Nên dời hòn đá lạ ra khỏi Đền Hùng
"Hòn đá lạ ở đền Hùng là đạo bùa, có sự pha trộn giữa Phật
giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh, cho thấy là
đạo bùa tổng hợp hỗn loạn của tâm linh", TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện
nghiên cứu Hán nôm nhận xét.
- Ông cảm giác như thế nào khi thấy hòn đá có nhiều văn tự lạ ở đền Hùng?
- Sau Tết, một người thân của tôi đi đền Hùng có thấy hòn đá này và chụp những tấm ảnh đưa cho tôi. Cảm giác ban đầu là vô cùng bất ngờ, sững sờ khi thấy các chi tiết của hòn đá.
Như báo chí thông tin thì viên đá này ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại đền Thượng từ năm 2009.
- Ông cảm giác như thế nào khi thấy hòn đá có nhiều văn tự lạ ở đền Hùng?
- Sau Tết, một người thân của tôi đi đền Hùng có thấy hòn đá này và chụp những tấm ảnh đưa cho tôi. Cảm giác ban đầu là vô cùng bất ngờ, sững sờ khi thấy các chi tiết của hòn đá.
Như báo chí thông tin thì viên đá này ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại đền Thượng từ năm 2009.
Tục thờ đá là một tín ngưỡng nguyên thủy không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta đã từng thấy có những tảng đá thiêng được đặt ở một số đền chùa như chùa Thầy, khu vực Yên Tử hoặc nơi này nơi kia và bao giờ cũng gắn với sự tích, truyền thuyết, huyền thoại nào đó được người dân truyền tụng.
Nhưng trong những sự tích, huyền thoại về
đền Hùng và khu vực lân cận, tôi chưa từng bao giờ nghe hoặc đọc thấy về
một hòn đá như thế, mặc dù khu vực đền Hùng có tín ngưỡng thờ sơn thần.
- Ông có thể giải thích những văn tự được viết trên hòn đá ở đền Hùng?
- Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ ghi công đức tu bổ Đền Hùng mà hiện nay cũng đang xôn xao dư luận; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi chưa giải thích được.
Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh. Cho thấy là một đạo bùa tổng hợp hỗn loạn của tâm linh.
Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc, hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết khác của hòn đá mà chúng ta chưa chưa biết, có thể làm phản lại ý nghĩa trên nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí.
- Ông có nhận xét gì nếu đặt viên đá này tại đền Hùng?
- Theo tôi, trên viên đã có những hình thù, văn tự xa lạ với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, có thể tiềm ẩn những phù thuật sâu xa.
Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất kể vật nào đó được cung tiến vào đó đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên, chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ.
.
- Ông có thể giải thích những văn tự được viết trên hòn đá ở đền Hùng?
- Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ ghi công đức tu bổ Đền Hùng mà hiện nay cũng đang xôn xao dư luận; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi chưa giải thích được.
Bổ sung 11h11' PM, ngày 17.4.2013: Những "chữ lớn" ở giữa bùa là hình vẽ của đạo bùa Bách giải tiêu tai phù (phù = bùa) thuộc loại bùa cầu bình an và phúc lợi (trang 99, sách Phù thuật Việt Nam của tác giả Lê Văn Lân - mà Nguyễn Xuân Diện may mắn được tặng 01 bản có cả chữ ký và dấu ấn của tác giả).Mặt sau là các hình tinh tú, bên dưới là vòng tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc. Chân của hòn đá là hình bát quái, quẻ càn.
Hết phần bổ sung.
Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh. Cho thấy là một đạo bùa tổng hợp hỗn loạn của tâm linh.
Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc, hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết khác của hòn đá mà chúng ta chưa chưa biết, có thể làm phản lại ý nghĩa trên nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí.
- Ông có nhận xét gì nếu đặt viên đá này tại đền Hùng?
- Theo tôi, trên viên đã có những hình thù, văn tự xa lạ với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, có thể tiềm ẩn những phù thuật sâu xa.
Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất kể vật nào đó được cung tiến vào đó đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên, chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ.
.
- Ông nhận xét thế nào về các lễ vật được cung tiến hiện nay?
