Lấy ý kiến dân tốn bao nhiêu ?
Nguyễn Quang A
Lấy ý kiến đóng
góp cho
dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bắt đầu
từ 2-1-2013. Theo Điều 7 của Nghị quyết số
38/2012/QH việc lấy ý kiến kết thúc vào ngày 31-3-2013.
Ngày 2-3-2013 chủ tịch Quốc hội khẳng định
tiếp thu ý kiến góp ý đến tháng 10-2013.
Điểm 2 Điều 8 của
Nghị quyết quy định “kinh phí phục vụ cho
việc tổ
chức
lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm. ”
Phải đợi đến
quyết toán ngân sách của năm tài chính 2013 (chắc vào cuối
2014) chúng ta mới biết việc lấy ý kiến tốn
bao nhiêu tiền ngân sách. Hiện nay chỉ có thể đưa
ra những con số ước lượng về độ
lớn. Sai số có thể vài ba lần nhưng cũng có
thể cho ta mường tượng về độ lớn
của con số đó. Chi phí xã hội có thể lớn hơn
chi ngân sách rất nhiều mà dưới đây cũng chỉ
điểm qua.
Đến 25-3-2013,
theo tổng
hợp của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành
Hiến pháp 1992 của Chính phủ, đã có 28.014 cuộc hội
thảo, hội nghị lấy ý kiến và đã tiếp
nhận hơn 15 triệu lượt ý kiến đóng góp. Đến
28-3 các con số đó là 20 triệu lượt và hơn 30
ngàn hội thảo (thế nhưng riêng Hồ Chí Minh đã
có trên 40
ngàn cuộc ?) với
những kết
quả tổng hợp được báo chí đưa tin không
giống với khảo
sát của trang Cùng
Viết Hiến pháp của
các Gs. Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Nguyễn Anh Tuấn
hoặc của nhà báo Trương
Duy Nhất. Còn đến 31-3-2013 con số đã lên
26 triệu ! 1
Những con số hết
sức
ấn tượng ! Nếu lấy con số 26 triệu
chia cho tổng dân số Việt Nam hiện nay (cứ tính là
90 triệu người) cho ta kết quả 29 lượt ý
kiến trên 100 dân (từ mới đẻ đến trên
100 tuổi). Nếu trừ số trẻ em dưới 16
tuổi thì tỷ lên này lên đến 41 lượt ý kiến
trên 100 dân trên 15 tuổi. Tất nhiên có các “ chuyên gia ” dự
hội thảo, hội nghị và họ có thể góp ý nhiều
lần, nhưng trong khoảng gần 3 tháng mà đạt tỷ
lệ tham gia và góp ý cỡ 40 % của những người
trưởng thành thì quả là kỷ lục.
Mỗi người, ở cơ
quan mình, làng mình, tổ dân cư của mình, thậm chí gia đình
mình, có thể tiến hành một điều tra nho nhỏ
xem đã có bao nhiêu ý kiến đóng góp và tính ra tỷ lệ
đóng góp ý kiến. Bất cứ ai đã thử làm vậy
có thể đặt ra nghi vấn về con số hết sức
ngoạn mục trên.
Thôi chưa bàn đến
tính chính
xác của con số hơn 26 triệu lượt mà chỉ
thử ước tính xem việc góp ý tốn kém bao nhiêu cho
xã hội.
Nhiều người dự
hội
nghị nhưng không có cơ hội phát biểu. Để
có một ý kiến chắc cũng phải đọc, phải
suy nghĩ hình thành ý kiến và phát biểu (hay viết) ý kiến
đó ra. Cứ tính mỗi ý kiến hết 1 giờ, thì hết
26 triệu giờ lao động (tương đương
3,25 triệu ngày làm việc). Tiền công 1 ngày tính rẻ là
100.000 đồng và 3,25 triệu ngày làm việc tốn khoảng
325 tỷ đồng. Khoản này là chi phí xã hội, không phải
chi từ ngân sách.
Chi phí để tổ
chức
một cuộc hội nghị chắc không dưới 5
triệu (tiền phòng, tiền điện, nước, vân
vân). Với 30.000 cuộc ít nhất tốn 150 tỷ đồng
và khoản này ngân sách phải chi.
Chi phí xử lý 26
triệu ý kiến
: tập hợp, chuyên chở, thời gian đánh giá, phân loại.
Nếu tính đọc và phân mỗi ý kiến hết 1 phút
thì cần 26 triệu phút làm việc. Để xử lý số
lượng này trong 10 tuần (suốt cả thời gian lấy
ý kiến) cần 1.300 người làm việc ; có lẽ việc
xử lý được tiến hành trong tuần cuối tháng
3, trong trường hợp ấy Ủy Ban Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp phải huy động 13.000
người làm việc cật lực (tương đương
3.250 người một tháng và tốn khoảng 16 tỷ đồng
[5 triệu/người/tháng]).
Còn nhiều chi phí
khác, tổng
cộng chi phí có thể lên đến cả ngàn tỷ.
Người ta dự kiến
in khoảng 100 trang so sánh dự thảo với hiến pháp
hiện hành, đưa xuống từng hộ gia đình
xin ý kiến “ đồng ý ” hoặc góp ý cho điều này
điều kia. Nếu việc này được tiến hành
thì riêng chi phí về giấy và in (tính 10 ngàn/cuốn) cho đủ
khoảng 22 triệu hộ sẽ tốn khoảng 220 tỷ
đồng, nếu tính thêm “ lợi nhuận ”, chi
phí tiền công, chuyên chở, tổng hợp thì sẽ tốn
không dưới 1000 tỷ đồng của ngân sách.
