ China Daily, tuyên bố của Ủy ban kỷ luật kiểm tra trung ương là hoàn toàn trái ngược với một thực tế phổ biến tại Trung Quốc lâu nay. Đó là việc những người khiếu kiện nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực thường bị bắt bớ và bị giam giữ mà không thông qua bất cứ một trình tự pháp lý nào. Tờ báo trên cũng dẫn ra một số trường hợp người đi khiếu kiện bị bắt giữ mới đây tại các tỉnh, hoặc khi tới Bắc Kinh để nộp đơn tố cáo.
Thông thường họ bị đưa vào giam giữ tại các “trại cải tạo giáo dục” hay “trại lao giáo”, sau khi có quyết định của công an, với thời gian bị giam cầm tối đa là 4 năm.
Được lập ra từ năm 1957, các trại lao giáo còn được sử dụng để bắt giam các nhà đối lập và những người bất đồng chính kiến.
Nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, một số thông tin từ chính quyền Trung Quốc cho biết hệ thống trại lao giáo trên đất nước này có thể bị hủy bỏ vào cuối năm nay.
Truy cầu công bằng
Trong khi đó, vấn nạn cưỡng chế và lao giáo đối với người khiếu tố ở Việt Nam vẫn chưa phát lộ manh mối khả quan nào. Trong những ngày qua, một số địa phương vẫn hành xử theo cách mà người dân bị chiếm đất gọi là “luật rừng”.
Chính trị không phải tự thân vận động, cũng như các nhóm đòi quyền dân chủ ở Trung Quốc và có lẽ cả với Việt Nam sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của họ chỉ đơn thuần bằng những khẩu hiệu có vẻ như hơi trừu tượng và ít liên hệ đến đời sống hàng ngày của tầng lớp bình dân.
Nhưng
nếu chính trị bị tác động bởi nguyên cớ xác đáng là những bức xúc, bất mãn xã hội
thì tự thân chính trị có thể bị thay đổi.
Người Trung Quốc lại có một triết lý: “Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi”.
Chưa có được một Ô Khảm như ở Trung Quốc, nhưng Việt Nam chí ít đã khởi sự được dấu ấn ban đầu về hình tượng “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn.
Mười lăm năm sau “cuộc cách mạng” Thái Bình, một lần nữa cơn bão khiếu tố đất đai của nông dân đang trở nên một phản ứng xã hội ngày càng ghê gớm và có thể đe dọa đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người phụ trách cao nhất của Đảng vẫn lo ngại.
Nếu không thể nhận thức và cảm thông với “những cuộc tụ tập có màu sắc chính trị” của tầng lớp nông dân khiếu tố đất đai, nhà cầm quyền sẽ nhanh chóng rơi vào nguy cơ “không có năng lực” và chế độ cũng rất có thể bị đẩy vào tình trạng mất kiểm soát trong không khí đầy bạo lực.
"SAO GIỐNG NHAU ĐẾN THẾ"???