- Theo tôi, không phải cái gì mà các tổ chức, cá nhân dâng lên đều có thể chấp nhận đưa vào đền chùa tùy tiện được. Nếu không sẽ xảy ra thảm họa về tâm linh, như gia đình ông Trầm Bê nào đó cung tiến chùa ở Trà Vinh, đáng lẽ chỗ đặt tượng Phật thì lại đặt ảnh gia đình. Những hiện vật cung tiến như đôi sư tử đá, cánh cổng theo kiểu Tử Cấm Thành, hay những cái đèn, tượng Phật của Trung Quốc, rất xa lạ với Việt Nam thấy nhan nhản ở các chùa đền khắp nơi.
Ngày xưa, tất cả những nơi cúng tế, những ai cung tiến vật gì, từ hoành phi đối liễn, mâm bồng, cờ quạt, kiệu, tàn tán…đều phải được cả một hội đồng chức sắc địa phương sở tại duyệt chứ không phải ai muốn đem đến cái gì cũng có thể treo hay đặt tùy tiện.
Đơn giản như một cuộc tế lễ, khi bắt đầu vào tế, bao giờ cũng có người xướng tế "Củ soát tế vật", có nghĩa là kiểm soát kiểm tra các đồ lễ dâng lên, có phải đồ tinh khiết, sạch sẽ và thành tâm thì mới được dâng lên thượng điện.
Trước đây, từng có những cơ quan đoàn thể dâng lên bánh chưng khổng lồ, bát miến khổng lồ, thì BQL Di tích Đền Hùng phải xét rõ xem mục đích họ dâng lên là vì tín ngưỡng vua Hùng hay chỉ vì quảng bá thương hiệu, tức là lợi dụng tín ngưỡng Vua Hùng, lợi dụng chỗ tụ hội đông người mà cầu lợi riêng. Tôi chắc là khi ấy họ chỉ nhằm quảng bá thương hiệu nên cái bánh chưng được độn xốp bên trong.
Ngoài ra, cũng cần phải xem có gì khuất tất ở trong đó hay không, xem đằng sau lễ vật ấy là những con người như thế nào nữa, vì rất có thể vật phẩm dâng lên ấy là của một kẻ xấu, có được tiền của là do tham nhũng..
- Theo ông, hướng xử lý với hòn đá lạ ở đền Hùng như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng phải tổ chức hội thảo để nghiên cứu thảo luận về hòn đá ạ ấy. Đâu cần phải vậy! Tiền của nhà nước không phải để làm việc ấy. Chúng ta không nên và không cần tổ chức hội thảo nghiên cứu cho một vật thể lạ bỗng dưng lạc vào Đền Hùng như thế. Bởi các hiện vật như thế này rõ ràng không được phép đưa vào đền Hùng. Hòn đá lại do cá nhân cung tiến, tốt nhất là gọi chủ nhân của nó đến yêu cầu di dời ngay lập tức ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.
Đền Hùng là quần thể kiến trúc giản đơn, thuần Việt, không cần thêm bớt gì mà vẫn trang trọng, không cần có hòn đá thì người dân vẫn đến thắp hương. Bản thân mỗi cây cổ thụ, nét mái cong cổ kính và màu xanh rì của tán cây trên khắp các khu đồi đều là cảnh quan đẹp, thấp thoáng dáng hình của tiền nhân thưở trước. Đến đây, người dân có thể gửi gắm tâm linh, suy tưởng về công đức của Vua Hùng đâu cần phải thêm vật tân kỳ và nhố nhăng nữa?!.
Trao đổi với VnExpress ngày 15/4, ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Hùng, cho biết sau lễ hội, tỉnh Phú Thọ sẽ mời các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá về việc đặt hòn đá tại khu du tích. Đề cập việc tạm đưa hòn đá vào kho, ông San cho biết, hiện tỉnh chưa quyết định việc này và sẽ xin ý kiến của Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. |
Đoàn Loan
THỦ TỤC DI DỜI RẤT ĐƠN GIẢN: Di
dời thì phải di dời, vì có "cát" thì cũng chỉ "cát" cho một cá nhân
hoặc dòng tộc nào đấy thôi! Nhưng trước khi di dời, nên viết hai chữ
"Lão mã" (bằng Hán tự) lên mặt có đồ hình "Bát trận đồ" để linh khí
thoát ra đã! Xong!
