Xây cầu vượt khu vực Đàn Xã Tắc:
Hệ quả tầm nhìn manh mún!
(Dân trí) - Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc, thực trạng giao thông của Hà Nội hiện tại là sự tích tụ quá lâu của tầm nhìn còn manh mún và ứng phó tình huống kéo dài trong thời gian qua...
>> Hà Nội giữ quan điểm xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
>> Hiệp hội Vận tải “thúc” khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng và các đơn vị liên quan về giải pháp giao thông tại khu vực Đàn Xã Tắc. Hội này cho rằng, Hà Nội cần nghiêm túc thực hiện Luật Di sản, tránh xung đột giữa yêu cầu bảo tồn, phát triển.
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc cho rằng, dự án xây dựng cầu vượt tại khu vực có Di tích Đàn Xã Tắc (Ô Chợ Dừa, Hà Nội) đang gây nhiều quan ngại đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và tạo nên những dư luận trái chiều trong xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo ông Dương Trung Quốc di tích Đàn Xã Tắc có một giá trị đặc biệt
quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội. Đàn Xã Tắc xác định những dấu tích của
một thành phần kiến trúc truyền thống trong quần thể các kinh đô của
các triều đại Việt Nam gắn với tín ngưỡng quốc gia thờ đất và lúa của tổ
tiên, các triều đại phong kiến. Dưới lớp di tích đàn Xã Tắc, còn di
tích sớm nhất của con người trên vùng đất trung tâm Hà Nội cách ngày nay
khoảng 3.500 năm và di tích cư trú hồi đầu công nguyên.
Với dự án xây cầu vượt tại khu vực này, tạo ra những dư luận trái
chiều, theo ông Quốc nguyên nhân là do Hà Nội chưa quan tâm đến ý kiến
tư vấn của những cơ quan và tổ chức có liên quan. “Lẽ ra, những thông
tin trực tiếp liên quan đến dự án phải được chủ động công bố với dư luận
và tới các cơ quan, tổ chức liên quan. Nếu thông qua các cơ quan thông
tin đại chúng để hướng dẫn và thu thập ý kiến thì chắc chắn vẫn có thể
tìm ra được những phương án khả thi giải toả ách tắc giao thông tại khu
vực này”, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói.
Nhìn vào lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô, Hội Khoa học Lịch
sử Việt Nam lưu ý tới lãnh đạo Hà Nội cần thiết phải có một quy hoạch
tổng thể và giải pháp lâu dài đối với việc phát triển một đô thị có quy
mô ngày càng lớn và có bề dày lịch sử vẫn tự hào là ngàn năm tuổi. Theo
ông Quốc, thực trạng giao thông của Hà Nội hiện tại là sự tích tụ quá
lâu của tầm nhìn còn manh mún và ứng phó tình huống kéo dài trong thời
gian qua.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, làm cầu vượt trước mắt có
hiệu quả nhưng nếu lạm dụng sẽ thành “hội chứng cầu vượt” không bảo đảm
cho sự phát triển lâu dài. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, tránh
những xung đột giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển, Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam cũng đề nghị UBND Hà Nội nghiêm chỉnh thực thi Luật Di sản
trong việc phải sớm tiến hành Quy hoạch Khảo cổ học như luật định. “Tình
trạng phải ứng phó tình huống như dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc, hay gần
đây là việc phá thành mở đường tại khu vực đường Hoàng Hoa Thám cần được
khắc phục”, ông Quốc nói.
Từ những phân tích trên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị Hà Nội
sớm có một cuộc họp giữa các chuyên gia của các lĩnh vực có liên quan
(trong đó có Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, một số hội nghề nghiệp về
khảo cổ học, di sản...) cùng với cơ quan lập dự án trao đổi để tìm được
sự đồng thuận về nhận thức và các giải pháp tối ưu cho mục tiêu giải
quyết ách tắc giao thông tại khu vực Đàn Xã Tắc để sớm đáp ứng nhu cầu
phát triển của Thủ đô và của nhân dân Hà Nội.
Quang Phong
Các bài liên quan:
- Xã Tắc có phải là tổ tiên người Việt? (Đông A). - 1 nút tắc, 1 đàn xã tắc và một bế tắc(Đào Tuấn). - ĐỒNG CỐT GIỮA CHỐN “CUNG VUA” (Bùi Văn Bồng).