Tính sơ sơ như
vậy
cho thấy có thể tốn nhiều ngàn tỷ đồng
cho việc lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi
hiến pháp.
Nhiều ngàn tỷ
đồng
là con số lớn, nhưng vì tầm quan trọng của
hiến pháp và nhất là so với chi phí của quốc gia
thì đấy có thể là con số nhỏ.
Vấn đề cần bàn là
kết quả ra sao.
Nếu thông qua
trưng cầu
dân ý và người dân được quyền quyết định
đưa ra ý kiến “ đồng ý ” hoặc “ không
đồng ý ” trong một cuộc bỏ phiếu kín,
không ai biết ai có lựa chọn nào, thì việc tổng hợp
kết quả dễ hơn nhiều. Nhưng ngay cả
trong trường hợp này nếu không có tranh luận, thảo
luận công khai trong thời gian đủ dài trước
khi trưng cầu dân ý và không có kiểm phiếu trung thực
thì kết quả trưng cầu dân ý cũng chẳng có ý
nghĩa.
Nếu tốn kém mà
kết quả
không phản ánh được trung thực ý kiến của
nhân dân thì quả là một sự lãng phí. Nhưng
sự nghi ngờ, sự mất lòng tin do số liệu méo
mó còn kinh khủng hơn sự lãng phí tiền của rất
rất nhiều.
1 Theo báo Thanh
Niên ngày 4.4.2013,
thì số ý kiến thu nhận được đã lên tới 44.459.628. Nhưng theo trang
mạng của tỉnh Bình Dương --
http://binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=10164&idcat;=17&idcat2;=32
-- thì con số hơn 44 triệu ý kiến đó là của RIÊNG tỉnh Bình Dương !!!
(chú thích
của Diễn Đàn)
PHỤ CHÚ :
Tác giả cho biết bài này
đã được một tờ báo của Nhà nước đăng, nhưng thiếu những câu màu đỏ.
Trong khi ngân sách nhà nước đang khốn đốn, phải tính toán lắm mới dám cho người lao động và người hưởng chính sách hưởng thêm "những 100 nghìn đồng" vào tháng 7 tới, thì người ta lại vung hàng nghìn tỷ đồng vào cái việc trời ơi đất hỡi, vô thưởng vô phạt là in ấn các phiếu lấy ý kiến dân về dự thảo sửa đổi HP! Mà nào kết quả có phản ánh đúng sự thật về lòng dân đâu cơ chứ. Thí dụ như lòng họ muôn bỏ điều 4 HP nhưng lại không dám viết ra vì sợ bị chính quyền trả thù và gây khó dễ, đành phải viết ra cái không phải là suy nghĩ thật của mình. Cực kỳ tốn kém, cực kỳ lãng phí! Do vậy đất nước này còn nghèo.
Trả lờiXóaGóp ý thì tốt thôi ,nhưng ai hơi đâu mà đọc ,mà đọc xong thì để làm gì, dù có 20 hay 40 triêu người góp ý nhưng chung quy lại chỉ có mấy điểm chính :một là có chung quan điểm với đảng o ?hai là có ý kiến khác chiều như 72 ổng trí thức kia o... ? Còn lại theo tôi vứt vào sọt rác hết,chỉ tốn tiền tốn của của dân và xã hội thôi !
Trả lờiXóaĐảng bảo Nhân Dân đã không tiếc cả xương máu đi theo Đảng, nay có thêm vài ngàn tỉ nữa để ủng hộ Đảng thì có thấm gì ? Sau này Đảng sẽ trả ơn bằng hàng tỉ đô để đi tầu du lịch hạng sang của Vinalines ! Yên chí đi . Có Đảng và NN " no " hết .
Trả lờiXóaMới có 2 từ "HIẾN PHÁP" và " HIẾP PHÁP" tôi còn không biết cái từ nào đúng từ nào sai nữa là góp ý !?
Trả lờiXóaSĐHP lần này đúng là diễn ra như hài kịch . Hiến Pháp trở thành Hiếp Pháp . Tuyên bố không có vùng cấm của ô. Phan Trung Lý đến những chỉ đạo và phê bình của TBT NPT. Tp Hà Nội về đích trước ngày 7.3. 2013 Số ý kiến của riêng một tỉnh như Bình Dương đã vượp qua phân nửa dân số cả nước . HĐND Tp HCM đưa DTHPSĐ cho từng hộ gđ yêu cầu kí tên đồng ý và nộp cho các tổ dân phố . Gia hạn thời gian góp ý . Những ý kiến sắc bén của 72 nhân sĩ trí thức và hàng vạn chữ kí ủng hộ. Thư góp ý SĐHP của HĐGMVN với hàng vạn chữ kí ủng hộ , nhất là của kiều bào hải ngoại .
Trả lờiXóaNhững nhân vật của vở hài kịch nhiều tập lần lượt lên SK .
Thưa nhân dân: Lấy ý kiến nhân dân thì phải dùng tiền nhân dân để thực hiện
Trả lờiXóachứ lấy tiền của nước nào được. Cũng tại cái 'KIẾN NGHỊ 72" đấy!