Xem bài phỏng vấn đăng trên VNExpress:
'Nên dời hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng'
Thứ hai, 15/4/2013, 19:14 GMT+7
"Hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết mà chúng ta chưa biết có thể phản lại ý nghĩa trên", TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán nôm trao đổi về Hòn đá lạ ở Đền Hùng.
>Hòn đá lạ ở đền Hùng
'Nên dời hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng'
Thứ hai, 15/4/2013, 19:14 GMT+7
"Hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết mà chúng ta chưa biết có thể phản lại ý nghĩa trên", TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán nôm trao đổi về Hòn đá lạ ở Đền Hùng.
>Hòn đá lạ ở đền Hùng
- Ông đánh giá như thế nào khi thấy hòn đá có nhiều văn tự lạ ở đền Hùng?
- Sau Tết, một người thân của tôi đi đền Hùng thấy hòn
đá này và chụp những tấm ảnh đưa cho tôi. Cảm giác ban đầu là vô cùng
bất ngờ, sững sờ khi thấy các chi tiết của hòn đá.
Tục thờ đá là tín ngưỡng nguyên thủy không chỉ ở Việt
Nam mà phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta từng thấy có những tảng đá
thiêng được đặt ở một số đền chùa như chùa Thầy, khu vực Yên Tử hoặc nơi
này nơi kia và bao giờ cũng gắn với sự tích, truyền thuyết, huyền thoại
nào đó được người dân truyền tụng.
Nhưng trong những sự tích, huyền thoại về đền Hùng và
khu vực lân cận, tôi chưa từng bao giờ nghe hoặc đọc thấy về một hòn đá
như thế, mặc dù khu vực đền Hùng có tín ngưỡng thờ sơn thần.
Như báo chí thông tin thì viên đá này ở đền Hùng không
phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại
đền Thượng từ năm 2009.
Mặt trước viên đá. |
- Những văn tự lạ trên hòn đá có ý nghĩa gì?
- Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn
hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ
ghi công đức tu bổ đền Hùng; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú
của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói
lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi
chưa giải thích được. Mặt sau là các hình tinh tú, bên dưới là vòng
tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc. Chân của hòn đá
là hình bát quái, quẻ càn.
Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật
giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh, cho
thấy là một đạo bùa tổng hợp.
Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho
rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu
phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc,
hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết
khác của hòn đá mà chúng ta chưa biết có thể làm phản lại ý nghĩa trên
nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là
một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí.
- Theo ông, việc đặt viên đá tại đền Hùng có phù hợp?
- Theo tôi, trên viên đã có những hình thù, văn tự xa
lạ với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, có thể tiềm ẩn những phù
thuật sâu xa.
Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất
kể vật nào đó được cung tiến vào đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần
Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải
thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên,
chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc
cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ.
Mặt sau viên đá. |
- Tại nhiều nơi thờ tự hiện có rất nhiều hiện vật của cá nhân, tổ chức cung tiến. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?
- Ngày xưa, tất cả nơi cúng tế, những ai cung tiến vật
gì, từ hoành phi đối liễn, mâm bồng, cờ quạt, kiệu, tàn tán… đều phải
được hội đồng chức sắc địa phương sở tại duyệt chứ không phải ai muốn
đem đến cái gì cũng có thể treo hay đặt tùy tiện. Đơn giản như một cuộc
tế lễ, khi bắt đầu vào tế, bao giờ cũng có người xướng tế "Củ soát tế
vật", có nghĩa là kiểm soát các đồ lễ dâng lên, có phải đồ tinh khiết,
sạch sẽ và thành tâm thì mới được dâng lên thượng điện.