Trả lờiXóaThật ra tôi không trách chuyện học đòi theo của thể chế cầm quyền ở VN hiện nay. TQ có những thành tựu mà rõ ràng nếu làm được thì tốt cho xã hội. Nhưng cái sự vận hành máy móc và chủ nghĩa tư lợi của người VN (tôi nói cả dân tộc, chứ không chỉ là những người cộng sản cầm quyền hiện nay) sẽ không có bất cứ lối thoát nào. Thứ nhất, người TQ đoàn kết, người VN chia rẽ. Chính vì đoàn kết nên người TQ mạnh, người Việt yếu bởi không ai đặt lợi ích tổ quốc trên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Thứ hai, TQ quá lớn nên pháp luật họ cực kỳ nghiêm. Tuy tham nhũng vẫn trầm trọng, nhưng họ mạnh dạn hơn đảng cộng sản ở VN hàng trăm lần. Họ đã xử tử hình cả bộ trưởng. Họ bắt buộc phải nặng tay nếu không sẽ không thể trị được. Cái này VN không thể nào học được do đảng quá nhu nhược với nội bộ, dẫn đến thế đối đầu với dân nghèo vốn chẳng được lợi lộc gì qua mấy chục năm sau chiến tranh. Thứ ba, người VN chỉ cần cù nhưng không thông minh, thiếu thông tin do ngăn cấm, do yếu ngoại ngữ, lại cổ hủ luôn cho mình là nhất, thích hoành tráng, thích được khen nhưng không muốn bị chê, thích đổ lỗi cho hoàn cảnh hơn là nhận ra sự khiếm khuyết của con người. Lý do này dẫn đến tụt hậu về công nghệ, đã đi sau thế giới, đã mất gốc cơ bản nhưng lại thích ăn xổi ở thì, đi tắt đón đầu dẫn đến tốn kém tiền của nhưng không học hỏi được cái gì. TQ thì hoàn toàn ngược lại. TQ với 1.3 tỷ dân nên số lượng người giỏi của họ rất nhiều. Trong 10 qua công nghệ TQ phát triển như vũ bão. Họ có chiến lược phát triển con người cộng với đầu tư cơ sở vật chất, thu hút chất xám từ nước ngoài qua việc sử dụng gián điệp kinh tế, trả lương cao cho hoa kiều làm việc tại Mỹ về nước. Chính vì vậy nên có thể thấy thành tựu công nghệ TQ phải làm thế giới sốc, như việc phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn ở tầm cao mà hiện nay chỉ có Mỹ có. TQ đã đua người lên vũ trụ, và sắp tới đưa xe tự hành lên mặt trăng. TQ chế tạo tên lửa diệt hạm DF-21, nếu thành công như báo chí nói, có lẽ khiến Mỹ run sợ. Trong nước TQ sản xuất công nghiệp xuất đi khắp thế giới. Họ mua lại công nghệ tàu cao tốc của nhật, thiết kế lại, nay đã có tuyến đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới, và có thể xuất khẩu cả sang Mỹ hay châu Âu. Thứ tư, TQ rộng lớn nên thị trường không lo ngại bão hòa (kinh tế gọi là large economy of scale), việc thực hiện chính sách nội địa hóa của TQ tuy tốn kém ban đầu nhưng sau đó sản xuất nhiều giá thành giảm. VN thị trường nhỏ nên việc nội địa hóa máy móc là không khả thi. Tự làm ra cái gì cũng đắt mà không tốt, nếu cạnh tranh bình đẳng thì không tồn tại được. Thành ra mấy chục năm chỉ đi mua sắm, chứ không có dành tiền để đầu tư nghiên cứu cơ bản, dẫn đến mất gốc, nhất là các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cái này hiện nay ngay cả bên Mỹ họ cũng lo sợ bởi doanh nghiệp Mỹ chuyển các hoạt động sản xuất sang TQ nhiều quá dẫn đến thâm hụt nặng thương mại Mỹ Trung. Tại sao TQ phát triển như vũ bão mà VN lại thê thảm thế? rõ ràng các vị trong đảng đều biết và muốn xử lý, nhưng xử lý thế nào thì tự con bệnh không thể tự chuẩn đoán và chữa bệnh được. Nếu đảng muốn chân thành cải cách thì những người nghiên cứu kinh tế như tôi sẵn sàng viết bài phân tích nghiên cứu khách quan để họ tham khảo. Còn nếu không, chỉ thích nghe tán dương quang vinh muôn năm và mọi ý kiến khác biệt đều là phản động thù địch thì hết cách rồi.
Trả lờiXóaCải cách , cái cách và cải cách chính trị là việc khẩn thiết, tiên quyết tại VN hiện nay. Chỉ có cải cách Chính trị tiếp theo cải cách kinh tế từ 1986(tuy nửa vời) là đúng qui luật vận động của toàn bộ nền kinh tế và XH hiện nay. Hãy nên xem lại công thức cổ điển của ông Max về kinh tế : quan hệ sản xuất( QHSX) phải luôn luôn phù hợp với lực lượng sản xuất (LLSX) {QHSX=LLSX}. Ngày nay VN đã đang là nền kinh tế thị trường sơ khai có LLSX bắt đầu cải thiện nhưng QHSX tức là tổ chức Nhà nước, thể chế chính trị, phân phối vẫn bảo thủ lạc hậu như thủa quan liêu bao cấp.
Trả lờiXóa