NÔNG DÂN VĂN GIANG RA TUYÊN BỐ MỘT NĂM SAU VỤ CƯỠNG CHẾ
Nông dân Văn Giang ra tuyên bố một năm sau vụ cưỡng chế
Nông
dân Văn Giang, Hưng Yên cắm lều chống lại lệnh của chính quyền cưỡng
chế thu hồi đất dành cho dự án Ecopack hôm 23/04/2012. -REUTERS/Stringer
Thanh Phương
Trong một thông cáo đề ngày 24/04/2013, nhưng được công bố
sớm trước một hôm trên mạng, nông dân Văn Giang một lần nữa kêu gọi các
lãnh đạo Việt Nam giải quyết vụ này, đồng thời kêu gọi dư luận trong và
ngoài nước ủng hộ cho cuộc đấu tranh bảo vệ "quyền người cày có ruộng".
Cách đây 1 năm, ngày 24/04/2012, chính quyền huyện Văn Giang,
Hưng Yên, cùng với chính quyền tỉnh này đã huy động ngàn người, đa số là
cảnh sát, để thực hiện lệnh cưỡng chế thu hồi đất cho dự án Ecopark của
một công ty tư nhân.
Trong một thông cáo đề ngày 24/04/2013, nhưng được
công bố ngày hôm nay trên mạng, nông dân Văn Giang một lần nữa kêu gọi
các lãnh đạo Việt Nam giải quyết vụ này, đồng thời kêu gọi dư luận trong
và ngoài nước ủng hộ.
Trong bản thông cáo, những người ký tên đại diện cho hơn 1200 hộ nông
dân ở ba xã Văn Quan, Cửu Cao, Phụng Công, huyện Văn Giang, nhắc lại là
trong vụ cưỡng chế nói trên, nhiều nông dân đã bị đàn áp, đánh đập, bị
bắt, gây phẫn nộ dư luận trong và ngoài nước.
Ngày 01/05/2012, hàng trăm nhân sĩ, trí thức người Việt đã ký "Tuyên
bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang bằng vũ lực", hàng nghìn
người trên khắp Việt Nam và từ nhiều nước khác đã ký ủng hộ bản tuyên
bố này, phản đối việc cưỡng chế bằng vũ lực của chính quyền Văn Giang và
tỉnh Hưng Yên.
Mặc dù cho tới nay các luật sư của những hộ nông dân bị cưỡng chế thu
hồi đất đã có trên 10 kiến nghị gởi các cơ quan có thẩm quyền ở trung
ương và địa phương, để yêu cầu giải quyết, nhưng vẫn chưa được trả lời.
Chỉ riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại một lần vào
ngày 21/08/2012, nhưng theo các nông dân Văn Giang, các quan chức bộ này
đã « cố tình lảng tránh những vấn đề cốt lõi, thậm chí đưa sai những
căn cứ pháp lý để giải thích. »
Không những thế, theo tố cáo của nông dân Văn Giang, các doanh nghiệp
liên quan đến dự án Ecopark còn thuê côn đồ hành hung những người đấu
tranh tích cực nhất. Sáu người trong nhóm hành hung đã bị đem ra xử,
nhưng cho tới nay các phiên xử chưa làm rõ ai là kẻ chủ mưu.
Trong bản thông cáo, các nông dân Văn Giang tuyên bố sẽ đấu tranh đến
cùng để bảo vệ « quyền người cày có ruộng ». Họ kêu gọi các lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết vụ việc ở Văn Giang, nếu không, sẽ
không giữ được niềm tin của nông dân vào Đảng và Nhà nước. Đồng thời các
nông dân Văn Giang kêu gọi sự ủng hộ tinh thần của dư luận trong và
ngoài nước.