Theo tôi, không phải cái gì tổ chức, cá nhân dâng lên
đều có thể chấp nhận đưa vào đền chùa được. Nếu không sẽ xảy ra thảm họa
về tâm linh, như một gia đình cung tiến chùa ở Trà Vinh đáng lẽ chỗ đặt
tượng Phật thì lại đặt ảnh gia đình. Những hiện vật cung tiến như đôi
sư tử đá, cánh cổng theo kiểu Tử Cấm Thành, hay những chiếc đèn, tượng
Phật của Trung Quốc, rất xa lạ với Việt Nam thấy nhan nhản ở các chùa
đền khắp nơi.
- Theo ông, hướng xử lý với hòn đá lạ ở đền Hùng nên như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng phải tổ chức hội thảo để nghiên
cứu thảo luận về hòn đá lạ ấy. Đâu cần phải vậy! Chúng ta không nên và
không cần tổ chức hội thảo nghiên cứu cho một vật thể lạ bỗng dưng lạc
vào đền Hùng như thế. Bởi các hiện vật như thế này rõ ràng không được
phép đưa vào đền Hùng. Hòn đá do cá nhân cung tiến, tốt nhất là gọi chủ
nhân của nó đến yêu cầu di dời ngay lập tức ra khỏi khu vực đền Hùng để
tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.
Đền Hùng là quần thể kiến trúc giản đơn, thuần Việt,
không cần thêm bớt gì mà vẫn trang trọng, không cần có hòn đá thì người
dân vẫn đến thắp hương. Bản thân mỗi cây cổ thụ, nét mái cong cổ kính và
màu xanh rì của tán cây trên khắp các khu đồi đều là cảnh quan đẹp,
thấp thoáng dáng hình của tiền nhân thuở trước. Đến đây, người dân có
thể gửi gắm tâm linh, suy tưởng về công đức của vua Hùng đâu cần phải
thêm vật gì nữa.
Trao đổi với VnExpress ngày 15/4, ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Hùng, cho biết sau lễ hội, tỉnh Phú Thọ sẽ mời các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá về việc đặt hòn đá tại khu du tích. Đề cập việc tạm đưa hòn đá vào kho, ông San cho biết, hiện tỉnh chưa quyết định việc này và sẽ xin ý kiến của Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. |
Đoàn Loan
Ý kiến của bạn đọc:
Tôi không hiểu người tặng có dụng ý
gì. Nhưng thực sự tôi dánh giá thấp đơn vị tiếp nhận hòn đá đó. Vì không
có hiểu biết gì về hòn đá đó cả mà vẫn nhận...
Ý kiến của ông TS Nguyễn Xuân Diệu rất
chính xác. Phải nhanh chóng di dời đá lạ ra khỏi đền Hùng. Nơi thờ cúng
tổ tiên là nơi linh thiêng, không thể đưa vật thể lạ vào được. Những gì
ta không hiểu, không rõ đều là vật thể lạ. Phải đưa ra gấp.
Thật bó tay ! Lúc đặt đá vào, Tỉnh
không biết có xin ý kiến Cục hay không mà đến khi đề nghị bỏ đi thì lại
lần lữa, phải xin chỗ này chỗ nọ. Rồi còn phải chờ sau lễ hội. Chắc phải
qua 30/4, rồi tiếp đến sau 2/9 thì mới có thể xin ý kiến được ?
Đề nghị đưa hòn đá đó ra khỏi nơi thờ
Quốc Tổ càng nhanh càng nhanh càng tốt,nếu ngày mai ai đó cung tiến vật
gì đó không phù hợp rồi cũng nhận bừa vào sao? rồi lại kêu đoàn kiểm tra
đánh giá nửa hả? Thuế người dân đóng để xậy dựng Tổ Quốc chứ không phải
suốt ngày đi giám định những sản vật mà những người có trách nhiệm cứ
nhận không theo một quy trình nào hết.
Có lẽ giáo sư Diện cũng chưa hiểu rõ
được đó là các kí tự gì. Theo tôi biết thì đó không phải chữ Phạn. Hòn
đá theo tôi thì nên di chuyển đi nơi khác .
Đúng rồi đó, tôi đồng ý với ý kiến nên
đem nó đi chỗ khác, vì hòn đá này ngoài mặt tưởng như là thịnh vượng an
lành với những câu chú tốt nhưng bên trong nó lại có tà khí rất mạnh.