- Đàn Xã Tắc có hay không mà bảo vệ? (VNN). - “Hà Nội chưa bao giờ tìm ra Đàn Xã Tắc”(KP). - Ông Bùi Danh Liên:Tôi không đề nghị phá Đàn Xã Tắc!(ĐV). – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Kiến nghị tới Thủ tướng bảo tồn Đàn Xã Tắc (ĐV). - Vụ Đàn Xã Tắc: Ông Dương Trung Quốc gửi thư lên Thủ tướng (VnM). - Tháo dỡ 2 con nghê khu vực Đàn Xã Tắc (VNN). - Hà Nội xin ý kiến nhân dân về công trình liên quan di tích Đàn Xã Tắc (ND). - Xây cầu tại khu vực đàn Xã Tắc: Nhìn từ vị trí của cha ông (ND).
- Vẫn chưa biết chính xác Đàn Xã Tắc ở đâu! (VNN). - HN đồng ý xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc (KP). - Xây cầu vượt Xã Đàn – Hoàng Cầu: Hợp lý và khả thi (HNM). - Giữ lại Cố đô Huế thì được tích sự gì? (NĐT). - Video: Xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc: Nên hay không? (VTV).
Ba Sàm điểm báo
Thăng Long hơn 200 năm qua vẫn không dứt bị báng bổ.
Trả lờiXóaSau khi định đô tại Huế, Nhà Nguyễn san bằng kinh thành Thăng Long xây thành Hà Nội.
Minh Mạng bỏ tên Thăng Long thay bởi cái tên quê mùa Hà Nội ( thành phố trong sông), giáng hạ Thăng Long thành tỉnh lỵ.
Nhưng hồn thiêng sông núi không chịu đè nén. Lần lượt Thành Thong Long,rồi đàn Xã Tắc phát lộ.Lòng dân đang hướng về cội nguồn Thăng Long vừa đúng 1000 tuổi.
Nhưng bọn chúng vẫn cố tình chà đạp lên Thăng Long. Chúng đã và sẽ bị trời tru, đất triệt.
Giữa các phương án đều tệ, nên chọn cái ít tệ hơn.
Trả lờiXóaVì thế, nên làm cầu đi. Cái Đàn Xã tắc , ai biết chính xác,chỉ dùm. Còn tơ lơ mơ thì nên làm cầu vượt đi. Vì, chưa biết rõ nó là ở đâu mà gây ra sự quá tốn kém cho người đương đại ( vì tắc đường, vì gây bất ồn cho giao thông công cộng...) là đều không nên.
Chữa cháy giao thông bằng cầu vượt, đổi lại Đàn Xã Tắc lại bị "cháy". Chắc rằng sẽ còn nhiều thí đổi tiếp nữa !.
Trả lờiXóaThực tế là Hà Nội đang giảm áp lực bằng các cầu vượt nhẹ. Điểm nổi bật của nó thì ai cũng đều nhìn nhận được. Nhưng làm theo kiểu vướng đâu cũng xây cầu vượt là không ổn. Điều này thì đã có bài phân tích rồi, tôi chỉ nhắc lại mà thôi. Đàn Xã Tắc, Đàn Xã Tắc cái tên thôi cũng nhắc nhở cho những ai có lương tri và hiểu biết phải trân trọng, mặc dù nó là di chỉ của thời Lý Thời Lê - đã bị triều Nguyễn cận đại bỏ quên. Phá đi thì dễ, của ông cha để lại còn chút cỏn con này thôi mà cũng không trân trọng thì còn gì để mà trân trọng nữa. Còn gì là hồn Việt. Cái đáng nói ở đây là việc nghiên cứu xây cầu vượt này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng chưa? Chưa, tôi có thể đoan chắc là chưa. Vậy thì tốt nhất là không xây dựng cầu vượt này.