Bữa nay anh bạn gọi ra uống trà Hàn quốc trên Hàm cá mập =cạnh Hồ gươm trung tâm thủ đô "đi quanh hồ còn nhớ phản phất của Trần Đăng Khoa thủa nào "Hà nội có Hồ gươm -nước trong xanh như mực -bên Hồ có tháp bút -viết thơ trên trời cao ".ngồi uống trà hàn quốc trên tầng 4 hàm cá mập mà mình thấy đắng -đắng trong tim Hồ gươm chỉ bé bằng cái vũng trâu đằm thủa nào tháp bút mình nhìn như một cái chông . khi mình còn nhỏ cưỡi trên lưng trâu giữa cánh đồng lúa đang thì con gái vừa chăn trâu vừa đọc "bước đường cùng " của cụ Hoan Rồi cả "đống rác cũ của Cụ nữa (truyện này hồi đó cấm )người nông dân bị bần cùng hóa ,còn lưu mạnh hóa thì thật khốn nạn nó lại trở nên trấn áp ,bóc lột đồng loại đồng tiền đã trấn giữa trái tim ;nên đồi Vọng cảnh ivv hàm cá mập và di tích bị giọng lưỡi của đồng tiền bao biện bênh vực cho An be Thừa.nhữ bênh viện xưa ,công sở xưa nó gắn liền với lịch sử của đất nước trong một khoảnh đất nếu đi bộ thong dong từ tây sang đông -từ nam đến bác chưa hết vài mươi khắc những cái đó trở thành trung tâm nghiên cứu vừa bảo tồn di tích vừa tạo khu du lịch .Bây giờ thủ đô mở rộng rồi .Nhưng các An be lấy cớ bệnh viện chật cơi nới .đâu cũng cơi nới đường hẹp ,nhà cao -giao thông tắc -lấp sông cầu vượt- một trận mưa những chiếc cầu đó lại từ trên cao nhìn như lũ đỉa lội tiến về văn miếu .than ôi !nên nong dân văn giang bao giờ mới thắng nổi mình -một là anh Pha -một là An be .mình chưa được đọc tác phẩm nào của cụ Hoan về người nông dân thứ ba như mà chỉ đọc được ở Huy tưởng và một số nhà văn khác về Lê Lợi, Tây sơn hay như Hùm thiêng Yên thế...
Bữa nay anh bạn gọi ra uống trà Hàn quốc trên Hàm cá mập =cạnh Hồ gươm trung tâm thủ đô "đi quanh hồ còn nhớ phản phất của Trần Đăng Khoa thủa nào "Hà nội có Hồ gươm -nước trong xanh như mực -bên Hồ có tháp bút -viết thơ trên trời cao ".ngồi uống trà hàn quốc trên tầng 4 hàm cá mập mà mình thấy đắng -đắng trong tim Hồ gươm chỉ bé bằng cái vũng trâu đằm thủa nào tháp bút mình nhìn như một cái chông . khi mình còn nhỏ cưỡi trên lưng trâu giữa cánh đồng lúa đang thì con gái vừa chăn trâu vừa đọc "bước đường cùng " của cụ Hoan Rồi cả "đống rác cũ của Cụ nữa (truyện này hồi đó cấm )người nông dân bị bần cùng hóa ,còn lưu mạnh hóa thì thật khốn nạn nó lại trở nên trấn áp ,bóc lột đồng loại đồng tiền đã trấn giữa trái tim ;nên đồi Vọng cảnh ivv hàm cá mập và di tích bị giọng lưỡi của đồng tiền bao biện bênh vực cho An be Thừa.nhữ bênh viện xưa ,công sở xưa nó gắn liền với lịch sử của đất nước trong một khoảnh đất nếu đi bộ thong dong từ tây sang đông -từ nam đến bác chưa hết vài mươi khắc những cái đó trở thành trung tâm nghiên cứu vừa bảo tồn di tích vừa tạo khu du lịch .Bây giờ thủ đô mở rộng rồi .Nhưng các An be lấy cớ bệnh viện chật cơi nới .đâu cũng cơi nới đường hẹp ,nhà cao -giao thông tắc -lấp sông cầu vượt- một trận mưa những chiếc cầu đó lại từ trên cao nhìn như lũ đỉa lội tiến về văn miếu .than ôi !nên nong dân văn giang bao giờ mới thắng nổi mình -một là anh Pha -một là An be .mình chưa được đọc tác phẩm nào của cụ Hoan về người nông dân thứ ba như mà chỉ đọc được ở Huy tưởng và một số nhà văn khác về Lê Lợi, Tây sơn hay như Hùm thiêng Yên thế...
Trả lờiXóa