Và chẳng bao giờ thần chú của Phật giáo được sử dụng bừa bãi, càng không
bao giờ nằm chung chỗ với các chú thuật khác như vầy. Hòn đá này trấn
yểm một cách rất hiểm độc, các vị nên cẩn thận suy xét.
Sao phải nhiều thủ tục thế. khi đưa
vào thì có thấy hỏi ý kiến Cục nào đâu. vì vậy chỉ việc cho vào kho ngay
thôi.Đỡ tốn kinh phí tổ chức hội nghị này nọ
Tôi đồng ý với Tiến sĩ Diện, không cần
hội thảo nghiên cứu gì. Cứ động cái các bác lại tổ chức rình rang hội
thảo, nghiên cứu rồi lập dự án bảo tồn....tranh luận, đấu đá nhau rồi
lại có mấy phong thêm mấy ông Giáo sư "Đá" nữa ...
đúng, nên gọi chủ nhân của hòn đá đến và mang nó ra khỏi khu vực Đền Hùng.
Cái gi không thuộc Đền Hùng thì nên đua ra khỏi Đền
Không thể có vật lạ tại nơi tôn nghiêm
là đúng rồi, chủ nhân cúng tiến đến di rời là hợp tình, hợp lý, cần gì
mà làm toáng lên phải chuyên gia đánh giá.
hàng độc
Theo tôi không cần phải lập hội đồng
khoa học để giám định hòn đá. Vì: nếu thật sự đây là bùa với ý nghĩa
xấu, chủ nhân sáng tác ra viên đá bùa này sẽ giấu rất kỹ lưỡng các yếu
tố xấu mà người khác có thể nhận ra, do vậy hội đồng giám định cũng sẽ
không đủ trình độ để nhận biết đâu là bùa tốt, đâu là bùa xấu. Mà trong
khi đó vốn dĩ viên đá này không phải xuất thân từ đền Hùng, mà là từ nơi
khác đem đến, nên nếu thấy không phù hợp, thì liên hệ lại với người đã
tặng viên đá để trả lại. Còn nếu không liên lạc được thì đem chôn. Như
thế rất gọn và đơn giản.
ai chấp nhân đưa hòn đá vào thì cũng
có quyền đưa hòn đá ra ,việc gì còn phải xin phép cục vụ nào mới đưa ra
được .tôi ủng hộ ý kiến ;và yêu cầu di rời ngay hòn đá lạ khỏi Đèn Hùng
trước LE HỘI,ngay ngày mai .
tại sao không kiểm đinh, xin ý kiến truớc khi dặt hòn đá vào khu di tích?
Phải chăng nhận diện hòn đá trên là một thách thức cho các nhà sử học Việt Nam?
tại sao không kiểm đinh, xin ý kiến truớc khi dặt hòn đá vào khu di tích?
Nguồn: VNE.
Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất kể vật nào đó được cung tiến vào đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên, chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ.
Trả lờiXóaCảm ơn TS Nguyễn Xuân Diện, trên đây là ý niệm rất chuẩn, có đó, cần mang hòn đá đi chỗ khác, thậm chí là đập vỡ vụt, vứt bỏ ở nơi thật xa, xuống sông, xuống suối.
Có một sự trùng hợp, tháng 5/2009 bọn giặc Tàu đưa ra khái niệm “đường lưỡi bò” và gây rất nhiều nhiêu khê về chủ quyền trên Biển Đông, vì vậy, liên tưởng với thời điểm đặt hòn đá này (năm 2009) tại nơi linh thiêng của Đất nước, ta không khỏi dật mình.
Không cần tổ chức hội thảo tốn thời gian, tốn tiền, có khi lại bị bọn Tàu mua chuộc…, Ban quản lý Đền Hùng, không cần phải xin phép ai, nên vứt hòn đá đi ngay.