Trả lờiXóaKhông ai chứng minh được đó là nền đàn Xã Tắc cả dù nó nằm trong vùng Xã Đàn. Di chỉ nằm gần cửa ô Chợ Dừa, con đường này có trước khi Pháp quy hoạch Hà Nội. Vậy, tai sao đó không phải là một điếm canh, một đồn trú, một trạm tuần kiểm (thuế vụ) trước khi vào thành Đại La mà lại cứ phải là đàn Xã Tắc? Đối diện với nó là Đình Đông, trạm nghỉ đầu tiên từ Hoàng thành ra (xưa đi kiệu hoặc đi bộ), cũng dễ là nơi vốn người ta vào làm thủ tục thuế. Như vậy, cồn đất có các di vật xây dựng này rất có thể là một công trình công vụ + quân sự bảo vệ ngay ngoài La thành.Hãy để cho nhiều giả thiết cùng tồn tại.
Trả lờiXóa- Tại sao không đào nhiều nơi phía nam cấm thành xưa để đối chứng trước khi khẳng định? Đào chữa cháy mỗi cái, hội thảo các ý kiến rất phân tán, vội vã kết luận và công nhận di tích ngay. Đó là bệnh thành tích và non kém về khoa học. Công nhận di sản ở ta đã thành một thứ bệnh từ lâu rồi, mở hồ sơ hơn 3000 di sản ra thì thấy Bộ Văn hóa làm ăn như thế nào.
- Nhỡ công nhận Di tích mất rồi, nay làm đường lại vướng. Đúng là "tay chọc con mắt". Dự án khảo cổ lịch sử chọc đúng dự án giao thông dân sinh. Đều là dự án cả mà. Giới sử học nước ta thoái hóa khủng khiếp. Đúng như cụ Hà Văn Tấn ví von trong bài "Lịch sử, sử học và sự thật" (1988): Ai ai đều đã bằng câu hết - Nước chăng còn có Sử Ngư(Nguyễn Trãi).
- Cứ thi công cầu đi, cách ranh giới 1m là được. Thấy cái gì thì khảo cổ tiếp cái đó.
Bác nói chuyện như mấy anh xe ôm. Đàn Xã Tắc có từ thời Lý Trần, vừa rồi đã khai quật nhưng sức không đủ (cả về kinh tế lẫn khoa học bảo tồn) nên lấp lại làm cái đảo giao thông ở trên. Vậy mà Bác lại bảo không ai chứng minh, Bác nói lấy được thật là y hệt mấy anh xe ôm.
XóaCứ cho là giới sử học thoái hóa đi, chắc cũng không bằng Bác đâu vì họ biết họ thoái hóa nên không dám khai quật Đàn Xã Tắc, để lại cho Hậu Nhân có đủ Nhân lực và tài lực làm, còn như Bác thì cần gì cứ làm tuốt, ngồi xổm lên cả "bàn thờ trời đất" để làm. Giới sử học, khảo cổ học đã rút kinh nghiệm vô cùng đau thương khi khai quật khu trung tâm Hoàng Thành - mặc dù những người có tâm có tầm đã can ngăn nhưng không được, để bây giời thành tro tàn hết.
Còn nữa Bác bảo cứ làm "thấy cái gì khảo cổ tiếp cái đó" thì quả là cách làm đẽo cày giữa đường vừa tốn tiền là cầu do dừng lại chờ khảo cổ, vừa thể hiện cái không khoa học trong khảo cổ học. Nói sơ cho biết là để khai quật một khu nào đó thì các nhà Khảo cổ học, sử học đã phải nghiên cứu trên các sách vở để khẳng định chắc chắn 100% khi khai quật là đúng chứ không phải khai quật bừa như bác nói đâu.
Cứ thi công cầu thì chỉ có thể là ngồi xổm lên tổ tiên vì mấy đồng tiền hoa hồng của dự án mà thôi!
Một cây cầu dài 300 mét giá hơn 300 tỷ !
Trả lờiXóaĐơn giá 1 tỷ/mét thì ai mà chẳng thích làm. Làm càng nhiều cầu càng tốt.
Thậm chí còn rất mong người dân kêu tắc đường để lãnh đạo thành phố dễ phê duyệt làm cầu vượt như hiện nay.
Trời, chỉ chết tiền dân thôi.
Hỏi: TẠI SAO KHÔNG ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VIỆC THI CÔNG CẦU VƯỢT MÀ LẠI TOÀN CHỈ ĐỊNH THẦU?
Cái gốc vấn đề là ở chỗ này phải không ạ?