Bác QUÝ nói đúng .Chớ nên coi thường vật nhỏ ( Hòn Đá ) này , bởi đôi khi nó mang đến hậu quả khôn lường và rất khó kiểm chứng bởi sự mù mờ không biết được là do đâu , vì đâu ... Điều này làm tôi liên tưởng đến vụ " Thánh vật sông tô lịch " ngày nào . Phải nói rằng về thuật trấn yểm ,ma tà quỷ quái thì Người TÀU là đứng đầu và hậu quả để lại thường rất tàn độc cho " Khổ chủ " . Một điều lạ lùng nhỏ nữa là kể từ hôm TS Diện đăng lên bài này thì dã thấy đôi chút chuyển động " Nhúc nhích" bắt đàu là đổi tên nước , tên đảng , hay kêu gọi sửa này sửa nọ ..v...v .. Biết đâu đây lại là sự khởi đầu của điềm lành thì tốt biết bao .
Xóacòn về cách sử lý hòn đá này thi TS Diện đã nói ... Rất đơn giản . Và theo tôi tốt nhất là nên trả đúng chủ nhân của nó bởi nếu được Phúc thì mời Ông hưởng còn ngược lại ông làm ông tự chịu .. chắc nếu " Yểm Đểu " thì chủ nhân của nó sẽ lặn mất tăm và " Chạy Mất Dép " chứ chẳng chơi
Để gió cuốn đi
Dạ phải rồi nên đem cục đá này quăng ngay xuống cống để hoá giải "bùa". Còn nếu người chủ cục đá này có muốn cho con cháu phất thì đem trở về nhà người này đi. Riết rồi chùa cổ đền cổ Việt Nam từ từ trở thành chùa đền tư nhân cho một dòng họ một gia đình hay sao? bọn đại gia đem cúng chút tiền rồi chùa cổ của chung tự nhiên biến thành của riêng họ muốn chưng gì thì chưng muốn để gì thì để à?. Ở Trà Vinh, Trầm Bê cúng chút tiền cho một ngôi chùa cổ ba trăm năm tên là chùa Vàm Ray để tô sửa mới tinh rồi để hình ông ta, vợ con và người thân ngay chánh điện, nay dân chúng gọi tên chùa là chùa Trầm Bê. Tráo của chung làm của riêng theo kiểu này thì lời quá, giá rẻ không ngờ. Chúng ta đừng để những chuyện tương tự xảy ra cho đền Hùng, chùa Tây Phương, chùa Cổ Lễ...đau lòng lắm.
XóaKhông hiểu mà vẫn nhận cung tiến, vẫn bày đặt ở nơi thờ tự linh thiêng quốc gia? Đã đến lúc phải có quy chế cung tiến không chỉ riêng đền Hùng. Sao không hội thảo trước khi bày đặt hòn đá?
Trả lờiXóaVừa dời hòn đá vừa xử lý nghiêm những kẻ nào vô văn hóa lại tùy tiện nhận nó vào đặt tại nơi linh thiêng của cả dân tộc. Đồng thời tìm ra người "cung tiến" hòn đá này để làm rõ thực hư.
Trả lờiXóaSao không công khai họ tên người nào đó đã cung tiến hòn đá đó? Tôi thấy ở miền bắc khi người ta đi chùa, thậm chí là làm công đức có 10 ngàn đồng mà cũng phải ghi tờ ghi nhận công đức. Hổng lẻ một người nào đó cung tiến một vật quan trọng như vậy mà ban quản lý Đền Hùng không biết???
Trả lờiXóaNgười đã cung tiến hòn đá đó quan trọng đến mức nào mà khi muốn dời đi phải "xin ý kiến của Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch" như lời của ông Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ???
Trên báo Tiền phong đã có hồi đáp của người cung tiến,đặt hòn đá.
Trả lờiXóaNếu là khối đá tự nhiên thì hãy cho nó được mang danh "ĐÁ NGỌC" - Nhưng hỡi ôi, nó đích thực là một khối đất Kaolin (Cao lanh) được đặt hàng nung tại một lò gốm (nặng lửa) - nhiệt độ nung khoảng hơn 1200 độ c, phủ men màu nhạt, với các nét vạch khắc lộ xương đất theo các hình "theo đơn đặt hàng"! Vậy tính linh thiêng ở đâu mà ra?! Chỉ cần phóng to hình lên mà quan sát sẽ thấy rõ! Lãnh Đạo Phú Thọ đã bị lừa (mà không biết) - hoặc đóng vai trò một thành phần ăn theo của "Lũ Bợm"!
Trả lờiXóaChúc mừng bác TỄU người đã có công phát hiện và đăng những hình ảnh và viết bài đầu tiên về hiện tượng này và nay các báo lớn đang nhập cuộc hào hứng và có trách nhiệm , sự việc kết thúc ra sao , chúng ta cùng chờ đợi . Điều mừng nữa là qua việc này nó đã tạo nên sự " đồng Thuận " hiếm hoi giữa báo chí "Lề Phải " và " Lề Dân " Hy vọng rằng nó sẽ tạo nên một tiền lệ tốt cho nhiều vấn đề sau này .
Trả lờiXóađể gió cuốn đi
Đền Hùng đã được nhà nước CH XHCN Việt nam chọn là nơi thờ Quốc Tổ. Không biết từ lúc đặt “hòn đá lạ” tại đền Thượng thì có gây ảnh hưởng gì đến đất nước và con người Việt nam hay không? Nhưng dễ có một nhận xét: tình hình xã hội, kinh tế, chính trị… từ năm 2009 đến nay có nhiều diễn biến xấu!
Trả lờiXóaPhan Long
Ô.P Ct UBND Tỉnh Phú Thọ bảo việc đưa hòn đá lạ vào kho phải chờ ý kiến của Cục Di sản Bộ VH-TT&DL. Vậy ra việc đặt hòn đá lạ vào đền Hùng cũng đã có ý kiến của Cục Di Sản . Lại còn mời các nhà khoa học đến đánh giá hòn đá lạ . Sao không đánh giá trước cho kĩ lưỡng rồi mới cho đặt hòn đá mà nay dư luận xôn xao quá mời đánh giá ? Ai tặng Đền Hùng hòn đá đó ? ý nghĩa của những hình thù chữ nguệch ngoạc trên hòn đá là gì , các vị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ có biết không ? Xem cách trả lời như thế thì các vị này chẳng biết gì ý nghĩa các hình thù, chữ phạn , chữ Hán trên hòn đá . Người ta tặng hòn đá với số tiền rất hậu , phần cúng đền, phần cúng các quan chức, thế là hòn đá được đạt vào chỗ quan trọng trong Đền Hùng ? Các quan chức này cũng dễ sai khiến thật !
Trả lờiXóaChỗ tôi, họ làm bàn thờ cho những người đóng góp trùng tu đình làng, đặt phía trước bàn thờ Thần, thờ bài vị của nhiều người, có hình cụ Hồ. Khi lạy Thần thì lạy mấy vị đó trước.
Trả lờiXóaKhông hiểu nỗi.
Loạn hết cả rồi !
Xóatoi thay hinh dang hon da nay cung giong luoi bo.
Trả lờiXóaĐÚNG! RẤT GIỐNG HÌNH LƯỠI BÒ .
Xóaemail của ông San Hà Kế ở trên website tỉnh Phú Thọ nhé
Trả lờiXóaĐá chẳng có chân sao tới đây?
Trả lờiXóaPhải có kẻ đưa đến nơi này.
"Cúng tiến" cũng qua ban quản lý.
Xin mau lẳng cổ nó đi ngay!
HÒN ĐÁ CÓ HÌNH THÙ RẤT GIỐNG VỚI HÌNH LƯỠI BÒ TRÊN BIỂN ĐÔNG DO GIẶC TÀU VẼ RA
Xóatoi cung dong y voi chu Teu, toi 70 tuoi roi, (que dat To)
Trả lờiXóaĐây là cơ hội tốt để triệu tập một Hội nghị quốc tế thu hút cỡ 1000 chuyên gia với độ vài trăm báo cáo khoa học, tổ chức trang trọng tại Mỹ Đình, mời sứ quán TQ và ông trầm bê đồng chủ trì, phí tổn độ vài trăm tỉ thôi chứ có đáng gì. Cơ hội tuyệt vời cho ngành Việt nam học và nâng cao uy tín của các gsts VN ta!