Cầu cho trời tru đất diệt bọn "AN BE _THỪA"(Đống rác cũ -NCH)chà đạp đủ mọi thứ vì tiền !
Trả lờiXóaXã tắc thứ chi mà. Có xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc cũng là đạp Xã Tắc xuống hàng thứ hai mà thôi !
Trả lờiXóaCHÚNG NÓ ÂM MƯU TIÊU DIỆT HẾT NHỮNG NƠI ĐỊA LINH.NGUY HIỂM QUÁ!
Trả lờiXóaAnh xe ôm này nói rằng, khi khai quật chữa cháy cái gọi là "di tích đàn Xã tắc ", mấy bác khảo cổ mới hớt hải chạy vào cả nhà xe ôm mượn sách để đọc đấy. Từ thư quá khứ kể cả Hán Nôm và Quốc ngữ, kể cả kho Viễn Đông Bác cổ, kể cả BEFEO... nếu ai đã nói rõ về đàn Xã Tắc thời Lý Trần thì đâu đến nỗi hội thảo mỗi người một ý.Nếu từ thư trước đã nói thì cũng không đến lượt 2007 mới động thổ. Người ta làm từ thời thuộc Pháp rồi. Làm sao mà bác nói họ biết rõ 100% rồi mới đào. Còn rút kinh nghiệm từ vụ mộ Dương Lôi, từ vụ Hoàng Thành, anh xe ôm này mới khuyên cách lấp và cách ghi lên đá ở cái vườn hoa bùng binh ấy. Nhưng họ nghe có một nửa thôi bác à. Đa số phát hiện khảo cổ học trên thế giới bắt đầu từ ngẫu nhiên. Thế kỉ XIX là từ việc làm đường sắt xuyên các nước châu Âu. Còn chúng ta là do quá trình đào hầm, làm thủy lợi, làm đường, đào móng nhà...Thôi, tôi nói chuyện với bác thì cũng giống anh xe ôm nói cùng chị chè chén vậy. Không phải là đàn Xã Tắc lại nói chuyện ngồi xổm lên đầu tổ tiên. Không biết mấy cán bộ trong Thành đang ngồi xổm lên đầu ai khi đào xuống (chứ không phải bay lên) là gặp di tích.
Trả lờiXóa(!) Warning.
Trả lờiXóaÔng Kường Ngân trước cực vượng, giờ khuynh gia. Nhiều thê thiếp nhưng tuyệt tự. Sức khỏe còn nhưng lại "đi". Bỏ tiền ra làm đường làng, ko ai nhớ.
Về nguyên tắc của Đạo, thằng nào làm, thằng ấy chịu.
Bác nói rõ ý chứ? có phải ông chủ hiệu xe máy Kường Ngân ở giao lộ Kim Liên mới - Nguyễn Lương Bằng - Khâm Thiên không? Ý của bác là cửa hàng đó nằm trên nền Đàn Xã Tắc chứ gì?
XóaBạn muốn rõ ý. Hãy quan sát số phận của ô Thảo từ hnay.
XóaÂM MƯU CỦA HỌ LÀ TIÊU HỦY NHỮNG VÙNG ĐỊA LINH
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo anh minh của chủ tịch UBND thành phố, KTS Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội vừa duyệt đề án xây trung tâm thương mại cao 12 tầng bên Hồ Gươm, thì Hồ Gươm sẽ thành AO LÀNG và GIAO THÔNG SẼ TẮC ÁCH và lúc đó sẽ có CẦU VƯỢT trùm lên tháp Rùa lung linh.
Trả lờiXóaTôi chợt nghĩ đến hương hồn người bạn tôi: KTS Nhạc sĩ Hoàng Phúc Thắng với bài hát TRUYỀN THUYẾT HỒ GƯƠM "Truyện rằng nơi đây vua Lê đã trả lại gươm báu để dã từ chiến tranh...nơi đây ai qua sẽ bắt gặp những phút giây thần tiên ...."
Tất cả cũng chỉ vì các nhà bảo tồn không làm gì tiếp theo. Bảo tồn chỉ để bảo tồn chẳng có ý nghĩa gì. Phải biến khu vực này thành một địa chỉ du lịch và giáo dục truyền thống thì quan chức chẳng làm gì được nữa.
Trả lờiXóa