Trả lờiXóaQuăng liền đi trời ơi, chùa nào bây giờ ngoài sân trong nhà thì lồng đèn đỏ trong chánh điện thì 2 con sư tử trắng ởn nhe răng không là yểm bùa thì là gì, nhìn vào là tâm thần mù mịt. Bây giờ tới đền Hùng thì đá bùa đá yểm chữ Tàu chữ ấn. Dân nghèo nước mạt tới nơi rồi cần gì yểm cho mạt hơn nữa.
Trả lờiXóaHÒN ĐÁ CÓ HÌNH THÙ RẤT GIỐNG VỚI HÌNH LƯỠI BÒ TRÊN BIỂN ĐÔNG DO GIẶC TÀU VẼ RA
Trả lờiXóaCó lẽ người ta đã nhận tiền... đưa hòn đá vào, thì làm sao đưa hòn đá ra? Phải tổ chức hội nghị khoa học, nhân dân chịu khó đóng thêm thuế để bù lỗ thì mới đưa hòn đá ra được!
Trả lờiXóaBùa yểm hay chống yểm, không hiểu hay không giải được thì vứt mẹ nó đi. Một khối đá vẽ bùa lăng nhăng, chữ phạn khi thì ở trong xiềng xích khi thì ở ngoài, theo tôi chỉ hình ảnh này cũng đã nói lên sự lộn xộn của nó. Từ 2009, hãy xem đất nước này có yên bình, hưng thịnh nhờ hòn đá này không, hay ngược lại?
Có tin thì mang nó ra HS-TS mà trấn cho khỏi mất nước/biển đảo? Họ sắp mang khách ra đó du lịch rồi đấy, cho ngắm hòn đá này luôn thể. Thật đúng là một chính sách làm nghèo dân mà còn làm ngu dân vì mấy trò mê tín dị đoan này.
Cửa nhà chùa bây giờ dễ vào quá, Phật Thánh phải ngồi chung với bọn tham sân si và kẻ giết người cũng được cúng thờ? Đất nước loạn quá rồi?
Trả lờiXóaHòn đá (thực chất là hòn đất nung) ai đó đã đưa đặt vào Đền Thượng từ 2009 đến nay đã là ba năm.Ba năm qua từ ông quan chức tai to mặt lớn ,thứ đến dân thường đều cứ cúc cung thờ cúng tung hô vua Hùng .Giới lãnh đạo thì dương dương tự đắc rằng ,quyền tự do vui chơi ,tự do tín ngưỡng được ban phát đầy ắp trong thiên hạ.Chuyện vỡ lở mới hay dân nước bị tụi ma cô lừa gạt,buôn thần bán thánh.Ban quản lý lễ hội dùng chiêu thuật quỵt tiền của các tín chủ.Tham nhũng đã đang hiện diện ở mọi nơi .Ai xét xử ai bây giờ.
Trả lờiXóaMọi người hẳn đều còn nhớ chuyện đúc tim cho ngựa Gióng mới đây thôi. Đến cả lãnh đạo đảng và "chú phỉnh" mà còn đồng cô cốt cậu, thi nhau lên đồng tập thể, buôn thần bán thánh, cầu lộc cầu tài cho riêng mình thì chuyện đặt đá yểm "loạn tâm linh" như ở Đền Hùng hiện nay có gì là lạ. Vận nước tới hồi bĩ cực thế này sao ?
Trả lờiXóaChợt nhớ câu của tiền nhân để giữ cho lòng được tĩnh lặng:
"Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh"...
chưa ai biết hòn đá này chủ đích tốt hay xấu.... Nên nhờ các thiền sư giỏi mật tông kiểm tra là biết liền... Tôi thấy từ ngày đặt viên đá này (2009) thì sau đó lòi ra nhiều vụ lũng đoạn kinh tế của các công ty tập đoàn nhà nước... Còn vụ Trung Quốc thì âm mưu thâm độc có từ lâu rồi nên không thể vu khống oan cho hòn đá này được. Việc cần làm bây giờ là giúp đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này....
Trả lờiXóaKhông những nên dời bỏ hòn đá này ra khỏi đền.
Trả lờiXóaMà còn nên tìm hiểu sâu xa xuất xứ, cội nguồn và tác giả của hòn đá.